Thực trạng trật tự xây dựng Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai (Trang 63 - 67)

2.2. Thực trạng về trật tự xây dựng trên toàn Thành phố và

2.2.1. Thực trạng trật tự xây dựng Thành phố Hà Nội

Là thủ đô của một quốc gia khá đông dân nhƣ VN, Hà Nội trong quá trình đô thị hóa phải chịu bao áp lực. Đất trật ngƣời đông, ngƣời Hà Nội gốc, ngƣời ngoại tỉnh về an cƣ ở nơi đây, ngƣời ngoại quốc… mọi ngả đều đổ về Hà Nội để sinh sống và làm ăn. Trong khi cơ sở hạ tầng Thủ đô thì thiếu thốn rất nhiều, diện tích đất có hạn, nhu cầu xây dựng các công trình ngày càng

lớn. Để quản lý xây dựng đòi hỏi các cơ quan chức năng phải nghiêm túc làm việc hết mình đảm bảo các công trình xây dựng an toàn, mỹ quan đô thị mặt khác cũng phải đúng với quy hoạch phù hợp với từng địa bàn trên Thành phố. Trong những năm gần đây, mặc dù rất chú tâm trong công tác quản lý trật tự xây dựng nhƣng Thành phố vẫn không thể tránh đƣợc những vi phạm mà các chủ đầu tƣ trong khi xây dựng các công trình. Số liệu dƣới đây có thể thấy đƣợc phần nào về hiện trạng xây dựng trên địa bàn Thành phố trong những năm gần đây.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trong năm 2013, Lực lượng chức năng phát hiện, xử lý 1.391 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, gồm có 799 vụ xây dựng không phép, 186 vụ sai phép, còn lại là các hình thức vi phạm khác; ra quyết định đình chỉ 890 trường hợp, xử phạt hành chính 154 trường hợp, cưỡng chế khắc phục vi phạm 364 trường hợp.[18]

Số lƣợng công trình xây dựng đƣợc cấp phép hàng năm trên địa bàn Thành phố tăng lên (năm 2006: 67%; năm 2007: 83%; từ năm 2008 đến nay đạt xấp xỉ 90%); 6 tháng đầu năm 2012 toàn thành phố đã cấp 4.454 giấy phép xây dựng với tổng diện tích sàn gần 1,54 triệu mét vuông. Số vụ vi phạm về trật tự xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo. Nhiều công trình vi phạm đã đƣợc kiểm tra, xử lý nhất là một số công trình vi phạm nghiêm trọng.[29]

Từ ngày 1/1/2013 đến nay, các quận huyện, thị xã đã kiểm tra phát hiện và xử lý 1.700 trƣờng hợp vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó: 1.036 trƣờng hợp không phép trên đất nông nghiệp, đất công; 558 trƣờng hợp xây dựng cơi nới, lấn chiếm, xây dựng mới không phép; 106 trƣờng hợp xây dựng sai với giấy phép xây dựng. Đã cƣỡng chế phá dỡ 601 công trình.[29]

Ở giai đoạn chuyển tiếp, sau khi kết thúc thí điểm tổ chức Thanh tra xây dựng quận, huyện, phƣờng, xã và tổ chức lại theo mô hình mới, đã có nhiều ý kiến lo ngại quản lý trật tự xây dựng thiếu sự đôn đốc, giám sát chặt chẽ nhất là trên những tuyền phố, nút giao thông mới mở dễ phát sinh vi phạm

và hình thành nhà siêu mỏng, siêu méo. Tuy nhiên, trên thực tế cơ bản vi phạm đƣợc phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm, không để phát sinh vi phạm lớn gây bức xúc dƣ luận. Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tuyên truyền, giáo dục; tăng cƣờng phân cấp quản lý, quy định trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị cho chính quyền quận, huyện, thị xã và phƣờng, xã, thị trấn; tăng cƣờng xử lý các vi phạm... Bộ máy và cán bộ quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị đƣợc củng cố, kiện toàn. Công tác cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép đƣợc tăng cƣờng. Các quy trình, thủ tục đƣợc niêm yết công khai và tuyên truyền rộng rãi đến các tổ chức và công dân. Việc kiểm tra các công trình đang thi công đƣợc tiến hành thƣờng xuyên hơn. Ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự xây dựng đô thị của nhân dân, của các chủ công trình đƣợc nâng lên một bƣớc. Các cơ quan báo, đài của trung ƣơng và thành phố đã tích cực vào cuộc, phản ánh kịp thời những vụ việc vi phạm và góp phần đôn đốc việc xử lý vi phạm. Nhờ những cố gắng trên, tình hình trật tự xây dựng có nhiều chuyển biến tích cực.

