1.2. Vai trò, đặc điểm của báo chí trong phổ biến, giáo dục pháp
1.2.2. Ưu thế của báo chí trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân
- Báo chí có ưu thế nổi trội trong phổ biến, GDPL cho nông dân: Trong mỗi loại hình báo chí có rất nhiều cách thể hiện như: tin, bài, tọa đàm, diễn đàn, truyện ngắn, tiểu phẩm, phim truyền hình, phim tài liệu,… báo chí chuyển tải đến công chúng lượng tri thức phong phú đa dạng về pháp luật. Việc khai thác, sử dụng các hình thức văn hoá nghệ thuật để phổ biến, GDPL, làm cho các quy định của pháp luật đi vào lòng người và để lại ấn tượng một cách sâu sắc. Nhờ các loại hình nghệ thuật này, báo chí giúp cho công dân dễ hiểu, dễ nhớ các quy định pháp luật, thông qua đó hướng dẫn công dân cách ứng xử phù hợp với yêu cầu của pháp luật.
Đặc biệt với đối tượng là nông dân – kênh thông tin có ít nhiều hạn chế so với người dân thành thị; tính cộng đồng mạnh mẽ hơn thì báo chí càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thông qua các chương trình, kế hoạch, các đợt tổ chức tuyên truyền pháp luật hàng năm, tuyên truyền qua hệ thống báo chí, Đài phát thanh,
Truyền hình, các tạp chí, tập san về nông thôn, chính sách cấp báo tạp chí không thu tiền cho vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo… công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung và các chính sách về nông nghiệp, nông dân luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành trong hệ thống chính trị. Với hình thức phổ biến, GDPL với nội dung phong phú, đa dạng, bằng nhiều hoạt động tập trung hướng về cơ sở, đưa thông tin đến với nông dân thông qua nhiều hình thức như chương trình phát thanh tiếng dân tộc, các ấn phẩm, báo, tạp chí chuyên đề phản ánh về lĩnh vực công tác dân tộc miền núi, đưa các hoạt động trợ giúp pháp lý trực tiếp đến cơ sở phục vụ cho nhân dân, xây dựng các câu lạc bộ trợ giúp pháp luật, tổ chức tốt các hội nghị tuyên truyền pháp luật, các cơ quan báo chí đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân khu vực nông thôn, củng cố lòng tin của đồng bào các dân tộc vào Đảng, chính quyền, nâng cao ý thức chấp hành chính sách pháp luật.
Các ưu thế làm nổi bật vai trò của báo chí trong phổ biến, GDPL cho nông dân thể hiện qua các nội dung sau
1.2.2.1. Đối tượng rộng:Trong công tác phổ biến, GDPL, báo chí đóng vai trò
quan trọng, là phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật đến gần với nhân dân. So với các hình thức phổ biến, GDPL khác thì loại hình phổ biến, GDPL trên báo chí có lợi thế đông đảo bạn đọc, khán thính giả trong nước và ngoài nước. Trong mối quan hệ với dư luận xã hội, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng, đó là khơi nguồn, phản ánh, định hướng, điều hòa dư luận xã hội và giám sát xã hội. Từ một hiện tượng, một vụ việc đơn lẻ ở một địa chỉ cụ thể có thể sẽ bị sớm lu mờ nhưng khi nó được trình bày một cách công khai trên báo chí thì những thông tin về hiện tượng, sự kiện, vụ việc đó được xã hội hóa nhanh chóng trở thành sự kiện truyền thông và ngay lập tức thu hút sự quan tâm của cả xã hội. Sự kiện truyền thông đó sẽ tác động vào nhận thức, thái độ và hành vi của hàng triệu người, lay động, chi phối hàng triệu độc giả, khán, thính giả. Công khai thông tin tạo nên dư luận và áp lực xã hội chính là nguồn gốc sức mạnh xã hội của báo chí. Do vậy, sự kiện, vấn đề nào liên quan mật thiết đến lợi
ích công chúng và có lợi ích cho nhân dân, cho dân tộc, cho Đảng ta thì báo chí tích cực khơi nguồn để nó có thể nhanh chóng trở thành mối quan tâm của xã hội, thậm chí trở thành phong trào xã hội. Chẳng hạn như sự kiện cá chết hàng loạt ở tại 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa - Thiên Huế do Formosa gây ra từ tháng 4 năm 2016 đã thu hút sự quan tâm của người dân cả nước, đặc biệt là về nguyên nhân dẫn đến thảm họa cũng như câu chuyện minh bạch trong đầu tư tại Việt Nam; rồi tin tức về việc bồi thường thiệt hại từ sự cố môi trường biển cho người dân bị ảnh hưởng nặng nề về môi trường sống và ngư trường mưu sinh... thường xuyên được báo chí trong nước đang tải và cập nhật, được bạn bè khắp nơi ủng hộ, tham gia. Theo số liệu công bố trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam, đến ngày 17-8, gần 100% các hộ dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển đã nhận tiền đền bù với tổng số tiền lên đến hơn 6.000 tỷ đồng...
