1.3. Vi phạm phápluật về giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp
1.3.1. Vi phạm về chủ thể giao kết hợp đồng lao động
a, Đối với người lao động
Bộ luật Lao động 2012 qui định “người lao động là người đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý điều hành của người sử dụng lao động” (khoản 1 Điều 3).
Như vậy, người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động phải có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Người lao động phải đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động.Ở Việt Nam căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội vào tâm sinh lý của con người mà pháp luật quy định năng lực pháp luật khi họ từ đủ 15 tuổi trở lên.[23] “Lao động là quyền và nghĩa vụ của
công dân, nhưng phải đến đủ 15 tuổi thì cái quyền lao động ấy mới có khả năng thực hiện” [26,]. Người lao động trong nhiều trường hợp thuộc đối tượng có hành vi lao động không đầy đủ như người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi, người lao động cũng được quyền trực tiếp giao kết hợp đồng lao động nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc của người giám hộ, người đỡ đầu hợp pháp. Đối với trường hợp người lao động là người dưới 15 tuổi, thì chủ thể giao kết hợp đồng lại là cha mẹ hoặc người giám hộ nhưng phải có sự đồng ý của người lao động. Ngoài ra, người lao động còn phải tự nguyện làm việc và công việc mà người lao động giao kết trong hợp đồng phải phù hợp với sức khỏe và năng lực trình độ chuyên môn của họ.
b, Đối với người sử dụng lao động
Theo khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động 2012 “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Bên cạnh đó, tại khoản 1, Điều 3 Nghị định
05/2015 về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của
Bộ luật Lao động” cũng chỉ rõ những đối tượng giao kết hợp đồng lao động
bên phía người sử dụng lao động.Trên thực tế, người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm, tìm kiếm lợi nhuận đảm bảo hoạt động kinh doanh và trả công cho người lao động cũng như đảm bảo điều kiện lao động cho người lao động. Chính vì thế, bên cạnh quan hệ lao động, người sử dụng lao động phải tham gia vào nhiều quan hệ pháp lý khác như quan hệ dân sự, kinh tế…. Với vai trò như vậy, người sử dụng lao động phải từ 18 tuổi trở lên vì khi đó họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và quyền sở hữu tài sản của mình để tự có thể xác lập các mối quan hệ liên quan đến tài sản. Đối với người lao động, trong điều kiện thoả thuận nhất định về công việc phải làm và một số điều kiện làm
việc, họ chỉ cần đáp ứng và hoàn thành công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
Chỉ khi người lao động giao kết hợp đồng lao động với một trong các đối tượng trên thì hợp đồng lao động mới có hiệu lực, trường hợp các bên giao kết hợp đồng với một bên mà không phải các đối tượng kể trên thì hợp đồng lao động sẽ vô hiệu.
Trường hợp người sử dụng lao động là những người đứng đầu cơ quan, đơn vị; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; chủ hộ gia đình không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp không được sự uỷ quyền bằng văn bản mà các chủ thể khác tiến hành giao kết hợp đồng lao động thì hợp đồng đó bị coi là vi phạm về chủ thể giao kết hợp đồng lao động.