2/ Tổn thất về vật chất.
2.3.3. Nguyên tắc đƣợc trả một lần bằng tiền (trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác)
Bồi thường thiệt hại xét về bản chất là nhằm khơi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản như trước khi nó bị gây thiệt hại. Tài sản bị gây thiệt hại
cũng được bao gồm những loại được quy định tại Điều 163 BLDS, cho nên việc dùng tiền (VNĐ) để bồi thường thiệt hại nhằm bảo đảm không những theo thơng lệ, mà cịn nhằm bảo đảm được việc bồi thường có sự năng động, cơng bằng vì tiền (VNĐ) là vật đo ngang giá của tài sản hoặc phần tài sản bị gây thiệt hại.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được chi trả một lần nhằm khắc phục kịp thời và toàn bộ những thiệt hại đã xảy ra và xác định được cho người bị gây thiệt hại. Bồi thường một lần nhằm bảo đảm cho người bị thiệt hại có điều kiện kinh tế để khắc phục ngay lập tức và kịp thời những thiệt hại mà mình phải gánh chịu, một mặt nó bảo đảm quyền tài sản của người bị thiệt hại, mặt khác nó bảo đảm kỷ cương của pháp luật trong việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước. Theo thuộc tính tiền lệ, việc dùng tiền để bồi thường thiệt hại khá phổ biến trong nhân dân, và pháp luật quy định nguyên tắc bồi thường nhà nước cũng được thực hiện bằng tiền là phù hợp với đời sống xã hội. Bởi vì, thiệt hại về tài sản là những thiệt hại liên quan đến tài sản có những thuộc tính và trạng thái tồn tại khách quan khác nhau, việc dùng tiền để bồi thường thì mới đáp ứng được những loại tài sản khác nhau, bị gây thiệt hại. Vì chúng ta đã biết tiền là tài sản ngang giá của những tài sản khác và của chính nó. Ngun tắc bồi thường nhà nước được thực hiện bằng tiền được chi trả một lần là nhằm bảo đảm cho người bị thiệt hại có điều kiện khắc phục được một cách có hiệu quả và tồn bộ những thiệt hại của mình.
Tuy nhiên, nguyên tắc này có thể có một số trường hợp cụ thể khơng thực hiện vì nhiều lý do khác nhau: Hoặc là khoản tiền bồi thường thiệt hại buộc phải thực hiện làm nhiều lần, sẽ tránh được rủi ro có thể xảy ra cho người được bồi thường (số tiền quá lớn đối với người đó, ngăn chặn sự hao hụt do hoang phí, do chi tiêu thiếu kế hoạch, người được bồi thường khơng có biện pháp quản lý khoản tiền bồi thường; hoặc khoản tiền cấp dưỡng cần phải theo định kỳ để nuôi dưỡng vị thành niên cho đến khi trưởng thành; hoặc cha,
mẹ già yếu của nạn nhân được hưởng khoản tiền nuôi dưỡng cho đến khi chết thì cần phải được điều chỉnh hợp lý), do vậy, người được hưởng khoản tiền bồi thường có thể được lĩnh tiền bồi thường theo định kỳ mà tòa án đã ấn định hoặc các bên đã thỏa thuận.
Nguyên tắc bồi thường được thực hiện bằng tiền, được chi trả một lần không phải là nguyên tắc bất biến, mà trong trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác thì nguyên tắc chi trả một lần không thể được thực hiện một cách vô điều kiện. Nguyên tắc này trong luật bồi thường nhà nước rất linh hoạt và bảo đảm nguyên tắc khách quan trong việc xem xét những trường hợp cá biệt và đặc thù.
Ví dụ:
Vụ án "Vườn điều" - vụ án kéo dài thuộc loại nhất nhì trong lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam, nay vẫn chưa có hồi kết và quay lại vạch xuất phát. Sau nhiều lần điều tra, xét xử, đình chỉ vụ án, Bộ cơng an, Tổng cục cảnh sát đã có ý kiến chỉ đạo Cơng an Tỉnh Bình Thuận làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân để giải quyết hậu quả của vụ án theo Nghị quyết 388.
