1.3. Các yêu cầu và điều kiện bảo đảm vai trò của báo chí trong
1.3.2. Điều kiện bảo đảm vai trò của báo chí trong phổ biến, giáo dục
luật cho nông dân
1.3.2.1. Điều kiện về sự định hướng trong thực hiện công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật cho nông dân: Có thể nói, khi thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào, hay
tiến hành một hoạt động nào cũng cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo. Sự lãnh đạo, chỉ đạo có thể định hướng, có thể là sự chỉ đạo trực tiếp trong việc phân công, giao trách nhiệm hoặc thông qua việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát... Nhưng dù thể hiện ở bất kỳ hình thức nào thì công tác định hướng cũng đặc biệt quan trọng, nó quyết định sự thành công của công việc. Trong hoạt động phổ biến, GDPL cũng vậy, thực tiễn cho thấy ở nơi nào có sự định hướng sát sao, sự quan tâm đúng mức sẽ mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09-12-2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, GDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Xác định: “Các cấp ủy Đảng có trách nhiệm lãnh đạo chính quyền các cấp tổ chức thực hiện công tác phổ biến, GDPL...” [1].
đạo của các cấp ủy thì việc định hướng tuyên truyền của các cơ quan báo chí lại càng quan trọng. Vì vậy, các cơ quan báo chí phải nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác phổ biến, GDPL cho nhân dân nói chung, cho nông dân nói riêng, coi việc thực hiện nhiệm vụ phổ biến, GDPL là việc làm thường xuyên, liên tục của mình.
Khi thực hiện chương trình tuyên tuyền về pháp luật, các cơ quan báo chí cần phải xác định mục đích của việc thông tin là để phổ biến, giải thích pháp luật, để lên án, phê phán, đấu tranh với những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, tội phạm, hay để cổ vũ, biểu dương người tốt, việc tốt trong thực tiễn thi hành pháp luật… Qua đó, cơ quan báo chí có thể định hướng đúng đắn dư luận.
1.3.2.2. Điều kiện về năng lực của cơ quan báo chí: Các phóng viên là những
người có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển tải những nội dung, những quy định của pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân, góp phần đưa pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống. Chính vì vậy, phổ biến, GDPL không thể tiến hành được nếu thiếu người cầm bút. Do đó, phóng viên là một trong những điều kiện cần để bảo đảm cho công tác phổ biến, GDPL cho nông dân đạt hiệu quả cao.
Trong luận văn này, các chủ thể tuyên truyền pháp luật được đề cập đến là các phóng viên, người làm công tác truyền thông, đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nông dân. Để phổ biến, GDPL cho nông dân đạt hiệu quả thì người cầm bút cần phải có trình độ pháp lý nhất định; phải biết được đối tượng phổ biến, GDPL là ai, họ cần những lĩnh vực pháp luật nào. Biết chia sẻ, lắng nghe sự phản hồi của đối tượng giáo dục. Tích cực, chủ động nghiên cứu tích lũy tư liệu, kiến thức pháp lý về pháp luật hiện hành, về chủ trương, đường lối của Đảng, kiến thức về chuyên ngành, kiến thức xã hội và những kinh nghiệm thực tiễn ở trong và ngoài nước. Ngoài ra người viết cũng cần phải có sự hiểu biết về phong tục, tập quán nơi viết bài phổ biến, GDPL. Bên cạnh đó, người làm báo cũng cần phải gương mẫu, không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức, tự học, tự rèn luyện để có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.3.2.3. Điều kiện về cơ chế phối hợp trong phổ biến, giáo dục pháp luật:
Công tác phổ biến, phổ biến, GDPL cho nhân dân có một vị trí hết sức quan trọng, nó không chỉ giúp họ hiểu biết pháp luật, đấu tranh chống lại mọi hành vi vi phạm pháp luật, mà còn tạo điều kiện để mọi người dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, góp phần xây dựng một xã hội dân sự. Công tác này lại càng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt với nông dân, bởi vì trong giai đoạn hiện nay, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Việc phổ biến, GDPL cho nông dân không chỉ giúp cho nông dân nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật mà nó còn góp phần đẩy mạnh việc thực hiện dân chủ hóa ở nông thôn; xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chính vì vậy, phổ biến, GDPL cho nhân dân nói chung, cho nông dân nói riêng không phải là trách nhiệm của các cơ quan báo chí mà là trách nhiệm chung của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội. Đảng đoàn MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội lãnh đạo đoàn thể, tổ chức của mình chủ động và tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí thực hiện phổ biến, GDPL cho các đoàn viên, hội viên.
Để tạo sức mạnh tổng hợp và có hiệu quả trong công tác phổ biến, GDPL cho nông dân cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan báo chí với các ngành, đoàn thể. Như vậy, thực hiện tốt cơ chế phối hợp trong công tác phổ biến, GDPL cho nông dân chính là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho công tác này đạt được hiệu quả thiết thực.
