Các trƣờng hợp đƣợc coi là không có ántích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 54 - 60)

Chƣơng 2 CÁC QUY PHẠM VỀ XÓA ÁNTÍCH ĐỐI VỚI

2.2. Quyđịnh của Bộ luật hình sự năm 2015 về xóa ántích đối với ngƣời dƣớ

2.2.1. Các trƣờng hợp đƣợc coi là không có ántích

Không có án tích được hiểu là người bị kết án theo bản kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng thuộc một số trường hợp theo quy định của pháp luật mà được coi là không có án tích (BLHS 1999 sử dụng cụm từ “không bị

coi là có án tích”), người đó sẽ không phải chịu những hậu quả pháp lý bất

lợi mà án tích mang lại tương tự như khi đã được xóa án tích. Không bị coi là có án tích với xác nhận không có án tích đều giống nhau, đều coi như chưa có án tích, nhưng không bị coi là có án tích thì không cần phải xác nhận, còn

được xóa án tích thì phải có xác nhận của cơ quan lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp [11, tr.361]. Quy định này cũng có nghĩa là các trường hợp bị kết án này không bị coi là căn cứ để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Cũng không thuộc trường hợp được coi là dấu hiệu định tội của một số tội phạm có quy định về các trường hợp đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khoản 1 Điều 107 BLHS quy định: “Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi;

b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;

c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.”

Đối với người từ đủ 18 tuổi, chỉ có hai trường hợp không bị coi là có án tích theo khoản 2 Điều 69 BLHS là người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt. Nhưng đối với người dưới 18 tuổi thì mở rộng hơn và có phân hóa theo độ tuổi. Khoản 1 Điều 107 quy định các trường hợp không bị coi là có án tích bao gồm: Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị kết án không kể về tội gì; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; người dưới 18 tuổi phạm tội bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. BLHS 2015 mới bổ sung thêm hai trường hợp là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý. Đây là một sự tiến bộ so với BLHS 1985 và BLHS 1999, cho thấy chính sách hình sự đã thay đổi theo chiều hướng thúc đẩy nhanh quá trình tái hòa nhập cộng đồng đối vớingười dưới 18 tuổi phạm tội.

còn hạn chế, người phạm tội bị chi phối bởi nhiều điều kiện sống, chưa thể nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm xã hội của hành vi mà mình thực hiện, do đó BLHS quy định đối tượng này dù bị kết án về tội gì cũng không bị coi là có án tích là rất hợp lý, đảm bảo tính nhân đạo, tạo điều kiện người dưới 18 tuổi sớm được hoàn lương trở về với cộng đồng.

+ Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý, đây là lứa tuổi mà thực hiện hành vi phạm tội gây nguy hại ở mức độ ít nghiêm trọng hoặc mặc dù nghiêm trọng nhưng do tuổi đời còn ít, còn chưa nhận thức đầy đủ được tính chất nguy hiểm của hành vi do mình gây ra; đối với trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý, mặc dù hành vi phạm tội đã gây nguy hiểm cho xã hội ở mức độ nhất định nào đó nhưng tính chất nguy hiểm không cao về mặt lý trí, việc phạm tội này chỉ là do “sơ ý”, “bất cẩn” đáng được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Do đó, những quy định này thể hiện rõ tính nhân đạo của luật hình sự khi áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, phù hợp với chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước ta.

+ Còn đối với trường hợp người dưới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Mục 3 của Chương XII BLHS cũng được coi là không có án tích. Quy định này của BLHS 2015 được kế thừa từ BLHS 1985 và BLHS 1999, đối với hành vi phạm tội mà khi xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt thì Hội đồng xét xử có thể quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, do tính chất của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ. Điểm c khoản 1 Điều 107 BLHS 2015 quy định trường hợp này được coi là không có án tích. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy nhằm động viên, khuyến khích người dưới 18 tuổi tuân thủ pháp luật, thận trọng trong việc xử sự, kìm chế hành vi xấu

để trở thành người tốt, có ích cho xã hội.

Theo quan điểm của tác giả như đã phân tích ở Chương 1, án tích là sự kiện pháp lý hình sự chỉ phát sinh khi người phạm tội bị kết án và bị áp dụng hình phạt. Biện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước ít nghiêm khắc hơn hình phạt do pháp luật hình sự quy định và được cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể áp dụng đối với người phạm tội nhằm hạn chế quyền, tự do của người đó hoặc hỗ trợ thay cho hình phạt [4, tr.679]. Đồng thời theo quy định của BLHS, hình phạt đối với người dưới 18 tuổi bao gồm: 1) Cảnh cáo, 2) Phạt tiền, 3) Cải tạo không giam giữ 4) Tù có thời hạn. Như vậy có thể khẳng định biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không phải là hình phạt, do đó thực chất áp dụng biện pháp tư pháp không để lại án tích cho người bị kết án, không cần đặt ra quy định được coi là không có án tích đối với trường hợp này.

