PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VÀ MỨC BỒI THƢỜNG CHO NGƢỜI BỊ OAN TRONG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định thiệt hại và mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 102 - 106)

2/ Tổn thất về vật chất.

3.3. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VÀ MỨC BỒI THƢỜNG CHO NGƢỜI BỊ OAN TRONG

VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VÀ MỨC BỒI THƢỜNG CHO NGƢỜI BỊ OAN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước ra đời đánh dấu bước phát triển mới của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Công chức nhà nước khi thực hiện công vụ được luật hành chính giao cho uy thế của quyền lực, người dân có nghĩa vụ phải phục tùng nhưng khơng có nghĩa là có quyền sử dụng quyền lực ấy một cách tùy tiện theo xúc cảm cá nhân. Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước, về mặt pháp lý, chính là pháp điển hóa chế tài dân sự (về tài sản) đối với những cá nhân lạm dụng công vụ mà gây thiệt hại cho người dân. Từ nay, người dân có một cơng cụ pháp lý cơ bản để buộc người thi hành công vụ phải bồi thường thiệt hại do người đó gây ra.

Một trong những điểm quan trọng của luật này là: Mặc dù thiệt hại do cá nhân thi hành công vụ gây ra, nhưng trách nhiệm bồi thường là trách nhiệm của Nhà nước. Tiền bồi thường đương nhiên là rút từ ngân sách nhà nước, mà ngân sách nhà nước là do người dân đóng góp. Nếu Nhà nước lấy tiền của dân để bồi thường cho dân thì luật này chẳng có ý nghĩa gì. Vì thế luật xác định ln trách nhiệm dân sự - tài sản của cá nhân người vi phạm phải chịu hoàn lại cho Nhà nước phần tiền đã bồi thường.

Đành rằng vui đấy, nhưng cũng còn lo đấy!

Thứ nhất, luật ban hành cũng chỉ tồn tại trên giấy trắng mực đen. Muốn

cho luật có sinh khí thì phải thổi vào nó một luồng gió mới: Đó là ý thức về nghĩa vụ của Nhà nước trong việc thực thi trách nhiệm bồi thường. Điều này rất quan trọng vì nói Nhà nước bồi thường nhưng Nhà nước là một tổ chức mang tính chất trừu tượng. Hoạt động của Nhà nước phải thơng qua các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương tới địa phương. Khi xác định một tổ chức nào đó của Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cũng tức là xác định trách

nhiệm cụ thể của người đứng đầu tổ chức đó. Mà người đứng đầu chỉ là một cá nhân. Vậy làm sao tránh khỏi cá nhân đó khơng để xác cảm của mình chi phối quyền lực nhà nước?

Thứ hai, có luật bồi thường lại xảy ra tình trạng: Người có trách nhiệm bồi

thường tìm cách lẩn tránh trách nhiệm. Họ có thể tìm trăm phương ngàn kế để cứu "cá nhân công chức" vi phạm bằng cách xóa đi các lỗi vi phạm và quy ngược lỗi cho người dân bị thiệt hại; hoặc tìm cách kéo dài để đến nỗi người dân phải theo kiện tịa án với tâm lý nghìn xưa: "Con kiến đi kiện củ khoai".

Cuối cùng, luật ra đời và giao cho Chính phủ, Tịa án nhân dân tối

cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật. Nói trách nhiệm của Nhà nước là nói chung, chứ thực ra là trách nhiệm cụ thể của các cơ quan này. Vậy, khi quy định chi tiết, hướng dẫn luật, các cơ quan này liệu có tâm lý bảo vệ quyển lợi của mình xác định trách nhiệm bồi thường không? Và các văn bản hướng dẫn ấy thể hiện đúng tinh thần của luật hay khơng?

Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa thể đi vào cuộc sống bởi còn thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành. Do vậy dẫu biết là nó đặt dấu chấm hết cho quá khứ đùn đẩy trách nhiệm bồi thường, hiện thực hóa những thiệt hại được bồi thường bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Điều đáng nói là luật đã thiết lập được cầu nối giữa Luật này và Luật khiếu nại, tố cáo, qua đó làm rõ hơn nguyên tắc phải có một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật do công chức gây ra là căn cứ để yêu cầu bồi thường. Tháng 3/2010, nghị định hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước mới được xây dựng xong. Và để luật có thể vào được đời sống, cịn cần tới 6 thơng tư hướng dẫn. Luật muốn vào cuộc sống phải tùy vào độ quyết tâm của Nhà nước. Quan hệ giữa nhà nước và người dân rất rộng và phong phú chứ không chỉ khuôn trong 4 lĩnh vực mà Luật quy định.