Dù khơi nguồn hay phản ánh thì báo chí đều chủ yếu nhằm vào việc định hướng dư luận xã hội, tức là hướng dẫn nhận thức cho công chúng, cho nhân dân. Định hướng không chỉ là yêu cầu của nhà báo, nhà truyền thông, mà còn là yêu cầu khách quan của công chúng cần thống nhất nhận thức, thái độ và hành vi, cần bình ổn đời sống tinh thần để khai thác, phát huy mọi nguồn lực vật chất xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống và chất lượng cuộc sống. Thực hiện tốt vai trò định hướng và điều hòa dư luận xã hội sẽ quyết định hiệu quả tác động của báo chí với xã hội. Cùng với dư luận xã hội và bằng dư luận xã hội, báo chí thực hiện chức năng giám sát xã hội. Nói báo chí tham gia giám sát xã hội, tức là giám sát bằng tai mắt của nhân dân. Trong vai trò giám sát và phản biện của mình, báo
chí không chỉ thông tin mà còn phải thể hiện chính kiến, quan điểm của mình đối
với các vấn đề của cuộc sống. Tại Đại hội Đảng XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức ghi nhận, yêu cầu nền báo chí cách mạng Việt Nam nhận thêm vai trò, nhiệm vụ phản biện xã hội. Trong Nghị quyết Đại hội, về phát triển hệ thống thông tin đại chúng, nêu rõ: “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước...” [25, tr.225].
Cho nên trong xã hội ta, báo chí vừa là cơ quan ngôn luận, là công cụ thể hiện quyền lực chính trị của Đảng và Nhà nước, vừa là diễn đàn dân chủ thể hiện quyền lực của nhân dân và là công cụ của nhân dân giám sát mọi tiến trình kinh tế - xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa các mối quan hệ. Ở đâu và khi nào tiến trình dân chủ được mở rộng, vai trò giám sát của báo chí được phát huy thì ở đó tiêu cực được đẩy lùi, ngăn chặn.
Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, GDPL cho nông dân, báo chí càng đóng vai trò quan trọng, giúp nông dân kịp thời tiếp thu, nắm bắt, tìm hiểu, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật. Bên cạnh đó, báo chí còn góp phần phản ảnh thực tiễn thi hành pháp luật và hướng dẫn dư luận xã hội ủng hộ, biểu dương gương nông thôn tiêu biểu trong chấp hành pháp luật; lên án, phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, củng cố niềm tin vào pháp luật, vào công lý trong giai cấp nông dân.
