Đƣơng nhiên đƣợc xóa ántích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 60 - 69)

Chƣơng 2 CÁC QUY PHẠM VỀ XÓA ÁNTÍCH ĐỐI VỚI

2.2. Quyđịnh của Bộ luật hình sự năm 2015 về xóa ántích đối với ngƣời dƣớ

2.2.2. Đƣơng nhiên đƣợc xóa ántích

Mặc dù BLHS chưa đưa ra khái niệm pháp lý thế nào là đương nhiên xóa án tích, nhưng thông qua các quy định của pháp luật về xóa án tích và các quan niệm phổ biến thì đương nhiên xóa án tích được hiểu là trường hợp người đã từng bị kết án sau khi chấp hành xong bản án họ không phạm tội mới trong thời gian thử thách thì đương nhiên được xóa án tích mà không cần Tòa án xem xét và ra quyết định xóa án tích.

Về đối tượng áp dụng hình thức đương nhiên xóa án tích:

Điều 70 BLHS 2015 quy định như sau:“Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này”.

Đó là quy định về đương nhiên xóa án tích đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên, còn đối với người dưới 18 tuổi không thuộc trường hợp được coi là không có án tích thì dù có phạm các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của BLHS chỉ cần là “người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về

tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Theo khoản 1 Điều 91 BLHS 2015 thì nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là để bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Do vậy BLHS 2015 quy định hình thức đương nhiên xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi là phù hợp với chính sách hình sự của Nhà nước ta.

Về thời điểm tính xóa án tích:

Trước đây quy định về thời điểm tính xóa án tích dẫn chiếu sang khoản 2 Điều 64 BLHS năm 1999 quy định “Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp

hành xong bản ánhoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không

phạm tội mới trong thời hạn…”. Từ khi chấp hành xong bản án là chấp hành

xong tất cả hình phạt chính, hình phạt bổ sung, trách nhiệm dân sự, án phí và các quyết định khác của bản án. Tuy nhiên, BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung quy định về thời điểm để tính xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi rất rõ ràng là

“kể từ khi người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, hết thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực

hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn...”. So với BLHS số 100/2015/QH

thì BLHS hiện nay quy định đầy đủ hơn khi đã bổ sung thêm trường hợp hết thời gian thử thách án treo để tính thời điểm đương nhiên xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi.

Theo khoản 6 Điều 91 BLHS về nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi thì

“không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”, do

đó người bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu từ ngày chấp hành xong hình phạt chính, hết thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành

bản án mà họ không phạm tội trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều 107 BLHS năm 2015. Thời hạn này không tính đến hình phạt bổ sung và các nghĩa vụ dân sự khác như đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên.

* Hình phạt chính là hình phạt chính thức và được ghi nhận trong bản án có hiệu lực của Tòa án có thẩm quyền tuyên. Hình phạt chính đối với người dưới 18 tuổi bao gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn (Điều 98 BLHS):

+ Cảnh cáo được áp dụng cho các trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự (Điều 34 BLHS).

+ Phạt tiền được áp dụng nếu người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thu nhập hoặc tài sản riêng (Điều 99 BLHS). Tuy nhiên, mức phạt tiền áp dụng trong trường hợp này không được quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định. Quy định này nhằm hạn chế việc áp dụng hình phạt tù đối với người dưới 18 tuổi đồng thời việc áp dụng phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp này vẫn đảm bảo đạt được mục đích của hình phạt.

+ Cải tạo không giam giữ được áp dụng cho người dưới 18 tuổi phạm tội không được quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định. Do người dưới 18 tuổi hầu như chưa có thu nhập hoặc tài sản riêng nên BLHS quy định không khấu trừ thu nhập của họ khi những người này bị kết án (Điều 100 BLHS).

+ Tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được thực hiện theo Điều 101 BLHS theo nguyên tắc sau:

 Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà

điều luật quy định;

 Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Sau khi chấp hành xong hình phạt chính, người bị kết án không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn luật định thì đương nhiên được xóa án tích. Ví dụ: Ngày 15/02/2018 A (17 tuổi) bị Tòa án đưa ra xét xử về tội “trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 173BLHS 2015 và tuyên phạt 06tháng tù giam. Thời gian chấp hành án bắt đầu từ ngày 01/03/2019. Đến ngày 01/09/2019 A chấp hành xong bản án. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 107 BLHS, thời hạn xóa án tích đối với A là 01 năm, trong thời gian 01 năm đó, A không thực hiện hành vi phạm tội mới thì A được đương nhiên xóa án tích kể từ ngày 01/09/2020.

* Về thời gian thử thách án treo:

Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. Cách tính thời gian thử thách án treo được quy định tại Điều 5 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của TANDTC, cụ thể như sau:

+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm.

+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu.

+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.

+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.

+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc phẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

tính thời gian thử thách của án treo từ khi tuyên án (Bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm..).