1.3.2.4. Điều kiện về kinh phí và trang thiết bị: Kinh phí và trang thiết bị là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến công tác phổ biến, GDPL nói chung, phổ biến,
Xuất phát từ thực tế trong thời gian qua, do khó khăn về kinh phí nên công tác phổ biến, GDPL cho nông dân còn gặp không ít khó khăn, hạn chế. Các trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền như máy tăng âm, loa đài, băng đĩa còn thiếu về số lượng, chất lượng lại chưa đảm bảo; việc biên soạn, xây dựng chương trình tuyên truyền trên các kênh truyền hình, qua các chuyên mục ở báo viết, báo điện tử... nhìn chung, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác phổ biến, GDPL... Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, GDPL cho nhân dân nói chung, nông dân nói riêng thì việc đầu tư nguồn kinh phí tương xứng với nhiệm vụ đặt ra là hết sức cần thiết.
Kết luận chương 1
Trên đây là những vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm, vai trò, chức năng, đặc điểm cũng như các phương pháp, kỹ năng và các yêu cầu và điều kiện bảo đảm vai trò của báo chí trong phổ biến, GDPL cho nông dân. Từ những phân tích nêu trên có thể rút ra một số nhận định cơ bản sau:
- Báo chí có ưu thế nổi trội trong việc chuyển tải pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có nông dân. Với việc khai thác, sử dụng đa dạng các hình thức phổ biến, GDPL báo chí đã giúp cho nông dân dễ hiểu, dễ nhớ các quy định pháp luật, giúp họ dễ dàng tiếp thu, nắm bắt, tìm hiểu và nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật đúng đắn, thói quen hành động phù hợp với các quy định của pháp luật của người nông dân. Từ đó tạo ra một trật tự xã hội "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật", không ngừng tăng cường pháp chế XHCN cho vùng dân cư nông thôn.
- Phổ biến, GDPL là quá trình nhằm cung cấp cho nông dân những thông tin về hoạt động tư pháp, hành pháp và lập pháp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các quy định pháp luật, giúp cho nông dân có cơ sở pháp lý để giám sát hoạt động của cán bộ làm công tác tư pháp, hành pháp và lập pháp, vì vậy để đạt được mục đích đó thì các cơ quan báo chí phải tìm hiểu, nghiên cứu để áp dụng hình thức và phương pháp phổ biến, GDPL phù hợp với người nông dân theo phương châm dễ nhớ, dễ hiểu, tránh lấy tư duy vòng vo trừu tượng.
- Khi phổ biến, GDPL cho nông dân các cơ quan báo chí phải lựa chọn nội dung pháp luật nào phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở từng vùng, miền, ưu tiên cho việc tuyên truyền phổ biến, GDPL đối với những lĩnh vực nào mang tính chất cấp bách, thời sự liên quan đến đời sống hàng ngày của nông dân. Mặt khác, những thông tin mà báo chí cung cấp cũng giúp cho các cơ quan có thẩm quyền có sự điều chỉnh hoạt động tư pháp, hành pháp và lập pháp cho phù hợp với thực tiễn, bảo đảm cho hoạt động này ngày càng hiệu quả hơn. Những nội dung cơ bản được phân tích ở chương 1 sẽ là cơ sở, là sợi chỉ xuyên suốt cho việc phân tích đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện vai trò của báo chí trong công tác phổ biến, GDPL cho nông dân được trình bày ở những chương tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG VAI TRÕ CỦA BÁO CHÍ TRONG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NÔNG DÂN TỈNH THANH HÓA
2.1. Bối cảnh chung của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân tỉnh thanh hóa qua báo chí
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên: Tỉnh Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có
diện tích tự nhiên 11.134,73 km2. Thanh Hóa nằm ở 19o18 - 20o00 vĩ độ bắc, 104o 22 - 106o 04 kinh độ đông, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 153 km về phía Nam theo Quốc lộ 1A. Phía Đông giáp Vịnh Bắc bộ; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - Nước CHDCND Lào; phía Bắc giáp 3 tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình. Địa hình của tỉnh Thanh Hóa nghiêng dốc và kéo dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam; đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh. Nhiều nhà nghiên cứu và khoa học cho rằng, Thanh Hóa là "Việt Nam thu nhỏ", bởi vì Thanh Hóa có đủ các dạng địa hình, từ núi tương đối cao đến đồi núi trung du, đồng bằng cao thấp bậc thang, đồng bằng, ven biển...
