ĐOẠT TÀI SẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 101)

b) Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

ĐOẠT TÀI SẢN

dùng đến thủ đoạn nguy hiểm, kẻ phạm tội luôn ý thức là chủ tài sản không thể ngăn cản việc y chiếm đoạt tài sản nên công khai lấy tài sản, còn hai tình tiết còn lại, việc bỏ đi là không hợp lý vì trên thực tế trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vẫn có thể có việc phạm tội có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp. Khi phạm tội trong trường hợp này, tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được tăng lên một cách đáng kể, nếu không quy định sẽ không bảo đảm tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật về đường lối xử lý so với việc xét xử các hành vi phạm tội có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp nhưng thuộc hình thức chiếm đoạt khác.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ NÂNG CAO

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH, PHÒNG CHỐNG TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM

ĐOẠT TÀI SẢN

ĐOẠT TÀI SẢN

Thứ nhất, hoàn thiện quy phạm định nghĩa về hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; khái niệm chiếm đoạt tài sản; khái niệm người quản lý tài sản; khái niệm tài sản trong Bộ luật hình sự.

Qua nghiên cứu khái niệm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, so sánh với một số tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác, có thể khái quát, mô tả hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản và pháp điển hóa trong Bộ luật hình sự như sau:

Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản được thực hiện bằng phương thức, thủ đoạn lợi dụng sự sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản để lấy tài sản một cách công khai.

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội, được thực hiện bằng hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản; có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)