Những vƣớng mắc trong quá trình áp dụngcác quyđịnh về xóa ántích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 82 - 91)

CHƢƠNG 3 .THỰC TIỄN ÁP DỤNGCÁC QUYĐỊNH VỀ XÓA ÁNTÍCH

3.1. Thực tiễn áp dụngcác quyđịnh về xóa ántích đối vớingười dưới 18 tuổ

3.1.2. Những vƣớng mắc trong quá trình áp dụngcác quyđịnh về xóa ántích

tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án

Việc xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án được thực hiện theo quy định tại Điều 64 BLHS năm 1999. BLHS 2015 có những sự sửa đổi, bổ sung có lợi cho người phạm tội và tháo gỡ các vướng mắc phát sinh qua thực

tế áp dụng. Tác giả hoàn toàn đồng ý với những quy định trong BLHS 2015 về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi, các quy định này cần được duy trì và hướng dẫn áp dụng một cách thống nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, tiến bộ thì các quy định về xóa án tích của BLHS năm 2015 vẫn còn bộc lộ một số mâu thuẫn, hạn chế, cần được khắc phục và cần có những hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất quy định của pháp luật. Nhìn ở góc độ chuyên môn và đối chiếu với các hoạt động tố tụng thực tế,tác giả thấy rằng một số quy định liên quan đến chế định này trong BLHS 2015 còn phát sinh nhiều cách hiểu khác nhau, cần có văn bản hướng dẫn thống nhất, kịp thời. Những nội dung nhận thấy còn chưa rõ ràng, có sự mâu thuẫn với những quy định ở phần khác của BLHS hoặc còn nhiều quan điểm hiểu và áp dụng khác nhau đã được tác giả phân tích và đề cập ở các Chương 1 và Chương 2. Cụ thể như sau:

Vướng mắc trong việc nhận thức về vị trí, vai trò của việc xóa án tích: BLHS là một bộ luật rất quan trọng, những quy định trong Bộ luật có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống pháp lý cũng như đời sống sinh học của một con người, đặc biệt là người dưới 18 tuổi – đối tượng còn ít tuổi cần giáo dục, bồi dưỡng và phát triển. Một trong những quy định ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống pháp lý của người dưới 18 tuổi là chế định án tích. Án tích có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, cũng như các hoạt động xã hội mà người có án tích tham gia.Khoản 1 Điều 69 BLHS quy định: “Người được xóa án tích coi như chưa

bị kết án”. Từ thực tế công tác áp dụng pháp luật cho thấy quy định này chưa

được nhìn nhận và đánh giá đúng mức ý nghĩa của nó. Chúng ta mới chỉ chú ý thực hiện quy định này ở góc độ pháp luật hình sự và cụ thể là khi đưa ra xem xét để xác định người phạm tội có thuộc trường hợp tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm hay không. Còn ở các lĩnh vực áp dụng pháp luật khác, góc độ khác, việc nhìn nhận đánh giá về án tích và xóa án tích chưa phản ánh đúng

đắn với giá trị nhân đạo của chế định xóa án tích, đặc biệt là đối với người dưới 18 tuổi. Bởi lẽ, ngay trong những quy định của pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật cụ thể, vẫn còn những quy định mang tính hạn chế, đối xử đối với người đã từng bị kết án mặc dù họ đã được xóa án tích từ lâu. Cụ thể như: bị lưu giữ trong LLTP, bị hạn chế tham gia trong một số cơ quan, tổ chức và các hoạt động khác trong đời sống...

Ví dụ: Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 60 của BLHS về án treo. Tại điểm b khoản 1 Điều 2 quy định: Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật. Như vậy dù người bị kết án đã được xóa án tích nhưng ở mặt nào đó vẫn để lại dấu ấn không tốt về mặt nhân thân và khi áp dụng các quy định về án treo vẫn sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.

Theo như số liệu nghiên cứu thực tế trên cả nước, có thể thấy số lượng người dưới 18 tuổi bị kết án đến Tòa án xin xóa án tích là rất ít, khi BLHS 2015 có hiệu lực, cơ quan quản lý dữ liệu LLTP tự cập nhật thông tin về án tích và cấp phiếu LLTPcho người bị kết án được xóa án tích, số lượng người đến xin cấp phiếu lý lịch này là rất ít.Qua nghiên cứu thực tiễn nhận thấy lý do chủ yếu là do công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và về xóa án tích nói riêng vẫn được tiến hành trên thực tế. Nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, phương pháp tuyên truyền chưa phù hợp, còn nặng về hình thức, chưa thực sự đầu tư về chiều sâu, chất lượng của hoạt động tuyên truyền. Chính vì thế các quy định của pháp luật hình sự nói chung, quy định về xóa án tích nói riêng chưa tới được

