Cách tính thời hạn xóa ántích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 71 - 77)

Chƣơng 2 CÁC QUY PHẠM VỀ XÓA ÁNTÍCH ĐỐI VỚI

2.2. Quyđịnh của Bộ luật hình sự năm 2015 về xóa ántích đối với ngƣời dƣớ

2.2.4. Cách tính thời hạn xóa ántích

Thời hạn xóa án tích là khoảng thời gian được giới hạn theo loại hình phạt, mức hình phạt chính mà Tòa án đã tuyên. Như chúng ta đã biết trong một bản án có thể chỉ có duy nhất 1 hình phạt chính nhưng cũng có thể vừa

có hình phạt chính vừa có hình phạt bổ sung. Tuy nhiên theo nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi thì không áp dụng hình phạt bổ sung đối với đối tượng này. Do vậy dựa theo nguyên tắc trên chúng ta chỉ được phép dựa vào hình phạt chính đã tuyên để xác định thời hạn xóa án tích. Hình phạt chính phải là hình phạt chính thức và được ghi nhận trong bản án có hiệu lực của Tòa án có thẩm quyền tuyên. Hình phạt chính có thể là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc phạt tù. Tùy từng loại hình phạt khác nhau mà xác định mức thời hạn khác nhau. Thời hạn này có thể là một năm, ba năm, năm năm, bảy năm hoặc mười năm. Việc quy định lấy hình phạt chính làm căn cứ để tính thời hạn để xóa án tích là hoàn toàn phù hợp. Bởi vì, hình phạt chính là là thể hiện sự đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện nhất của Tòa án đối với hành vi phạm tội.

Theo khoản 2 Điều 107 BLHS thì thời hạn đương nhiên xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án. Theo quy định tại Điều 73 BLHS thì người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành (khoản 2 Điều 73). Tuy nhiên, quy định này cho thấy, cách tính thời hạn để xóa án tích đối với người bị kết án có nhiều tiền án được tiến hành đối với từng bản án và thời hạn để tính xóa án tích của từng bản án là độc lập với nhau và không phụ thuộc vào nhau [7, tr.30-31].

Ví dụ: Ngày 24/01/2017, TAND thành phố L, tỉnh S xử phạt Hoàng Văn T (17 tuổi) 01 năm cải tạo không giam giữ về “Tội trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 BHLS 1999, Hoàng Văn T đã chấp hành xong hình phạt

nhưng chưa được xóa án tích.

Ngày 04/9/2017, TAND thành phố L, tỉnh S tiếp tục xử phạt Hoàng Văn T 01 năm tù về “Tội cố ý gây thương tích” theo khoản 1 Điều 104 BLHS 1999. Đến ngày 04/9/2018, Hoàng Văn T đã chấp hành xong hình phạt chính.

Theo quy định của khoản 2 Điều 73 BLHS 2015 thì thời hạn để xóa án tích đối với bản án về „Tội trộm cắp tài sản” được tính từ ngày 04/9/2018 và theo quy định tại khoản 2 Điều 107 thì thời hạn được xóa án tích trong trường hợp này là 6 tháng. Do đó hết ngày 04/3/2019 thì Hoàng Văn T đương nhiên được xóa án tích đối với “Tội trộm cắp tài sản”; còn đối với bản án xử về “tội trộm cắp tài sản ngày 04/9/2017 thì thời hạn được xóa án tích được tính từ thời điểm ngày 04/9/2018 khi Hoàng Văn T chấp hành xong bản án này. Theo khoản 2 Điều 107 thì thời hạn được xóa án tích trong trường hợp này là 1 năm. Như vậy kể từ ngày 04/9/2018 đến ngày 04/9/2019 mà Hoàng Văn T không thực hiện hành vi phạm tội mới thì đương nhiên được xóa án tích đối với bản án về “Tội trộm cắp tài sản”.

Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt (khoản 4 Điều 73 BLHS). Nghĩa là thời điểm bắt đầu tính thời hạn để xóa án tích đối với người bị kết án chấm dứt từ thời điểm “miễn hình phạt còn lại”.

Ví dụ: Nguyễn Văn A bị tuyên phạt tù 05 nhưng sau khi chấp hành được 04 năm, đáp ứng đủ điều kiện để miễn hình phạt và đã được miễn 01 năm tù còn lại thì coi như A đã chấp hành xong hình phạt kể từ thời điểm chấp hành xong hình phạt năm thứ 04 và thời điểm để bắt đầu tính thời hạn xóa án tích cũng căn cứ vào đó.

