Những kiến nghị để đảm bảo thi hành, hoàn thiện quyđịnh của pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 91 - 101)

CHƢƠNG 3 .THỰC TIỄN ÁP DỤNGCÁC QUYĐỊNH VỀ XÓA ÁNTÍCH

3.2. Những kiến nghị để đảm bảo thi hành, hoàn thiện quyđịnh của pháp

Để bảo đảm thi hành hiệu quả các quy định mới của BLHS 2015 về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án, đồng thời khắc phục những vướng mắc, bất cập, thời gian tới, các cơ quan chức năng có liên quan cần thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định có liên quan và áp dụng một số biện pháp khác, cụ thể như sau:

Đề nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật LLTP; tăng cường công tác cung cấp, tiếp nhận thông tin LLTP để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP; chủ động rà soát, cập nhật thông tin về điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người đã bị kết án vào Cơ sở dữ liệu LLTP; tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, trong đó chú trọng bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cấp Phiếu LLTP, đặc biệt là nghiệp vụ xác minh điều kiện người dưới 18 tuổi đương nhiên được xóa án tích; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác LLTP, áp dụng các phương thức cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, cấp Phiếu trực tuyến; đẩy mạnh cải cách hành chính; tạo điều kiện trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, biên chế để Trung tâm LLTP quốc gia, Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ cấp nhật thông tin và cấp Phiếu LLTP theo quy định của Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành…

Về cách tính thời hạn để xóa án tích, trong trường hợp người dưới 18 tuổi đã đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích theo quy định tại khoản 2 Điều 107 BLHS nhưng vì những lý do khách quan mà chưa được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về LLTP cũng như chưa được cấp Phiếu này mà lại phạm tội mới thì thời hạn xóa án tích đối với tội mới tính theo tội cũ hay tội mới phải được hướng dẫn cụ thể. Do đó tác giả đề xuất cần ban hành những văn bản hướng dẫn để áp dụng quy định này đảm bảo quyền lợi cho người bị kết

án. Trong Điều 73 BLHS quy định về cách tính thời hạn xóa án tích có quy định trường hợp “người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt

chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới”, như đã phân tích ở

mục 2.2.4 trong Chương 2, theo tác giả nên bỏ “thời gian thử thách án treo của bản án mới”.

Cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các quy định trong các văn bản pháp luật liên quan để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, tránh tình trạng mâu thuẫn, dẫn đến xâm phạm quyền của công dân. Do đó, cần có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Công an, Tòa án và Sở tư pháp trong việc xác minh các trường hợp đương nhiên xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi như ban hành các Thông tư liên ngành giữa Tòa án-Viện kiểm sát-Bộ Công an và Bộ Tư pháp. Đồng thời phải theo dõi, giám sát, tuyên truyền, giáo dục cho ngườidưới 18 tuổi đã chấp hành xong bản án, đến gia đình của họ biết đến các quy định về xóa án tích đảm bảo quyền lợi của bản thân cũng như con em mình. Xác minh và cấp Giấy chứng nhận không phạm tội mới trong thời gian thử thách khi người bị kết án có yêu cầu.

BLHS 2015 vì những sai lầm trong kỹ thuật lập pháp nên phải hoãn thi hành, phải đến 01/01/2018 mới có hiệu lực. Do vậy, những quy định của BLHS về vấn đề xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi còn rất mới. Nênkhông thể tránh được việc hiểu khác nhau trong một số vấn đề như đã đề cập trong phần bất cập trên. Do đó, cần phải có các văn bản hướng dẫn thi hành về xóa án tích một cách thống nhất, đầy đủ, rõ ràng. Cụ thể, phải có Nghị định hướng dẫn thi hành BLHS về những quy định liên quan đến chế định án tích, đặc biệtđối với Điều 107 BLHS về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi.Theo đó, Nghị định phải nêu rõ các trường hợp không bị coi là

có án tích thì thời điểm tính kể từ khi nào, cách xác định tuổi để áp dụng các quy định về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi, thời hạn tính án tích, thủ tục xóa án tích...

Cần nghiên cứu, hoàn thiện, đảm bảo sự thống nhất các quy định về xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm ở các Điều 53, khoản 7 Điều 91 và khoản 1 Điều 107 của BLHS năm 2015. Như đã phân tích ở trên, quy định ở khoản 7 Điều 91 “án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì

không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm” và quy định tại

điểm a, khoản 1 Điều 107 “người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi không bị coi là có án tích” là có sự trùng lặp, do đó khoản 7 Điều 91 không cần thiết phải đặt ra trong BLHS, nên bỏ quy định ở khoản 7 Điều 91 thì sẽ hợp lý hơn.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua thực tiễn thực hiện công tác xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi. Trong những năm qua cho thấy, hàng năm có rất ít, phải nói là rất hiếm người dưới 18 tuổiđến Tòa án để làm thủ tục xóa án tích. So với số lượng người bị kết án và chấp hành xong án hàng năm thì số người dưới 18 tuổi đi làm thủ tục xin xóa án tích chiếm tỷ lệ rất thấp. Bản thân người bị kết án, đã chấp hành xong hình phạt, có đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích nhưng có thể do tâm lý mặc cảm hoặc vì những lý do khác nhau mà họ không tìm hiểu cũng như làm các thủ tục chứng minh mình đã được xóa án tích. Đối với lứa tuổi này, do còn thiếu hiểu biết nhưng bố mẹ, gia đình của người bị kết án cũng không biết, không biết phải làm những gì để đảm bảo quyền công dân cho con em mình. Trong năm 2018, số lượng người dưới 18 tuổi đi xin Phiếu LLTP xác nhận không có án tích cũng rất ít, chủ yếu khi cần đi nước ngoài, tham gia nghĩa vụ quân sự, học tập...thì mới đến Sở tư pháp làm các thủ tục để được cấp Phiếu LLTP. Thực tế đây là quy định mới, nhiều người không biết đến, nên cần phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến một cách rộng rãi đến các tầng lớp nhân

dân thông qua các hình thức khác nhau như: tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, tivi… thông qua các hoạt động cụ thể của các đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hôi. Nếu làm tốt được vấn đề này nó sẽ góp phần phát huy được giá trị và vai trò đích thực của chế định xóa án tích nói chung và xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi nói riêng. Góp phần không nhỏ vào công tác đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm trong điều kiện đổi mới của đất nước, làm cho đất nước ổn định và phát triển.

Nâng cao năng lực, trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành chế định xóa án tích:

Tòa án là cơ quan đại diện cho công lý, nên một phán quyết của Tòa án có ảnh hưởng rất lớn đời sống của một con người. Do vậy, để tạo ra sự công bằng xã hội, tạo dựng lòng tin cho nhân dân đối với công lý thì bắt buộc các phán quyết của Tòa án phải đúng pháp luật, công bằng, hợp tình, hợp lý. Để làm được điều đó thì trong hoạt động của mình giữa các Tòa án cần có sự tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ để thống nhất cách hiểu và đánh giá đúng đắn quy định về án tích và xoá án tích; quyền của người đã được xóa án tích. Hiện nay, trong hệ thống Tòa án chỉ tập huấn chủ yếu về kỹ năng giải quyết các vụ án mà chưa chú trọng tập huấn nội dung liên quan đến áp dụng quy định của pháp luật về xóa án tích. Do đó còn chưa thống nhất cách hiểu các thuật ngữ như: Án tích; tiền án; nhân thân..., thời điểm tính án tích, căn cứ xóa án tích dẫn đến mỗi nơi có cách áp dụng khác nhau, ảnh hướng đến quyền lợi của người bị kết án. Việc Tòa án thực hiện đúng quy định của pháp luật về án tích và xóa án tích đã góp phần không nhỏ vào sự công bằng xã hội, công lý được thiết lập và giữ vững. Đồng thời thông qua đó phát huy được tính nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam. Ngoài ra, các Thẩm phán được phân công nhiệm vụ giải quyết vụ án, trong quá trình xét xử của mình phải nói rõ cho bị cáo biết về án tích, hậu quả pháp lý của án tích,

trường hợp của bị cáo có để lại án tích hay không, thời hạn đương nhiên xóa án tích là khi nào....

- Đối với Viện kiểm sát nhân dân các cấp: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình Viện kiểm sát cần tăng cường hơn nữa hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Đồng thời, giữa Viện kiểm sát và các cơ quan tiến hành tố tụng khác cần phải thường xuyên có các cuộc họp liên ngành để trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, tháo gỡ những vướng mắc trong các quy định của pháp luật. Để từ đó có sự thống nhất, phối hợp với nhau trong công tác. Viện kiểm sát cần phải nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật và có cách hiểu thống nhất các thuật ngữ như: án tích, tiền án, nhân thân… để trình bày trong bản cáo trạng cho phù hợp. Truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

- Đối với Cơ quan điều tra: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình cơ quan điều tra phải nắm rõ tình hình tội phạm, số người đã chấp hành án xong. Thường xuyên cập nhật thông tin về án tích của người dưới 18 tuổi bị kết án đã chấp hành xong hình phạt. Cần xác định chính xác người nào đó bị kết án đã được xóa án tích hay chưa từ đó làm căn cứ xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm, định tội, định khung hình phạt... đảm bảo tính có căn cứ pháp luật và tạo sự công bằng xã hội. Đồng thời khi xem xét về nhân thân của người phạm tội phải tuyệt đối tuân thủ quy định đó là: người đã được xóa án tích coi như chưa bị kết án. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết vụ án cơ quan điều tra cũng phải giải thích rõ cho bị can biết rõ các quy định về án tích.

