Hợp đồng lao động vô hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 41)

1.4. Hậu quả pháp lý của việc vi phạm giao kết hợp đồng lao động

1.4.1. Hợp đồng lao động vô hiệu

Việc vi phạm các quy định của pháp luật khi giao kết hợp đồng lao động có thể dẫn tới hợp đồng lao động đó bị vô hiệu. Khái niệm về hợp đồng lao động vô hiệu chưa được định nghĩa rõ ràng và cụ thể trong các văn bản pháp luật lao động. Trong khoa học pháp lý khái niệm hợp đồng lao động vô hiệu được dùng để chỉ tình trạng một hợp đồng trái với ý chí của các bên hoặc trái với điều kiện có hiệu lực của pháp luật hoặc không có hiệu lực ràng buộc các bên. Khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu có nghĩa phần bị tuyên vô hiệu đó không được pháp luật thừa nhận kể từ khi ký kết. Theo tác giả Phạm Công

Bảy “hợp đồng lao động vô hiệu là hợp đồng lao động vi phạm các quy định

của pháp luật về hợp đồng lao động hoặc có nội dung trái với các thỏa ước đang áp dụng trong doanh nghiệp”[20], nói cách khác “việc giao kết hợp đồng lao động mà vi phạm các quy định của BLLĐ là trái pháp luật và bị coi là vô hiệu” [20]

Trong chuyên đề bàn về hiệu lực của hợp đồng lao động và việc xử lý hợp đồng vô hiệu, tác giả Phạm Thị Chính đưa ra các yêu cầu để xác định một hợp đồng lao động có hiệu lực và từ đó xác định hợp đồng lao động vô hiệu là hợp đồng không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu có hiệu lực của hợp đồng.[21] Các yêu cầu bảo đảm hiệu lực của hợp đồng lao động gồm: Yêu cầu về nguyên tắc giao kết, nội dung chủ yếu của hợp đồng, các hành vi pháp luật cấm, yêu cầu về chủ thể (độ tuổi của người sử dụng lao động, người lao động, thẩm quyền giao kết hợp đồng), yêu cầu về hình thức của hợp đồng, yêu cầu

về cấp phép đối với người lao động nước ngoài. Quan điểm trên cũng giống

với quan điểm của tác giả Lê Thị Hoài Thu cho rằng: “hợp đồng lao động vô

hiệu là hợp đồngkhông đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của pháp luật. Do vậy nếu hợp đồng lao động vi phạm một trong các điều kiện về chủ thể, nguyên tắc giao kết hoặc có nội dung trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể thì hợp đồng đó vô hiệu”[22]

Hiện nay, để hiểu thế nào là hợp đồng lao động vô hiệu, xác định hợp đồng lao động vô hiệu ra sao, Bộ luật Lao động 2012 chỉ đưa ra khái niệm về hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ và từng phần rất chung chung, trong khi đó không có văn bản hướng dẫn cụ thể. Điều này gây khó khăn cho không chỉ cơ quan hành pháp và tư pháp mà còn các bên trong quan hệ lao động. Việc xác định một hợp đồng lao động vô hiệu không rõ ràng gây ảnh hưởng đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu đúng đắn.

Có thể dựa trên căn cứ vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động mà có thể phân chia thành các loại hợp đồng vô hiệu như sau:

Thứ nhất, dựa vào mức độ vô hiệu có hai loại là hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ và hợp đồng lao động vô hiệu từng phần. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ là khi các yêu cầu của pháp luật không được tuân thủ, làm ảnh hưởng đến toàn bộ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể hoặc ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội hội tới mức không thể để hợp đồng đó phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa hai bên. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần được hiểu là hợp đồng có một hoặc một số nội dung bị coi là trái pháp luật nhưng phần vi phạm này không ảnh hưởng đến những phần còn lại trong hợp đồng hay các nội dung khác đúng pháp luật vẫn có giá trị thực hiện. Điều này có nghĩa phần thỏa thuận đúng pháp luật vẫn phát sinh hiệu lực, phần vô

hiệu không có giá trị ràng buộc hai bên và nó có thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi cho đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, dựa trên nguyên nhân của hợp đồng lao động vô hiệu có thể phân thành các loại hợp đồng lao động vô hiệu sau:

- Hợp đồng lao động vô hiệu do vi phạm điều kiện chủ thể: Là loại hợp đồng lao động được giao kết khi các bên không có hoặc không đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hay nói cách khác chính là năng lực ký kết của hai bên gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi lao động

- Hợp đồng lao động vô hiệu có nội dung, mục đích trái pháp luật;

- Hợp đồng lao động vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức, thời hạn;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)