Đây là trường hợp thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm chính vì vậy áp dụng theo quy định chung tại Điều 610 BLDS.
Đối với người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra thì việc xác định thiệt hại về vật chất do người bị oan chết căn cứ vào Nghị quyết 388, Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009 (Điều 48), các văn bản hướng dẫn thi hành thì bao gồm các chi phí sau:
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết.
2. Chi phí cho việc mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Tiền cấp dưỡng hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền [35].
* Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị oan trước khi chết.
Những chi phí hợp lý có thể chấp nhận đó là những chi phí chỉ đặt ra trong trường hợp người bị oan sau khi bị người gây thiệt hại (người tiến hành tố tụng hình sự) xâm phạm đến thân thể nhưng chưa bị chết ngay vì vậy khoản thiệt hại này rất cần thiết trong việc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Những khoản chi phí cứu chữa người bị oan trước khi chết xác định giống như chi phí cứu chữa người bị thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm.
* Chi phí hợp lý cho việc mai táng
Theo Nghị quyết 03/ HĐTP-TANDTC ngày 8/7/2006 thì các khoản:
Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: Tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi phí khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…[43].
Như vậy Tòa án chỉ buộc người gây thiệt hại bồi thường những khoản đã liệt kê ở trên, thực tế nhiều vụ án gia đình người bị thiệt hại gây áp lực với Tòa án và người gây thiệt hại bằng cách là: đeo khăn tang và mang ảnh nạn nhân đến Tòa án khi xét xử và thường đưa ra rất nhiều khoản bất hợp lý nhằm buộc người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Theo chúng tơi thì do nước ta có nhiều dân tộc cùng chung sống và mỗi một dân tộc có phong tục tập quán khác nhau nên việc giải quyết vấn đề mai táng là khơng đơn giản, về chi phí hợp lý cho việc mai táng ngoài những khoản quy định trong Nghị quyết 03/ NQ-HĐTP nên chấp nhận những khoản sau:
- Chi phí bảo quản xác, vệ sinh xác trước khi chôn cất. - Chi phí cho việc thuê khâm liệm.
- Chi phí th khắc bia, tiền chụp và phóng ảnh thờ. - Chi phí cho những người đào huyệt.
- Tiền mua đất để chơn người chết (nếu có). - Tiền xây mộ (nơi khơng có tục cải táng).
* Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị oan có nghĩa vụ cấp dưỡng
Chỉ những người mà khi còn sống người bị oan thực tế cấp dưỡng, nuôi nấng thì mới được xem xét vấn đề cấp dưỡng, thơng thường đó là những người thân thích gần gũi với người bị oan. Trong thực tế từ khi Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước có hiệu lực thì cũng chưa có một văn bản hướng dẫn chi tiết về vấn đề tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị oan có nghĩa vụ cấp dưỡng mà chúng ta hiểu và áp dụng theo tinh thần của Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự mà thơi.
Theo Nghị quyết 03/NQ-HĐTP thì những người sau đây được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng:
- Vợ hoặc chồng khơng có khả năng lao động, khơng có tài sản để tự ni mình và được chồng hoặc vợ là người bị oan đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng khơng có khả năng lao động, khơng có tài sản để tự ni mình mà cha, mẹ đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị oan đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên khơng có khả năng lao động, khơng có tài sản để tự ni mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị oan đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
- Em chưa thành niên không có tài sản để tự ni mình hoặc em đã thành niên khơng có khả năng lao động, khơng có tài sản để tự ni mình
trong trường hợp khơng cịn cha mẹ hoặc cha mẹ khơng có khả năng lao động khơng có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị oan đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Anh, chị khơng có khả năng lao động, khơng có tài sản để tự ni mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị oan đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên khơng có khả năng lao động, khơng có tài sản để tự ni mình và khơng cịn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị oan đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Ông bà nội, ơng bà ngoại khơng có khả năng lao động, khơng có tài sản để tự ni mình và khơng có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị oan đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Căn cứ vào những quy định về những người được hưởng khoản tiền cấp dưỡng do người có hành vi gây thiệt hại về tính mạng cho những người thân thích của họ phải bồi thường, là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc là những người thuộc hàng thừa kế của nhau. Qui định này dựa trên những quy định của pháp luật là giữa họ có nghĩa vụ ni dưỡng nhau và trong trường hợp người đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bị gây thiệt hại về tính mạng (trong trường hợp này là bị chết), thì người gây thiệt hại (cơ quan tiến hành tố tụng hình sự) phải thực hiện nghĩa vụ này. Tuy nhiên, thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng giữa những người thân thích khơng chỉ đơn thuần về vật chất, mà cịn là tình cảm, bổn phận giữa họ với nhau. Cịn những người có hành vi gây thiệt hại về tính mạng, có trách nhiệm bồi thường khoản tiền cấp dưỡng là thực hiện một nghĩa vụ pháp lý mang tính chất bắt buộc, mệnh lệnh mà khơng phải dựa trên bổn phận, tình cảm khi phải cấp dưỡng cho những người thân thích của người bị thiệt hại về tính mạng.
Những người được hưởng khoản tiền cấp dưỡng phải là những người mà người bị thiệt hại (bị oan) có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi bị gây thiệt hại về tính mạng (bị chết). Khoản tiền cấp dưỡng mà những người được cấp dưỡng được nhận tương ứng với khoản tiền cấp dưỡng cấp dưỡng mà người bị thiệt hại (bị oan) cấp dưỡng trước khi chết. Tuy nhiên, khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị oan chết có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết mà người gây thiệt hại phải bồi thường có thể khơng tương ứng với khoản tiền cấp dưỡng mà khi còn sống người bị oan đã thực hiện. Khoản tiền này có thể cao hơn hay thấp hơn so với số tiền người bị oan đang cấp dưỡng cho những người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng. Còn theo quy định tại khoản 3 Điều 48 - Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước thì "Tiền cấp dưỡng
hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền" [35]. Vậy tiền cấp dưỡng trong trường hợp này được ấn định là mức lương tối thiểu hàng tháng nếu không được xác định theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có quy định khác của pháp luật. Cho nên khi tiến hành giải quyết các vụ việc liên quan đến vấn đề này, nếu cơ quan có thẩm quyền giải quyết xác định rõ ràng khoản tiền cấp dưỡng thì thực hiện theo quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Theo quan điểm của chúng tơi, thì tùy từng trường hợp mà Tịa án buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho những người thân thích một khoản tiền cấp dưỡng với mức thu nhập bình quân đầu người ở địa phương đó. Tuy nhiên theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước thì khoản tiền cấp dưỡng hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.