1.2.2.2. Hình thức phong phú, hấp dẫn: Báo chí có nhiều loại: báo in, báo
nói, báo hình, báo điện tử. Trong mỗi loại hình đó lại có rất nhiều cách thể hiện như: tin, bài, tọa đàm, diễn đàn, truyện ngắn, tiểu phẩm, phim truyền hình, phim tài liệu… Một trong những hình thức phổ biến, GDPL hiệu quả là tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật thông qua thi viết, sân khấu hóa, tiểu phẩm, hội thi, hội diễn... tuyên truyền trên báo chí, các trang thông tin điện tử. Các phương tiện thông tin đại chúng là kênh phổ biến, GDPL hiệu quả vì tính lan tỏa nhanh đến với cộng đồng. Ví dụ, một hội nghị tổ chức chỉ phổ biến, GDPL cho một số lượng người nhất định, tuy nhiên, qua tuyên truyền trên báo chí, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua hội thi, hội diễn... những người dân ở vùng sâu, vùng xa cũng đều nghe được, xem được, đọc được thông tin. Mặt khác, những nội dung phổ biến, GDPL chuyển tải thông qua các tiểu phẩm, sân khấu hóa sẽ uyển chuyển, gần gũi với cuộc sống thường ngày của người nông dân vừa để lại ấn tượng một cách sâu sắc lại dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đi vào cuộc sống hơn, giúp người nông dân cách ứng xử theo hiến pháp và pháp luật một cách đúng đắn.
dân nắm rõ các chủ trương, chính sách của Đảng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nắm bắt, tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để làm ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần cải thiện đời sống, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển bền vững. Báo chí còn phản ánh thực tế cuộc sống của người lao động tại địa phương, nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, những vấn đề tồn đọng chưa giải quyết,… giúp cho những người làm công tác quản lý, các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể nhìn nhận một cách thấu đáo về thực tế đời sống của người dân nông thôn, từ đó tham mưu cho Đảng ban hành những chủ trương, quyết định cụ thể, phù hợp với thực tế, giúp người nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, từng bước tham gia hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa của đất nước.
1.2.2.3. Tính nhanh chóng, kịp thời: Do đặc điểm thông tin báo chí là thông
tin thời sự. Báo chí nghĩa là thông tin, giải thích và giải đáp những sự kiện, vấn đề thời sự đã và đang diễn ra liên quan mật thiết đến cuộc sống thường nhật. Thời sự nghĩa là những việc vừa xảy ra, đang xảy ra, sẽ xảy ra; cũng có thể là xảy ra lâu rồi nhưng nay mới được phát hiện. Đó là những sự việc, sự kiện liên quan tới sự quan tâm của đông đảo công chúng. Tính thời sự, cập nhật của thông tin đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cả giới lãnh đạo và công chúng; nói cách khác, nó đáp ứng nhu cầu cấp thiết của mọi thành viên xã hội.
Dĩ nhiên, trong đời sống diễn ra muôn vàn sự kiện, thế thì đâu là sự kiện đời thường và đâu là sự kiện báo chí (truyền thông). Sự kiện báo chí chính là những vấn đề thời cuộc, thời sự tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và được đông đảo các tầng lớp xã hội quan tâm. Nó gây ra sự bức xúc xã hội với đòi hỏi cần được thông tin công khai, minh bạch, đầy đủ đáp ứng nhu của hiểu biết của mọi người. Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ, các loại hình báo chí đều có đặc tính là truyền tin nhanh, đặc biệt là báo điện tử. Chính vì vậy, việc tuyên truyền nói chung, phổ biến, GDPL trên báo chí nói riêng luôn được thực hiện nhanh chóng, kịp thời để đáp ứng nhu cầu được thông tin, tìm hiểu về pháp luật của người dân.
Theo ý kiến đánh giá của lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, thông tin báo chí có ưu điểm là nhanh nhạy, kịp thời vì cập nhật hằng ngày, hằng giờ, trong khi thông tin báo cáo từ cấp dưới, địa phương và doanh nghiệp thường có độ trễ nhất định. Bộ phận báo chí truyền thông của các cơ quan bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh thường xuyên nắm bắt, tổng hợp thông tin từ báo chí, phát hiện những vấn đề, sự việc nổi cộm liên quan đến lĩnh vực, địa bàn của mình, báo cáo, kiến nghị lãnh đạo để kịp thời chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, địa phương liên quan kiểm tra xác minh thông tin, sự việc mà báo chí phản ánh và có biện pháp xử lý, giải quyết thỏa đáng.