từng người bị kết án cũng như gia đình và người thân của họ. Từ thực tế công tác xóa án tích tại Tòa án, đại đa số những người bị kết án, đã chấp hành xong hình phạt, có đầy đủ các điều kiện để được xóa án tích nhưng không làm thủ tục xin xóa án tích. Thông thường chỉ khi cần xác minh lý lịch thì người từng bị kết án mới đến Tòa án và nay là đến Sở tư pháp xin giấy tờ xác nhận là đã xóa án tích. Việc không xin xóa án tích của những người đã chấp hành xong án không phải là do họ không muốn được xóa án tích. Mà thực tế nhiều trường hợp là họ không biết án tích là gì, hay nói cách khác bản thân người bị kết án không biết đến án tích, họ chỉ nghĩ đơn giản việc chấp hành xong hình phạt coi như trách nhiệm của họ đã hết. Hoặc bản thân người kết án có biết về án tích nhưng họ lại chưa hiểu đúng bản chất pháp lý của việc xóa án tích.

Do đó để nhìn nhận, đánh giá và có quan điểm áp dụng phù hợp với tinh thần quy định của pháp luật về án tích và xóa án tích, chúng ta cần phải hiểuđúng đắn hơn. Cũng như phân tích ở trên, nếu xác định đã được xóa án tích là coi như chưa bị kết án, thì kể từ khi người nào đó được xóa án tích họ phải được đối xử công bằng như những người bình thường khác trong quan niệm xã hội, được xóa bỏ đi quá khứ đã từng phạm tội của mình và họ không bị ghi nhận lại, nhắc lại hoặcbị bất kỳ sự hạn chế nào khác vì lần kết án đã được xóa án tích đó.Việc xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi còn mang tính phòng ngừa tội phạm cao, bởi lẽ xóa án tích đã góp phần động viên người bị kết án tích cực cải tạo, học tập, lao động và ngăn ngừa họ phạm tội mới để nhanh chóng trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội.

Về thực tiễn áp dụng các quy định về xóa án tích: Thực tế công tác áp dụng pháp luật về xóa án tích, cho thấy: Trường hợp người dưới 18 tuổi được xóa án tích còn thực hiện rất hạn chế trong thực tiễn. Đối với người bị kết án, họ chỉ quan tâm đến việc họ đã thực sự chấp hành xong bản án hay chưa, mà họ không quan tâm đến việc đã được xoá án tích hay chưa, đến gia đình người

dưới 18 tuổi đó cũng chưa thực sự hiểu đúng đắn về việc xóa án tích đối với con em mình để làm các thủ tục chứng minh đã được xóa án tích; một số khác quan tâm đến việc xóa án tích thì lại cho rằng cứ hết thời hạn được coi là đã được xoá án tích thì mặc nhiên cơ quan pháp luật, cơ quan nhà nước khác đều phải thừa nhận việc bị kết án đó đã được xoá án tích. Đặc biệt ở một số địa phương, do chưa hiểu biết hết quy định của pháp luật mà còn tình trạng đối xử, hạn chế quyền công dân của người dưới 18 tuổi đã được xóa án tích như: Không xét kết nạp Đảng cho người thân, người nhà cũng như chính người từng bị kết án đó mặc dù họ đã phấn đấu và thỏa mãn các yêu cầu khác để xét kết nạp Đảng, không cho tham gia nghĩa vụ quân sự...Đây là nguyên nhân dẫn đến việc rất ít người đã được xóa án tích, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú gặp khó khăn trong việc theo dõi, quản lý và xác định người đã từng bị kết án đó đã được xóa án tích hay chưa.

Về các trường hợp được coi là không có án tích:

Hiện nay tồn tại các quan điểm khác nhau về thời điểm xác định người bị kết án không có án tích. Quan điểm cho rằng ngay “từ khi bản án có hiệu lực pháp luật” thì người bị kết án đã coi như không có án tích rồi, không phụ thuộc vào việc đã chấp hành hình phạt hay chưa. Nhưng lại có quan điểm cho rằng, người bị kết án sẽ được đương nhiên xóa án tích “kể từ khi thi hành

xong bản án”.Mặc dù BLHS 2015 có hiệu lực được hơn 1 năm nay, nhưng tới

thời điểm này, những quy định về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi vẫn chưa được hướng dẫn chi tiết thi hành, đặc biệt với về vấn đề này, quan niệm đúng đắn có ý nghĩa lớn đối với quá trình cải tạo của người dưới 18 tuổi cũng như đảm bảo các quyền của người dưới 18 tuổi.