Chẳng hạn như, Luật chưa xét đến trường hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật sai thì ai phải chịu trách nhiệm, đền bù thế nào? Bởi một văn bản sai lầm có thể khiến cả một ngành sản xuất điêu đứng.

Một lo ngại nữa cũng rất thực tế, nếu xem xét, cả luật, nghị định rồi đến thơng tư hướng dẫn, có thể thấy có đến hàng trăm điều khoản. Chính "rừng" quy định này cũng đủ để khiến luật khó thực thi. Trong khi đó, cũng điều luật tương tự, tại Nhật Bản chỉ gói gọn trong 6 điều. Tuy cũng có ý kiến cho rằng, luật được triển khai chậm không quan trọng bằng việc được triển khai thế nào?

Thực thi thế nào cũng là câu hỏi khiến luật gia này trăn trở. Bởi để thực thi được luật đòi hỏi bước chuẩn bị và những đầu tư đồng bộ về con người, bộ máy cũng như khả năng tài chính. Trong khi sức chịu đựng về tài chính cho đền bù oan sai của Nhà nước có hạn, thì cần phải xây dựng, phát triển đội ngũ và cơ quan quản lý vận hành cho tốt, hạn chế tối đa những oan sai. Bản thân Nhà nước, cơ quan quản lý phải có bước chuẩn bị, nhưng dường như điều này chưa được chú trọng đúng mức. Đây mới là chìa khóa quyết định thành cơng của Luật. Thêm nữa, khi đã có Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước thì cũng cần sớm hồn thiện Luật Khiếu nại tố cáo. Không sửa đổi cơ bản luật này, thì luật mới ra cũng không khả thi.

KẾT LUẬN

Với nỗ lực xây dựng xã hội cơng bằng, dân chủ, hồn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, cơng chức cũng như giúp cơng dân có niềm tin vào cơng lý. Qua những vướng mắc đang gặp phải trong q trình thực thi hóa các quy định của pháp luật về xác định thiệt hại và mức bồi thường cho người bị oan cũng như cho người bị thiệt hại nói chung, tác giả cũng mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về vấn đề này.

Thứ nhất, cần ban hành ngay các văn bản hướng dẫn thi hành Luật

trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước;

Thứ hai, khi ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành nên dựa trên

tinh thần chi tiết hóa từng nội dung, điều này sẽ giúp các cơ quan chức năng khi giải quyết vụ việc được thuận lợi, nhanh chóng, hợp lý hơn. Ví dụ như khi chi tiết hóa các quy định về vấn đề xác định các thiệt hại và mức bồi thường cần tính đến sự phát triển của xã hội, tình hình kinh tế chung hiện tại và cũng cần phải tính đến địa vị xã hội, nghề nghiệp liên quan đến mức sống của người bị thiệt hại (người bị oan).

Thứ ba, cho dù Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước mới có

hiệu lực gần 01 năm nay và cũng chưa áp dụng nhiều cho giải quyết các vụ việc trong thực tiễn nhưng qua tìm hiểu, đánh giá, phân tích, tác giả cũng thấy rất nhiều quy định cần rà soát lại để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn hơn đặc biệt là phù hợp với các quy định của các chế định luật khác có liên quan như: Luật bảo hiểm trong vấn đề mai táng cho người bị thiệt hại chết cần xác định rõ thế nào là các quy định về mai táng theo quy định của bảo hiểm xã hội? hay các quy định liên quan đến Luật Ngân hàng trong trường hợp tài khoản, tiền của người bị gây thiệt hại bị phong tỏa…. Nếu tất cả những vướng mắc trên của Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước đều được khắc phục, điều chỉnh kịp thời thì chúng ta tin rằng trong tương lai đây sẽ là một văn bản đem lại lòng tin vào cơng lý cho nhân dân góp phần vào cơng cuộc tìm lại cơng bằng cho xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định thiệt hại và mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)