Việc hành vi phạm tội và bị kết án có để lại án tích hay không có ý nghĩa rất lớn trong tư pháp hình sự, nó là tiền đề để xem xét, đánh giá trong việc định tội danh, tăng nặng hay giảm nhẹ TNHS do tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm và cả trong trường hợp quyết định hình phạt của Tòa án. Do vậy, một người bị kết án không bị coi là có án tích tại thời điểm nào hay nói cách khác là thời điểm xác định người bị kết án không có án tích có ý nghĩa vô cùng lớn.

Hiện nay, có 2 quan điểm về cách hiểu các trường hợp được coi là không có án tích như sau [40]:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, người bị kết án được coi là không có án tích kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, không liên quan tới việc người đó đã chấp hành xong bản án hay chưa.

đến dưới 18 tuổi đã bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng mà lại tiếp tục phạm một trong các tội mà trong cấu thành cơ bản có quy định dấu hiệu đã bị kết án về tội tương ứng hoặc cùng loại nhưng chưa được xóa án tích, thì việc định tội có được đặt ra hay không?

Ví dụ: Nguyễn Văn A (17 tuổi 3 tháng) phạm tội “Cướp giật tài sản” theo khoản 1 Điều 171 BLHS năm 2015 và bị xử phạt 02 năm tù. Mới chấp hành xong hình phạt, 03 tháng sau A lại có hành vi trộm cắp một chiếc điện thoại của Nguyễn Văn B trị giá 1 triệu đồng. Trong trường hợp này có thể xác định A phạm tội “Trộm cắp tài sản” theo điểm b khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 không? Nếu theo khoản 1 Điều 107 thì tội mà A phạm thuộc loại tội ít nghiêm trọng nên không bị coi là có án tích, xác định từ thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật. Do vậy, hành vi trộm cắp tài sản 1 triệu đồng sau đó không bị coi là tái phạm và theo quy định của BLHS thì nó chưa đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự, tức là không cấu thành Tội trộm cắp tài sản. Nên vấn đề quyết định hình phạt không đặt ra.

Quan điểm thứ hai cho rằng, các trường hợp “không bị coi là có án tích” và “được coi là không có án tích” được quy định trong các điều luật về “xóa án tích”, đây giống như một cách tính xóa án tích thứ ba. Theo đó, nếu các trường hợp bình thường sẽ được xem xét xóa án tích khi đã hết thời hạn được quy định mà không phạm tội mới thì trong trường hợp đặc biệt này, người bị kết án sẽ được đương nhiên xóa án tích “kể từ khi thi hành xong bản án” [40].

Theo Điều 91 BLHS 2015:

“Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội thì không tính để

xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm”.

Theo quy định này, án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội dù đã thi hành xong hay chưa thì cũng không dùng để tính tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Như vậy liệu 02 đối tượng còn lại (người từ đủ 16 tuổi đến dưới

18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng do vô ý và người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương XII – theo Điều 107) có được hưởng chính sách này như người chưa đủ 16 tuổi phạm tội hay không. Vì họ không được quy định rõ về việc án đã tuyên không được dùng để tính tái phạm, tái phạm nguy hiểm (như người chưa đủ 16 tuổi phạm tội) nên nếu thời điểm xác định đương nhiên được xóa án là sau khi chấp hành xong bản án theo quan điểm thứ hai nói trên thì đối với hai 02 đối tượng trên vẫn có án tích và vẫn có căn cứ xác định là tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Quay lại với ví dụ Nguyễn Văn A (17 tuổi 3 tháng) phạm tội “Cướp giật tài sản” nói trên, A mới chỉ chấp hành hình phạt được 03 tháng, sau đó A lại có hành vi trộm cắp một chiếc điện thoại của Nguyễn Văn B trị giá 1 triệu đồng. Cho nên trong trường hợp này hành vi trộm cắp tài sản của A vẫn được xem là tái phạm. A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 về tội trộm cắp tài sản. Nên vấn đề quyết định hình phạt sẽ đặt ra.

Theo tác giả, quan điểm thứ nhất phù hợp với quy định của pháp luật hơn. Bởi khi bị kết án về hành vi phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 107 tức làvốn dĩ người phạm tội không có án tích, tức là coi như chưa từng bị kết án và không phải chịu bất cứ một hậu quả pháp lý nào mà án tích mang lại. Thời điểm xác định không có án tích tính ngay từ khi bản án có hiệu lực pháp luật chứ không phụ thuộc vào việc đã chấp hành hình phạt hay chưa.Hiểu theo cách này có lợi hơn cho người dưới 18 tuổi bị kết án, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta là khuyến khích, giúp người phạm tội tích cực cải tạo tốt, chấp hành tốt pháp luật, sớm tái hòa nhập cộng đồng để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.

quận Ba Đình, thành phố Hà Nội xử phạt 01 năm tù về tội “trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS 2015, là tội ít nghiêm trọng. Như vậy T “không bị coi là có án tích”, xác định tại thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật mà không cần phải chấp hành xong hình phạt.

Qua những phân tích trên, thiết nghĩ để có cách hiểu và áp dụng chính xác các quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn cụ thể hơn về trường hợp “không bị coi là có án tích” được quy định tại khoản 1 Điều 107 BLHS 2015 để đảm bảo quyền lợi của người dưới 18 tuổi bị kết án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)