Chỉ tính những tháng đầu năm 2017, hàng loạt vụ việc được báo chí phản ánh như: thu phí BOT trên các tuyến đường quốc lộ, trên cầu Việt Trì, cầu Bến Thủy; vụ cả nhà làm quan ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội, 44/48 người là cán bộ lãnh đạo quản lý ở Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương, vụ cán bộ trẻ Quỳnh Anh ở Sở Xây dựng Thanh Hóa được đề bạt, bổ nhiệm nhanh đến mức đáng ngờ vào các chức vụ lãnh đạo chủ chốt, vụ “cát tặc” đe dọa lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh... đã nhanh chóng được các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc điều tra và giải quyết thỏa đáng, được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ.
Báo chí không chỉ phản ánh một chiều, mà còn tích cực tham gia phản biện những chủ trương, chính sách, kế hoạch hoạt động của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Nội dung thông tin báo chí phản ánh hoạt động của các tổ chức, cơ quan thuộc hệ thống chính trị, những vấn đề mà các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết ngày càng phong phú, đa dạng. Những vấn đề được coi là “nhạy cảm” phải né tránh ngày càng giảm.
Nhiều phóng sự, chương trình, bài báo đã gây tiếng vang dư luận và khởi đầu cho cuộc điều tra của các cơ quan chức năng, nhiều việc làm sai trái của cán bộ lãnh đạo, quản lý bị phanh phui, những hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức công vụ bị lên án. Kết quả là không ít cơ quan do để xảy ra những hiện tượng tiêu cực nên ngại tiếp xúc với báo chí. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan thường xuyên phối hợp hoạt động với báo chí, kịp thời trao đổi thông tin, đảm bảo thông tin khách quan, trung thực,
kịp thời. Nhờ đó, người dân hiểu rõ hơn và cảm thông, chia sẻ với những khó khăn, vất vả của các cơ quan Nhà nước.
1.2.2.4. Tính rộng khắp: Với diện phủ sóng rộng (đài phát thanh, đài truyền
hình), số lượng phát hành lớn (báo in), với sự kết nối mạng internet toàn cầu, việc thông tin của báo chí nói chung và việc tuyên truyền pháp luật trên báo chí nói riêng được thực hiện trên diện rộng, về đặc tính này không có loại hình nào có thể ưu việt hơn báo chí.
Phương thức đưa tin của báo chí cũng rất phong phú, từ các hình thức báo chí truyền thống cho đến thông tin điện tử hiện đại phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi về thông tin ngày càng cao của công chúng. Với hơn 90 triệu dân, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường công chúng báo chí lớn, hấp dẫn và nhiều tiềm năng.
Cùng với sự bùng nổ thông tin mang tính chất quốc tế, với số lượng lớn các tờ báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, cổng thông tin điện tử, chưa bao giờ Việt Nam lại có sự đa dạng, phong phú về loại hình, số lượng báo chí như hiện nay. Trên bất kỳ lĩnh vực nào, các nhà lãnh đạo, quản lý cũng có thể tìm thấy những thông tin từ báo chí, thậm chí có nhiều tạp chí chuyên khảo về một lĩnh vực, vấn đề nào đó. Đây là nguồn thông tin quan trọng, rất hữu ích trong xây dựng và phân tích chính sách.
Các sự kiện, vấn đề của cuộc sống được phản ánh trên báo chí góp phần định hướng dư luận xã hội, hướng dẫn nhận thức của quần chúng. Càng gắn chặt với dư luận xã hội, phản ánh đầy đủ diện mạo dư luận xã hội thì báo chí càng sinh động, hấp dẫn. Đồng thời báo chí là những kênh truyền dẫn, những kênh phát tán, là phương tiện thể hiện sức mạnh chủ yếu và thường xuyên của dư luận xã hội. Nghị