Theo đó, 9 người trong một dòng họ bị bắt giam oan từ năm 1993 đến năm 2006 mới chính thức có quyết định minh oan và được bồi thường theo Nghị quyết 388. Ngày 6/11/2006, bốn công dân dưới dây đã đến Kho bạc nhà nước Bình thuận nhận số tiền bồi thường 935 triệu đồng từ Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận chuyển khoản. Liên quan đến các khoản bồi thường do tổn thất về tinh thần, vật chất các cá nhân bị oan đều được đền bù một lần, có những cá nhân thương lượng được mức bồi thường
- Bà Nguyễn Thị Lâm nhận 202 triệu cho 7 năm bị giam oan; - Chị Nguyễn Thị Tiến được bồi thường gần 177 triệu đồng cho 5 năm bị giam oan;
- Anh Nguyễn Văn Tiền nhận 266 triệu đồng. - Anh Nguyễn Văn Châu nhận 288 triệu đồng
Năm người còn lại đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân Hàm Tân - Bình thuận do thỏa thuận khơng thành. Tháng 8/2007, Tịa án Hàm Tân thụ lý và đưa vụ án ra xét xử. Theo đó, Hội đồng xét xử tuyên buộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh bồi thường cho bà Nguyễn Thị Nhung hơn 98,8 triệu gồm thiệt hại: thiệt hại trong thời gian bị tạm giam và tổn thất về tinh thần; Buộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh bồi thường cho ông Trần Văn Sáng 52,58 triệu đồng…[62].
Đối với những người bị oan việc chi trả khoản tiền bồi thường một lần là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, sau thời gian họ bị oan sai, họ không những phải chịu những tổn thất nặng nề về tinh thần, thể xác mà những thiệt hại về vật chất cũng không thể khắc phục được hồn tồn. Việc họ có được một khoản tiền để chi phí cho việc hịa nhập với xã hội, tạo dựng lại của cải vật chất cũng phần nào động viên làm giảm bớt sự "hận thù" đối với những người gây ra oan sai cho họ.
Ngoài những nguyên tắc trên, lỗi của người bị thiệt hại cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi chúng ta xác định mức bồi thường. Nguyên tắc này cũng là để áp dụng giảm mức bồi thường cho người gây thiệt hại trong trường hợp có lỗi của người bị thiệt hại, cũng như phân tích ở trên, vấn đề xác định mức bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi rất phức tạp, xác định lỗi của người gây ra thiệt hại là bao nhiêu? Hiện nay cũng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về vấn đề này, trong thực tiễn xét xử Tòa án thường tự ước lượng tỉ lệ % rồi quyết định, cho nên dẫn đến mức bồi thường có khoảng cách rất xa nhau.
Tuy nhiên, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước thì yếu tố lỗi của người bị gây thiệt hại là một vấn đề quan trọng và là căn cứ để loại trừ trách nhiệm bồi thường nhà nước. Tại khoản 3 Điều 6 Luật trách nhiệm bồi
thường thiệt hại nhà nước quy định: "…Nhà nước không bồi thường đối với thiệt
hại xảy ra trong các trường hợp sau đây: a. Do lỗi của người bị thiệt hại…".
Vậy chúng ta có thể thấy trong trường hợp những thiệt hại xảy ra do lỗi của người bị thiệt hại thì đồng nghĩa với việc nhà nước không bồi thường đối với những thiệt hại xảy ra. Không cần xác định % lỗi của người bị thiệt hại, lỗi nhiều hay ít, hồn tồn hay khơng hồn tồn, bên bị thiệt hại chỉ cần có lỗi thì nhà nước khơng bồi thường đối với thiệt hại xảy ra.