Thanh Hóa nằm ở trung tâm kết nối các khu vực Bắc Trung Bộ, cửa ngõ thông thương ra biển gần nhất của khu vực phía Tây Tây Bắc Việt Nam và Đông Bắc Lào. Đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Hà Nội - TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài, vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc bộ và nhiều tuyến trục giao thông quốc gia chiều Bắc - Nam (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, đường Hồ Chí Minh, tuyến Đường sắt Bắc - Nam), chiều Đông - Tây (Quốc lộ 47, Quốc lộ 45, Quốc lộ 217, Quốc lộ 15A,...); có Cảng nước sâu Nghi Sơn và Cảng hàng không Thọ Xuân. Là một tỉnh có địa bàn rộng, gồm 27 huyện, thị xã, thành phố với 635 xã, phường, thị trấn. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu Kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch... nên Thanh Hóa có nhiều điều kiện để phát triển. Thanh Hóa có các cửa khẩu Na Mèo, Tén Tằn... Trong bối cảnh phát triển, hội nhập của đất nước và khu vực hiện nay, Thanh Hóa
có vị trí địa kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh trọng yếu; lợi thế giao lưu kinh tế, thương mại với nhiều vùng, miền trong cả nước và quốc tế [12, tr.35].
Tài nguyên thiên nhiên: Rừng và nghề rừng vốn là thế mạnh của tỉnh Thanh
Hóa, toàn tỉnh có hơn 710.000 ha rừng và đất rừng, chiếm 63% tổng diện tích tự nhiên; về khoáng sản Thanh Hóa rất đa dạng có 42 loại, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước như: đá vôi xi măng, đá ốp lát, sét làm xi măng, gạch ngói, crôm, sécpentin, đôlômít...
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: Thanh Hóa là tỉnh đất rộng , người đông, với tổng dân số 3.491.079 người (theo kết quả điều tra dân số nhà ở giữa kỳ thời điểm 1-4-2014), có 7 dân tô ̣c sinh sống, là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; công nghiệp chưa phát triển, dịch vụ và giao lưu hàng hoá chậm phát triển. Phần lớn dân cư sống ở vùng nông thôn và sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Với địa thế bao gồm cả miền núi, miền biển, đồng bằng, Thanh Hóa có lợi thế phát triển kinh tế vùng và lĩnh vực.
Trong những năm qua kinh tế Thanh Hóa không ngừng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ổn định, mức sống tăng lên và từng bước được cải thiện. Trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 11,4%/năm, tăng nhanh so với mức tăng trung bình cả nước và đạt ở mức cao nhất so với giai đoạn trước đây. GDP năm 2016 theo giá so sánh năm 2010 ước tăng 9,05% so với cùng kỳ (năm 2015 tăng 8,39% so với cùng kỳ); trong đó: ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,52%; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 11,96%; các ngành dịch vụ tăng 8,83%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 9,16%. Trong 9,05% tăng trưởng của năm 2016, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,45 điểm %; ngành công nghiệp, xây dựng đóng góp 5,11 điểm %; các ngành dịch vụ đóng góp 3,05 điểm %; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp đóng góp 0,44 điểm %.
Tỷ trọng các ngành trong GRDP năm 2016: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 16,6%, giảm 1,2%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 40,5%, tăng 1,2%; các ngành dịch vụ chiếm 38,5%, bằng năm 2015; thuế nhập khẩu, thuế sản
phẩm trừ trợ cấp chiếm 4,4%, bằng năm 2015. GRDP bình quân đầu người năm 2016 theo giá hiện hành ước đạt 34,2 triệu đồng, theo USD đạt 1.544 USD.
Thanh Hóa có nhiều ưu thế phát triển công nghiệp và du lịch; Thanh Hóa có 4 vùng kinh tế động lực đó là: Nghi Sơn, Thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn, Bỉm Sơn và Lam Sơn, trong đó Nghi Sơn là vùng kinh tế trọng điểm. Tất cả các khu công nghiệp trên đều là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực.
Trong sản xuất nông nghiệp, người dân đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện ở mỗi vùng, thay đổi mùa vụ để tránh thiên tai và thiệt hại mùa màng. Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, người dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng lợi thế của từng vùng, từng loại giống cây trồng, vật nuôi để phát triển sản xuất hàng hóa.
Lĩnh vực thương mại du lịch và dịch vụ đã được mở rộng và đạt tốc độ tăng trưởng khá; đáng chú ý trong ngành du lịch có lợi thế thiên nhiên ban tă ̣ng là bãi biển Sầm Sơn một trong những bãi biển tắm mát lý tưởng trong nước thu hút du khách đến nghỉ mát, tắm biển năm sau cao hơn năm trước, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng GDP của tỉnh. Khu du li ̣ch suối cá Cẩm Lương - Cẩm Thủy, Khu di tích Lam Kinh được đầu tư xây dựng và tôn tạo ; di tích Thành Nhà Hồ được công nhâ ̣n di sản văn hóa thế giới đang mở ra triển vo ̣ng của ngành du li ̣ch Thanh Hóa.
Kết cấu hạ tầng ngày càng được cải thiện ; hệ thống giao thông được xây