Ví dụ: Ngày 15/01/2018, A (đủ 16 tuổi) bị Tòa án cấp sơ thẩm đưa ra xét xử về tội Trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 BLHS và bị tuyên phạt 06 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 12 tháng. Thời gian thử thách được tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Trong trường hợp này, đến ngày 15/01/2019, A đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo và trong thời gian 6 tháng (06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo – quy định tại điểm a khoản 2 Điều 107 BLHS) A không thực hiện hành vi phạm tội mới, tức là tính đến ngày 15/7/2019 thì A đương nhiên được xóa án tích, thời gian xóa án tích của A được tính từ ngày 15/7/2019.

* Về vấn đề thời hiệu chấp hành bản án, theo Điều 60BLHS2015, thời hiệu thi hành bản án được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và thời gian đó là:

+ 05 năm đối với trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ ba năm trở xuống;

+ 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm; + 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên mười lăm năm đến ba mươi năm.

+ 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình. Theo BLHS 1999 thì việc áp dụng thời hiệu đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, sau khi đã qua thời hạn 15 năm do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tuy nhiên, BLHS 2015 đã sửa đổi, bổ sung và quy định đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình thì thời hạn đó là 20 năm. Theo quy định của Điều 91, Điều 101 BLHS 2015 thì không áp dụng

hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi; đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội thì mức hình phạt tù cao nhất được áp dụng là không quá 12 năm tù, đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá 18 năm tù. Do đó thời hiệu thi hành bản án đối với người dưới 18 tuổi là 05 năm, 10 năm hoặc 15 năm theo các trường hợp như đã nêu ở điều luật trên. Thời hiệu thi hành bản án được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Khi hết thời hiệu trên (không cố tình trốn tránh và có lệnh truy nã, không phạm tội mới) thì người bị kết án sẽ được bắt đầu tính thời hạn đương nhiên xóa án tích. Bên cạnh đòi hỏi người bị kết án phải chấp hành thời hạn trên, nhà làm luật còn buộc người bị kết án phải tuân thủ một điều kiện nữa thì mới được xét đương nhiên xóa án tích, đó là không phạm tội mới trong khoảng thời hạn đã nêu.

Về thời hạn xóa án tích:

Trong BLHS của một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Nga thì duy chỉ BLHS Liên bang Nga năm 1996 sửa đổi theo Luật Liên bang ngày 05 tháng 4 năm 2010 có quy định về thời hạn xóa án tích đối với người chưa đủ 18 tuổi. Điều 95 BLHS nước này quy định:

“Đối với những người phạm tội mà chưa đủ 18 tuổi, thời hạn xóa án tích sẽ được xem xét theo khoản 3 Điều 86 của Bộ luật này, được giảm đi và bằng:

a)Sáu tháng sau khi chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt nhẹ

hơn hình phạt tù

b)Một năm sau khi chấp hành xong hình phạt giam đối với những tội ít

nghiêm trọng hoặc tương đối nghiêm trọng

c) Ba năm sau khi chấp hành xong hình phạt giam đôi với tội nghiêm

trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng .”

sau: Đối với những người phạm tội bị kết án xử án treo – khi đã hết thời hạn thử thách; đối với những người phạm tội phải chấp hành hình phạt nhe hơn hình phạt tù – khi đã hết thời hạn một năm sau khi chấp hành xong hoặc sau khi hoàn thành xong hình phạt; đối với những người phạm tội phải chịu hình phạt tù do phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng – khi đã hết thời hạn ba năm sau khi chấp hành xong hình phạt; đối với những người phạm tội phải chịu hình phạt tù do phạm tội rất nghiêm trọng – khi đã hết thời hạn sáu năm sau khi chấp hành xong hình phạt; đối với những người phạm tội phải chịu hình phạt tù do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng – khi đã hết thời hạn tám năm sau khi chấp hành xong hình phạt. Qua đó có thể thấy theo pháp luật hình sự của nước này,thời hạn xóa án tích đối với người chưa đủ 18 tuổi rút ngắn hơn rất nhiều so với quy định về xóa án tích đối với người đủ 18 tuổi.

BLHS Việt Nam có nhiều nét tương đồng với BLHS của Nga. Thời gian xóa án tích đương nhiên đối với người từ đủ 18 tuổi cũng khác với quy định đối với người dưới 18 tuổi, cũng rút ngắn hơn so với người dưới 18 tuổi. Thời gian để người dưới 18 tuổi đương nhiên được xóa án tích được quy định tại khoản 2 Điều 107 BLHS như sau:

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án...đương nhiên được xóa

án tích nếu từ khi... người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

c) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; d) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.”

Thời hạn được đương nhiên xóa án tích dài hay ngắn tùy thuộc vào tội phạm thực hiện tương ứng với hình phạt kèm theo đối với người bị kết án. Từ

quy định của pháp luật cho thấy hình phạt càng nặng thì thời hạn xóa án tích càng dài. Đây là quy định phù hợp với thực tiễn bởi những án mà càng nặng, tức là mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi là càng lớn và ý thức chống đối pháp luật càng cao. Cho nên, đối với những đối tượng này thì cần phải có thời gian dài để giáo dục, cải tạo. Do đó, cần kéo dài thời hạn xóa án để vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)