Số án sơ thẩm phải giải quyết hằng năm của các cấp Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 83 - 86)

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong năm năm, từ năm 2005 đến hết năm 2009, tổng số vụ công nhiên chiếm đoạt tài sản trên toàn quốc đã được các cấp tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm là 531 vụ với 929 bị cáo (bình quân 1 vụ có 1,72 bị cáo); trung bình mỗi năm xét xử sơ thẩm 106,2 vụ với 184 đối tượng. Trong số đó, thụ lý mới 518 vụ với 879 bị cáo (bình quân 1 vụ có 1,70 bị cáo); trung bình mỗi năm thụ lý mới 103,6 vụ với 175,8 bị cáo; số cũ của năm trước chuyển sang năm sau là 13 vụ với 41 bị cáo, bình quân 1 năm số cũ còn lại là 2,6 vụ với 8,2 bị cáo (trung bình 3,15 bị cáo/1 vụ) (xem Phụ lục 1).

Để có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá đúng đắn và đầy đủ về thực tiễn xét xử và diễn biến của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, có thể phân tích, đối chiếu và so sánh qua bảng số liệu thống kế dưới đây (Bảng 3.1).

Bảng 3.1 Số án phải giải quyết hằng năm

Năm

Cũ còn lại Mới thụ lý Tổng cộng

Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Bình quân bị cáo/1vụ Vụ Bị cáo bị cáo/1 vụ Bình quân

2005 5 9 85 121 1,42 90 130 1,44 2006 -5 -13 181 239 1,32 176 226 1,28 2007 1 5 100 207 2,07 101 212 2,10 2008 7 34 79 187 2,37 86 221 2,57 2009 5 6 73 125 1,71 78 131 1,68 Tổng số 13 41 518 879 1,70 531 920 1,73 Bình quân 2,6 8,2 103,6 175,8 1,70 106,2 184 1,73

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

Nhìn vào thực trạng số án giải quyết hằng năm trên đây có thể đưa ra một số đáng giá và nhận xét sau về diễn biến của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

Thứ nhất, số vụ án và số bị can thụ lý mới hằng năm có xu hướng tăng trong hai năm đầu (năm 2006 tăng so với năm 2007) và sau đó có xu hướng giảm dần trong 03 năm tiếp theo. Về tỷ lệ bị cáo/1 vụ có xu hướng giảm trong hai năm đầu của giai đoạn nghiên cứu và tăng nhanh trong hai năm tiếp theo (năm 2007 và năm 2008) và giảm trong năm 2009. Nếu so với số vụ án và số bị cáo xét xử bình quân hằng năm thì năm 2006 có giảm so với năm 2005 nhưng lại tăng nhanh trong hai năm 2007 và năm 2008 và giảm mạnh trong năm 2009. Tình trạng này cho thấy tội công nhiên chiếm đoạt tài sản diễn biến rất phức tạp, không hoàn toàn tăng mà cũng không có xu hướng giảm trong cả giai đoạn mà có lúc tăng nhanh nhưng cũng có lúc giảm mạnh; ngoài ra, cũng có thể do các cơ quan bảo vệ pháp luật đã làm tốt công tác phòng ngừa và bản thân chủ tài sản cũng đã nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm của mình trong quản lý tài sản, không để rơi vào những điều kiện, hoàn cảnh đặc biệt để người phạm tội lợi dụng, có cơ hội để thực hiện hành vi phạm tội.

Thứ hai, nếu so sánh số vụ và số bị cáo thụ lý mới từng năm với mức bình quân trong năm năm cho thấy năm 2006 tỷ lệ vụ và bị cáo lớn nhất, năm 2009 thấp nhất. Nếu xét về mức bình quân bị cáo/1 vụ án thì năm 2008 có tỷ lệ cao nhất, năm 2006 có tỷ lệ thấp nhất; tỷ lệ này có xu hướng giảm trong năm 2006 nhưng tăng mạnh trong hai năm 2007 và 2008 và giảm mạnh trong năm 2009. Với mức bình quân 1,73 bị cáo/1 vụ án cho thấy thường thì trong 1 vụ án có trên 1 bị cáo và như thế có thể thấy rằng tỷ lệ án có đồng phạm là tương đối phổ biến;

Thứ ba, tỷ lệ xét xử sơ thẩm của năm trước chuyển sang năm sau vẫn còn lớn, bình quân mỗi năm 2,6 vụ với 8,2 bị cáo (trung bình 3,15 bị cáo/1 vụ), trong đó, nhiều nhất là năm 2008 (với 7 vụ và 34 bị cáo); ít nhất là năm 2007 (với 1 vụ và 5 bị cáo); năm 2005 xét xử vượt mức kế hoạch của năm 2006. Con số này cho thấy phần lớn các vụ án chuyển từ năm trước sang năm sau là các vụ việc phức tạp, có nhiều bị cáo phạm tội trong một vụ án (năm 2007 chỉ có 01 vụ nhưng có tới 05 bị cáo; năm 2008 7 vụ với 34 bị cáo, bình quân 1 vụ/5 bị cáo);

Thứ tư, nếu so sánh có tỷ lệ vụ và bị cáo trong năm 2009 - năm cuối của giai đoạn nghiên cứu với năm 2005 - năm đầu của giai đoạn nghiên cứu thì số vụ có giảm nhưng số bị cáo và tỷ lệ bình quân bị cáo/1 vụ án lại có xu hướng tăng, do vậy, có thể thấy tội phạm này có xu hướng tăng nhanh về số lượng người phạm tội trong một vụ án.

Ngoài giai đoạn nghiên cứu trên đây, qua nghiên cứu các số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao còn cho thấy trong 7 tháng đầu năm 2009 (từ 01/01 đến 31/7/2009), tổng số vụ án đã xét xử sơ thẩm là 38 vụ và 68 bị cáo (trung bình 1,79 bị cáo/1 vụ) thì cũng trong giai đoạn này của năm 2010 (từ 01/01-31/7/2010), tổng số vụ án đã xét xử sơ thẩm là 26 vụ với 42 bị cáo (bình quân 1,62 bị cáo/1 vụ). Thực trạng này cho thấy số lượng vụ và bị cáo phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có xu hướng giảm mạnh cả về số vụ

và số bị can cũng như tỷ lệ người phạm tội trong 1 vụ án. Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh hết thực trạng diễn biến của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với lý do từ ngày 01/01/2010, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã nâng mức tài sản phạm tội từ 500.000 đồng theo Bộ luật hình sự năm 1999 lên 2.000.000 đồng nên một số hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản mà giá trị của tài sản có giá trị từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng và người phạm tội không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự thì không phải là tội phạm. Ngoài ra, theo Nghị quyết số 33/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự thì một số hành vi trước đây là tội phạm thì nay theo quy định của Bộ luật hình sự 2009 sửa đổi sẽ không coi là tội phạm và nếu đang ở trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử thì sẽ không bị xử lý về hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)