Đối chiếu với các quy định có liên quan như: 1) Miễn chấp hành hình phạt (Điều 62) với các trường hợp đặc xá, đại xá, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; 2) Án treo (Điều 65) với trường

hợp rút ngắn thời gian thử thách của án treo; 3) Tha tù trước thời hạn có điều kiện (Điều 66 BLHS) thì thời điểm xác định để tính thời hạn chấp hành xong hình phạt không chỉ có trường hợp “miễn chấp hành hình phạt còn lại” mà còn có cả “miễn chấp hành toàn bộ hình phạt”.

Theo quy định tại Điều 73 quy định về cách tính thời hạn để xóa án tích có nhiều điều chưa hợp lý khi áp dụng, đặc biệt là đối với người dưới 18 tuổi, cụ thể:

Khoản 2 Điều 73 còn quy định thêm cụm từ “hoặc thời gian thử thách

án treo của bản án mới”. Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án

nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 03/2018, hướng dẫn việc xem xét cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo có hướng dẫn tại khoản 2Điều 2

“Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có

thểcho hưởng án treo”. Nhưng điều luật quy định cách tính thời hạn xóa án

tích của bản án cũ lại là kể từ ngày hết thời gian thử thách án treo của bản án mới. Có thể thấy quy định này không hợp lý bởi lẽ: Người bị kết án, chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị đưa ra xét xử, thì lần phạm tội này đối với họ đã bị coi là có nhân thân xấu nên không thể được hưởng án treo. Do đó theo tác giả quy định thêm mốc thời gian này vào điều luật là không cần thiết.

Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu các quy định về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi trong BLHS 2015 cho phép đưa ra một số nhận xét chung

như sau:

1) So với BLHS 1999, quy định liên quan về về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi trong BLHS 2015 có những điểm khác biệt như sau:

Về các trường hợp không bị coi là có án tích: BLHS 2015 đã mở rộng phạm vi không bị coi là có án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: ngoài trường hợp bị áp dụng biện pháp tư pháp, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi trong mọi trường hợp hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý cũng không bị coi là có án tích.

Về thời hạn xóa án tích: BLHS 2015 đã sửa đổi thời hạn xóa án tích đương nhiên theo hướng quy định người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên xóa án tích nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 6 tháng - trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; 1 năm- trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; 2 năm- trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; 3 năm - trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.

Về thời điểm tính xóa án tích: khoản 2 Điều 107 xác định nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người bị kết án không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn nhất định thì đương nhiên được xóa án tích.

Về việc cập nhật thông tin của người được xóa án tích: BLHS 2015 đã bỏ quy định Tòa án cấp giấy chứng nhận xóa án tích đương nhiên mà thay vào đó là giao cho cơ quan quản lý dữ liệu LLTP gia cập nhât thông tin, cơ sở dữ liệu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi cho thấy tính đặc thù của chế định này hình thành từ các văn bản quy phạm pháp luật đơn hành được kế thừa, phát triển bằng việc ghi nhận trong BLHS; để điều chỉnh lĩnh vực mang tính nhân đạo về biện pháp tái hòa nhập xã hội, tạo điều kiện cho người bị kết án hoàn lương sau khi chấp hành xong hình phạt, phù hợp với chính sách hình sự của Nhà nước trong những giai đoạn nhất định của đất nước. Có thể thấy ngay từ lần pháp điển hóa thứ nhất (BLHS 1985), mặc dù quy định còn nhiều chỗ bất cập, chưa hoàn thiện, gây nhiều nhầm lẫn khi áp dụng, nhưng theo dòng thời gian, quy định về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi đã dần hoàn thiện và quy định rõ ràng hơn trong các lần pháp điển hóa thứ hai (BLHS 1999) và thứ ba (BLHS 2015). Đối với mỗi lần pháp điển hóa, những quy định trước đều được sửa đổi, bổ sung để phù hợpvới chỉ đạo của Nghị quyết số 08/NQ-TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW, đặc biệt là phù hợp với các công ước quốc tế về việc bảo vệ người dưới 18 tuổi, trên cơ sở niềm tin vào khả năng cải tạo, giáo dục họ, chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước luôn mong muốn giúp họ tích cực cải tạo, sửa chữa sai lầm để trở thành người có ích cho xã hội. Tuy vậy BLHS 2015 vẫn còn nhiều chỗ quy định về vấn đề này còn chưa rõ ràng, gây ra nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến áp dụng khác nhau. Sự bất cập này sẽ được tác giả phân tích sâu hơn ở Chương 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)