b) Sự khác nhau
2.2.3. Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội cướp tài sản
Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự, cướp tài sản là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ được nhằm chiếm đoạt tài sản 25, tr. 30.
a) Sự giống nhau
Cả hai tội này đều được thực hiện với lỗi cố ý, mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản, nghĩa là mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội danh; hành vi phạm tội của cả hai tội đều có tính công khai, trắng trợn đối với người có trách nhiệm về tài sản.
b) Sự khác nhau
- Về mặt cấu thành: Tội cướp tài sản có cấu thành hình thức, nghĩa là chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội đã phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để định tội. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản (người phạm tội có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi). Còn tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có cấu thành vật chất, nghĩa là nếu chỉ hành vi phạm tội thì chưa phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà còn phải có hậu quả nảy sinh và giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ nhân quả, hậu quả phải là yếu tố bắt buộc để định tội.
- Về mặt khách quan của tội phạm:
Về hành vi:
+ Tội cướp tài sản có đặc trưng là hành vi dùng vũ lực (hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, tác động vào cơ thể của nạn nhân), hành vi dùng sức mạnh vật chất nhằm chiếm đoạt tài sản; hoặc hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc (hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện ngay); hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được (hành vi không phải dùng vũ lực, cũng không phải đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng lại làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng khong thể chống cự được).
+ Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, người phạm tội không có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản mà lợi dụng tình trạng chủ tài sản ở vào điều kiện, hoàn cảnh không thể ngăn cản được để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản, người thực hiện hành vi phạm tội không làm cho chủ tài sản lo sợ mà phải giao tài sản.
Về hậu quả:
Tội cướp tài sản không bắt buộc phải có hậu quả xảy ra đã phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi còn trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, hậu quả là yếu tố bắt buộc cấu thành tội phạm.
- Về chủ thể: Trong cấu thành cơ bản của tội cướp tài sản, chủ thể là người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ; còn tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp tại khoản 1 và 2 Điều 137.
+ Trong tội cướp tài sản, mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có thể có trước khi thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ
đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản, nhưng cũng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi đã thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản.
+ Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không thể có mục đích chiếm đoạt tài sản trong hoặc sau khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản vì hành vi chiếm đoạt tài sản đã bao hàm mục đích của người phạm tội rồi.
- Về khách thể: Tội cướp tài sản xâm hại cùng một lúc hai khách thể là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân nhưng chủ yếu là quan hệ nhân thân, thông qua xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà người phạm tội xâm phạm đến quan hệ tài sản, nếu không xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì người phạm tội không thể xâm phạm đến quan hệ tài sản được (quan hệ nhân thân quan trọng hơn quan hệ tài sản). Mục đích cuối cùng của việc xâm phạm quan hệ nhân thân là nhằm chiếm đoạt được tài sản còn việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người chỉ là phương tiện để đạt mục đích; trong khi đó, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ xâm hại đến một khách thể là quan hệ sở hữu, không xâm hại đến khách thể là quan hệ nhân thân.
- Về mặt chủ quan của tội phạm:
+ Trong tội cướp tài sản, ý thức chiếm đoạt của người phạm tội phải có trước khi thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Động cơ và mục đích của hành vi nêu trên là nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi tấn công nhưng vì động cơ và mục đích khác chứ không nhằm chiếm đoạt tài sản, nhưng sau đó, người bị tấn công bỏ chạy, để lại tài sản và người có hành vi tấn công lấy tài sản đó thì không phải là tội cướp tài sản.
+ Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Thực tiễn xét xử cho thấy hầu hết những trường hợp khi tấn công, người phạm tội không có ý định chiếm đoạt tài sản mà vì động cơ, mục đích khác như để trả thù, nhưng sau khi đã thực hiện hành vi tấn công, người bị tấn công bỏ chạy để lại tài sản, người có hành vi tấn công lấy tài sản đó, đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội về tội cướp tài sản trong trường hợp này rõ ràng là không chính xác.