- Đối với Cơ quan quản lý dữ liệu LLTP: Cần đề cao trách nhiệm của mình và phải chủ động hơn nữa trong việc theo dõi, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để cập nhật thông tin LLTP liên quan đến án tích một cách đầy đủ, kịp thời. Đặc biệt là việc xác minh các điều kiện đương nhiên xóa án tích để bảo đảm cấp Phiếu LLTP đúng thời hạn đối người dưới 18 tuổi.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Qua những nội dung nghiên cứu và đánh giá ở Chương 3 có thể thấy rằng: Trên cơ sở nghiên cứu phân tích lý luận ở Chương 1, quy định về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án qua các lần pháp điển hóa năm 1985, 1999 và 2015, thực tiễn áp dụng những quy định trên thực tế trong giai đoạn 5 năm từ năm 2014 đến hết năm 2018 cho thấy những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân chính của nó hiện vẫn rất nhiều, nhiều tác giả, nhiều cơ quan liên quan vẫn còn tình trạng áp dụng pháp luật về xóa án tích chưa đồng bộ, chưa phát huy được ý nghĩa vốn có của chế định xóa án tích. Ở Chương 3 này, tác giả đã nghiên cứu những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó và mạnh dạn đề ra những biện pháp nhằm khắc phục những điểm yếu kém, hoàn thiện quy định của pháp luật về xóa án tích người dưới 18 tuổi bị kết án nói riêng. Do đó cần phải tiếp tục hoàn thiện bằng việc sửa đổi, bổ sung các quy định về xóa án tích nói chung và xóa án tích người dưới 18 tuổi bị kết án nói riêng.

KẾT LUẬN

Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án là một phần trong chế định xóa án tích được quy định trong BLHS. Mặc dù đã có nhiều nhà khoa học, nhiều công trình nghiên cứu về án tích và xoá án tích nhưng chỉ nghiên cứu chung chứ chưa tập trung đi sâu vào những quy định về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi. Chính vì vậy mà trong quá trình áp dụng vào thực tiễn vẫn nảy sinh nhiều những khó khăn vướng mắc, các quan điểm khác nhau về một số nội dung của chế định xóa án tích, đặc biệt là xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi. Mặt khác cùng với sự vận động và phát triển của quy luật xã hội các quy định của pháp luật hình sự nói chung và các nội dung của chế định xoá án tích nói riêng cũng luôn vận động và phát triển theo. Vì vậy việc nghiên cứu các quy định về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án trong BLHS là cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tiễn, để từ đó đóng góp ý kiến vào việc hoàn thiện nội dung của chế định xóa án tích trong BLHS nói riêng và đóng góp vào sự hoàn thiện quy định của pháp luật nói chung.Tuy nhiên do vấn đề đang nghiên là vấn đề phức tạp và chưa được tập trung nghiên cứu nhiều nên dưới góc độ đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ, chắc chắn sẽ còn những vấn đề chưa giải quyết được triệt để, chưa đáp ứng hết được sự mong muốn của các học giả, nhà nghiên cứu pháp luật cũng như nhà áp dụng thực tiễn pháp luật. Tác giảhy vọng với kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ đóng góp thêm một phần kiến thức nhỏ bé cho sự phong phú về nguồn tài liệu để các học giả, nhà nghiên cứu, các nhà lập pháp và các học viên tham khảo để tham gia vào việc hoàn thiện chế định xoá án tích trong luật hình sự Việt Nam trong thời gian tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ - Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1986), Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 01 tháng 8 năm

1986 về việc xóa án, Hà Nội.

2. Bộ Nội vụ - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng (2012), Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT- BTPTANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 hướng dẫn trình tự, thủ

tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, Hà Nội.

3. Bình luận khoa học BLHS 1999 (2000), NXB TP Hồ Chí Minh.

4. GS.TSKH Lê Cảm (2005),Những vấn đề cơ bản trong Khoa học luật

hình sự, NXB ĐH quốc gia Hà Nội.

5. GS.TSKH Lê Cảm (2018), Pháp luật hình sự Việt Nam từ thế kỷ X đến

nay – Lịch sử và thực tại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Cao Cường (2015), Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội.

7. Đỗ Văn Chỉnh (2009), Xóa án tích với việc xác định tái phạm, tại phạm

nguy hiểm, Tạp chí TAND, số 2/2009.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

(1991 – 2011), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em (1989).

10. Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân.

11. Đinh Văn Quế (2015), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015,

NXB Thông tin và truyền thông.

Công an nhân dân, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày

02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 91 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)