Bên cạnh những cố gắng, kết quả đạt đƣợc, thời gian gần đây, do buông lỏng công tác quản lý, trên địa bàn thành phố liên tiếp xuất hiện nhiều công trình vi phạm nghiêm trọng; trong đó có không ít trƣờng hợp các chủ đầu tƣ coi thƣờng kỷ cƣơng, pháp luật, cố tình vi phạm. Nhiều công trình sai phạm đều có nguyên nhân từ sự buông lỏng quản lý hoặc tiếp tay, bao che cho các sai phạm, khiến dƣ luận rất bức xúc. Nhiều công trình xây dựng sai phép diễn ra ngay tại các quận trung tâm nhƣ: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trƣng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Ba Đình… Điển hình nhƣ công trình xây dựng có nhiều sai phạm tại số 55A, 55B, 53D phố Bà Triệu, phƣờng Hàng Bài (Hoàn Kiếm); hàng chục công trình xây dựng sai phép tại phố Bùi Thị Xuân, Triệu Việt Vƣơng, Mai Hắc Đế, Đại Cồ Việt (quận Hai Bà Trƣng); khu nhà ở liền kề Khu đô thị Mỗ Lao (Hà Đông), công trình xây dựng không phép của Học viện Phật giáo

tại xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn)... Tại nhiều huyện ngoại thành, hàng trăm công trình, nhà ở xây dựng không phép trên đất nông nghiệp… Trong 5 tháng đầu năm, một số quận nội thành vẫn còn số lƣợng đáng kể các công trình xây dựng chƣa cấp phép. Tỷ lệ cấp giấy phép xây dựng ở các huyện ngoại thành còn thấp. Việc xử lý nhà “siêu mỏng, siêu méo” chƣa kiên quyết, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, tiến độ. Tình trạng khiếu kiện liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng đô thị còn nhiều. Công tác quản lý đất công, đất nông nghiệp còn lỏng lẻo, nhiều trƣờng hợp xây dựng lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp; thậm chí lấn chiếm cả hành lang đê điều, sông, ao, hồ; đổ phế thải xây dựng không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trƣờng, nhƣ ở các huyện: Chƣơng Mỹ, Quốc Oai, Hoài Đức, Thạch Thất, Phú Xuyên…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm trƣớc hết thuộc về trách nhiệm của các chủ đầu tƣ, đồng thời có trách nhiệm từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp từ thành phố đến cơ sở, trƣớc hết là của các cơ quan tham mƣu, quản lý, các sở, ngành có liên quan: Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên & Môi trƣờng, Văn hóa Thể thao và Du lịch và Thanh tra thành phố, Văn phòng UBND thành phố... chƣa tập trung chỉ đạo, chƣa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra, xử lý vi phạm. Chính quyền cấp quận, huyện, thị xã chƣa đề cao trách nhiệm, còn quan liêu, giao phó cho chính quyền cấp phƣờng, xã, thị trấn hoặc thiếu quyết liệt, thiếu sự giám sát kiểm tra và chƣa kiên quyết, chủ động xử lý các vi phạm. Đối với cấp phƣờng, xã, thị trấn, mặc dù đƣợc phân cấp quản lý, đƣợc tăng cƣờng cán bộ thanh tra xây dựng, nhƣng công tác quản lý, giám sát chủ đầu tƣ xây dựng công trình theo giấy phép và hồ sơ thiết kế đã đƣợc phê duyệt chƣa thƣờng xuyên, chƣa kịp thời. Một bộ phận cán bộ các cấp còn nể nang, né tránh, ngại va chạm hoặc có tiêu cực. Nhiều trƣờng hợp sau khi phát hiện các sai phạm đã không kịp thời xử lý, thậm chí còn tìm cách hợp thức hoặc tiếp tay cho các sai phạm. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng tuy đã đƣợc cải tiến, song vẫn còn rƣờm rà,

chất lƣợng chuyên môn trong cấp phép xây dựng còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cơ quan công an, cơ quan cấp điện, nƣớc trong quá trình xử lý công trình vi phạm chƣa tốt.

Theo thống kê của Sở Xây Dựng, trên địa bàn Hà Nội có 39 lô đất nằm trên địa bàn các quận Ba Đình, Hai Bà Trƣng, Tây Hồ, Thanh Xuân không đủ điều kiện để xây dựng công trình và 252 công trình không phù hợp với các quy định về kiến trúc, cảnh quan, thuộc khu vực các tuyến đƣờng mới mở…[29]

Các con số nêu trên cũng không có gì là ngạc nhiên khi mà trên lý thuyết các nhà quy hoạch cho rằng Hà Nội cần phải có mật độ xây dựng là 80% là phù hợp nhƣng khó nỗi là Thành phố quá chật hẹp nên việc thực hiện nó ngoài thực tế là vô cũng khó khăn. Dƣờng nhƣ không thể có thực, nhất là càng về sau này. Hiện nay, Thủ đô của chúng ta đã mở rộng địa giới, diện tích Thành phố Hà Nội đã tăng gấp 13 lần trƣớc. Nhƣ vậy, Hà Nội sẽ giải quyết đƣợc bài toán mở rộng diện tích đất thỏa mãn nhu cầu cần đất, nhƣng việc này cũng tƣơng đƣơng với việc quản lý trật tự xây dựng với những quy hoạch mới và ý thức của cộng đồng ngƣời mới về Hà Nội gặp không ít khó khăn. Đây cũng lại là một bài toán nan giải cho các nhà Quản lý đô thị Thủ đô.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)