Để phân biệt hai trường hợp này, có thể xem ví dụ sau đây:
Ngày 03/4/2003, Hoàng Văn K cùng 6 thanh niên khác đi xe đạp đi chơi. Đến khu vực cây xăng thuộc địa phận phương Y, thị xã U, K cùng nhóm bạn đã va chạm với 3 thanh niên đi xe đạp ngược chiều. Hai bên to tiếng rồi bỏ đi, sau khi đi được một đoạn đường, K rủ nhóm bạn quay lại đuổi đánh 3 thanh niên đã va chạm với mình. Khi quay lại, gặp Nguyễn Hồng N và Nguyễn Tiến H đang lai nhau bằng xe đạp, tưởng đó là các thanh niên đã va chạm lúc trước nên K và nhóm bạn đã xông và tấn công N và H. Do sợ hãi, N và H đã vứt xe bỏ chạy. Thấy vậy, K đã lấy xe đạp của H và N đem về nhà cất giấu sau đó mang đi tiêu thụ.
Trong vụ án này, khi định tội danh, có ý kiến cho rằng Hoàng Văn K phạm tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự với lý do Hoàng Văn K (với lực lượng áp đảo) ngay lập tức tấn công người bị hại làm cho họ không thể chống cự được và đã phải vứt lại tài sản để bỏ chạy; ngay sau đó, K cùng đồng bọn đã lấy tài sản của họ đem cất giấu để tiêu thụ. Mặt khác, để xác định ý thức chiếm đoạt tài sản của Hoàng Văn K có trước hay sau khi đã dùng vũ lực là vấn đề phức tạp, trong trường hợp này, chỉ cần căn cứ vào hành vi dùng vũ lực và tức thời chiếm đoạt tài sản của người bị hại mà
Hoàng Văn K và đồng bọn đã thực hiện là có thể kết luận K phạm tội cướp tài sản. Tuy nhiên, ý kiến khác lại cho rằng Hoàng Văn K phạm tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật hình sự với lý do khi tấn công N và H, Hoàng Văn K chưa có ý định chiếm đoạt tài sản; khi K chiếm đoạt xe đạp của N và H thì N và H đã bỏ chạy nên không thể biết rằng tài sản của họ đã bị K và đồng bọn chiếm đoạt.
Tác giả luận văn cho rằng Hoàng Văn K phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự với lý do hành vi chiếm đoạt của Hoàng Văn K là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản (chứ không phải là hành vi lén lút) do lợi dụng sơ hở, vướng mắc của chủ tài sản. Khi tấn công N và H, Hoàng Văn K chưa có ý định chiếm đoạt tài sản, nói cách khách, ý định chiếm đoạt tài sản nảy sinh sau khi K đã có hành vi dùng vũ lực. Hành vi chiếm đoạt tài sản chỉ nảy sinh sau khi N và H bỏ chạy, vứt lại chiếc xe đạp. Như vậy, Hoàng Văn K đã ngang nhiên chiếm đoạt chiếc xe đạp mà không lo ngại sự ngăn cản của chủ sở hữu. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với K về tội cướp tài sản là không có căn cứ vì trước khi thực hiện hành vi tấn công N và H, Hoàng Văn K chưa có ý định chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực của K không phải để hướng tới mục đích chiếm đoạt tài sản. Trong khi đó, trong cấu thành tội cướp tài sản, hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc các thủ đoạn khác làm cho chủ tài sản lâm vào tình trạng không thể chống cự được là tiền đề, điều kiện cần thiết để sau đó chúng đạt được mục đích là chiếm đoạt được tài sản.
Nghiên cứu về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cướp tài sản cho thấy trong một số trường hợp nhất định có sự chuyển hóa tội phạm từ công nhiên chiếm đoạt tài sản sang tội cướp tài sản: Một người khi thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, nếu kẻ phạm tội vừa chiếm được tài sản thì bị đuổi bắt hoặc bị giằng lại, đã không bỏ chạy mà lại quay lại dùng vũ lực tấn công người đuổi bắt để cố giữ bằng được hoặc cố gằng bằng được tài