Cũng ở quy định này, qua nghiên cứu quy định của pháp luật, nhận thấy có mâu thuẫn giữa khoản 1 Điều 107 BLHS 2015 quy định về việc xóa án tích

đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

được coi là không có án tích” và quy định tại khoản 7 Điều 91 BLHS 2015:

Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác

định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm”. Theo quy định của khoản 1 Điều

107 thì khi người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị kết án dù là tội gì thì cũng được coi là không có án tích, do đó không đặt ra trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm, nghĩa là quy định tại khoản 7 Điều 91 là dư thừa, không cần thiết.

Trong các trường hợp được coi là không có án tích quy định tại khoản 1 Điều 107 có trường hợp “áp dụng các biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng”, như tác giả đã phân tích ở Chương 2, biện pháp tư pháp không phải là hình phạt, do đó thực chất áp dụng biện pháp tư pháp không để lại án tích cho người bị kết án, không cần đặt ra quy định được coi là không có án tích đối với trường hợp này.

Về chuyển toàn bộ hoạt động cấp giấy chứng nhận xóa án tích từ Tòa án sang cho Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về LLTP:

Phiếu LLTP là phiếu do Sở tư pháp cấp chứng minh cá nhân có hay không có án tích. Có 2 loại phiếu LLTP:

- Phiếu LLTP số 1: Cấp cho cá nhân: nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đời sống thông thường như làm hồ sơ xin việc, làm giấy phép lao động hoặc cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội: nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Trong phần án tích phiếu chỉ ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào phiếu khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.

- Phiếu LLTP số 2: Cấp cho cơ quan tố tụng: nhằm mục đích phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết

được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. Trong phần án tích phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa. Ghi đầy đủ thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trong phiếu LLTP, đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung. Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”. Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

Phiếu LLTP trong đó ghi “không có án tích” sẽ tạo điều kiện cho người bị kết án tái hoà nhập cộng đồng, bớt mặc cảm và không bị cộng đồng phân biệt đối xử. Thực tế cho thấy người đã được xoá án tích có thể tham gia vào các quan hệ xã hội như xin việc làm, xuất khẩu lao động, du học, thăm thân nhân, xuất cảnh, thành lập doanh nghiệp… khi có Phiếu LLTP “sạch” xác nhận nội dung “không có án tích”. Với việc xác nhận của Phiếu LLTP, người được xoá án tích mới “thực sự” được coi như chưa bị kết án và hoà nhập cộng đồng một cách dễ dàng hơn.

BLHS 2015 đã có sự sửa đổi, bổ sung lớn tại Khoản 4 Điều 70 BLHS năm 2015 “Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp Phiếu LLTP xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 70”. Việc quy định như vậy làm giảm gánh nặng cho Tòa án nhưng lại tạo ra rất nhiều khó khăn cho Cơ quan quản lý dữ liệu về LLTP. BLHS quy định điều kiện để được xóa án tích là “không phạm tội mới”. Qua thực tiễn triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về xóa án

tích đối với người dưới 18 tuổi đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc đó là: Theo quy định của BLHS 2015, thẩm quyền xác nhận các trường hợp đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích thuộc cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP, nhưng Luật LLTP chưa quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thời gian và cơ chế phối hợp xác minh các trường hợp đương nhiên xóa án tích. Do vậy, để cấp phiếu LLTP xác định đã xóa án tích cho người bị kết án đã chấp hành xong án thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về LLTP phải tiến hành xác minh các điều kiện của người bị kết án. So với Tòa án thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về LLTP bị hạn chế rất nhiều. Để thực hiện nhiệm vụ quản lý, theo dõi thông tin về điều kiện đương nhiên được xóa án tích của cá nhân theo quy định của BLHS 2015, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP rất khó khăn vì cơ sở dữ liệu LLTP hiện nay không quản lý và lưu trữ các thông tin từ giai đoạn khởi tố mà chỉ lưu trữ, quản lý thông tin từ giai đoạn có bản án có hiệu lực pháp luật. Hơn nữa để có thể xác định một người thực hiện hành vi phạm tội thì phải khi người đó bị khởi tố cho đến khi bị điều tra, truy tố, xét xử.

Ngoài ra, thời hạn để cấp Phiếu LLTP là “không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước

ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật

này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy

định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày.…

(Điều 48 Luật LLTP năm 2009); trong khi số lượng người xin cấp Phiếu LLTP là rất lớn. Đồng thời, để hướng dẫn chi tiết nội dung này, Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, ngày 23-11-2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật LLTP đã xác định rõ trách nhiệm của Trung tâm LLTP quốc gia, Sở Tư pháp trong việc xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người bị kết án…

Do vậy, công tác xác minh gặp rất nhiều khó khăn. Cho nên, để thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)