Giai đoạn thi hành Bộ luật hình sự năm 1985

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 49 - 51)

Chƣơng 2 CÁC QUY PHẠM VỀ XÓA ÁNTÍCH ĐỐI VỚI

2.1. Khái quát lịch sử luật hình sự quyđịnh về xóa ántích đối với ngƣời dƣớ

2.1.2. Giai đoạn thi hành Bộ luật hình sự năm 1985

BLHS 1985 ra đời trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước tình hình đó, đòi hỏi chúng ta phải có một BLHShoàn chỉnh để đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mới:

"Đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã

hội chủ nghĩa" (Lời nói đầu, BLHS 1985). Những vấn đề liên quan đến án

tích và xóa án được pháp điển hóa lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam tại BLHS 1985 từ Điều 52 đến Điều 56 và Điều 67. Để cụ thể hóa và thống nhất trong việc áp dụng các quy định về án tích và xóa án trong thực tiễn. Theo đó các cơ quan Nhà nước ở Trung ương cũng đã ban hành các văn bản dưới dạng Thông tư liên tịch, Nghị quyết để từng bước hướng dẫn áp dụng trong thực tế, như: Thông tư số 02 ngày 01/8/1986 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ nội vụ về việc hướng dẫn thi hành chế định xóa án trong BLHS; Hướng dẫn bổ sung thay thế bằng Thông tư số 03 ngày 15/7/1979; Công văn số 140/NCPL/1990 của Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn về việc xóa án đối với người được hưởng án treo; Công văn số 02/NCPL ngày 28/4/1989 của Tòa án nhân dân tối cao quy định về Lệ phí xóa án...

Như vậy, BLHS 1985 là lần đầu tiên pháp điển hóa có quy định về xóa án, những vấn đề liên quan về xóa án cũng đã được quy định và hướng dẫn cụ thể, chi tiết thi hành chế định này. Mục đích của chế định xóa án là nhằm răn đe, giáo dục người phạm tội nếu tiếp tục phạm tội mới sẽ phải gánh chịu

những hậu quả pháp lý bất lợi của pháp luật hình sự đó là án tích, nhưng bên cạnh đó chế định xóa án còn mang tính nhân văn, nhân đạo cao cả đó là xóa án là xóa bỏ đi hậu quả pháp lý bất lợi, xóa bỏ quá khứ đã từng bị kết án, giúp người được xóa án tích xóa đi những mặc cảm cuộc sống. Qua đó khích lệ, động viên họ trở về với cuộc sống hòa nhập cộng đồng, chấp hành tốt pháp luật và tin tưởng vào chính sách công bằng xã hội và tương lai tốt đẹp của việc chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước ta. Điều 52 BLHS 1985 quy định: “Người bị kết án được xoá án theo quy định ở các Điều từ 53 đến 56. Người được xoá án coi như chưa can án và được cấp giấy chứng nhận”.

Chính sách hình sự xuyên suốt của Nhà nước ta là chính sách nhân đạo, nhất là đối với người dưới 18 tuổi, bên cạnh mục đích trừng trị, chúng ta còn nêu cao mục đích động viên, giáo dục, cảm hóa người phạm tội trở thành người có ích đối với xã hội. Xuất phát sự phát triển nhân cách, tâm sinh lý của con người, BLHS 1985 quy định thành một chương riêng để điều chỉnh những hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi.

Thực tiễn của công tác xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự nói chung, cũng như quy định về các nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi nói riêng, từ khi Cách mạng tháng Tám thành công cho đến trước khi ban hành BLHS 1985, cho thấy: Các văn bản pháp luật hình sự do chính quyền cách mạng ban hành trước đó thường chỉ là những văn bản riêng lẻ, quy định một nhóm tội hoặc trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự ở nước ta, các quy định về xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định thành một chương hoàn chỉnh (chương VII), trong đó đã quy định khá đầy đủ các vấn đề liên quan đến các nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội. Từ quy định chung đó, vấn đề xóa án đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cũng được quy định ở một điều luật riêng biệt, Điều 60 BLHS 1985 quy định:

“1- Người chưa thành niên phạm tội được áp dụng những biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa quy định ở khoản 1 Điều 60 thì không bị coi là có án.

2- Thời hạn để xoá án đối với người chưa thành niên là một nửa thời hạn quy định ở các Điều từ 53 đến 55.”

Theo quy định trên thì người dưới 18 tuổi phạm tội khi bị Tòa án quyết định áp dụng các biện pháp tư pháp có tính chất phòng ngừa như: Buộc phải chịu thử thách, đưa vào trường giáo dưỡng sẽ được coi như chưa có án. Điều này là phù hợp bởi án tích chỉ tồn tại khi một người bị áp dụng hình phạt. Do vậy, vấn đề xóa án trong trường hợp này không cần phải đặt ra. Quy định này có ý nghĩa rất lớn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Vì khi người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu được áp dụng các biện pháp tư pháp, khi hết thời gian thử thách hoặc đã hoàn thành thời gian học tập, rèn luyện trong trường giáo dưỡng, họ đương nhiên sẽ trở thành một người công dân bình thường của xã hội, họ lại tái hòa nhập cộng đồng mà không phải bị mang mặc cảm bản thân là người đã phạm tội và bị Tòa án kết án. Sự nhân đạo, khoan hồng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội còn được thể hiện ở thời gian thử thách mà họ phải gánh chịu khi đã bị kết án. Đó là, họ chỉ phải chịu thời gian thử thách bằng một nửa thời hạn quy định đối với người từ đủ 18 tuổi phạm tội. Điều đặc biệt thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta liên quan đến án tích là theo Điều 59 BLHS 1985 thì người từ đủ 14 đến 16 tuổi phạm tội, chưa được xóa án mà lại phạm tội mới thì việc phạm tội trước đó không được tính để xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)