Xác định thiệt hại và mức bồi thƣờng trong trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định thiệt hại và mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 39 - 41)

thƣờng thiệt hại nhà nƣớc

Trong quan hệ pháp luật bồi thường nhà nước, như bất kỳ người bị thiệt hại nào khác, người bị thiệt hại luôn mong muốn mình được bồi thường cho mọi thiệt hại và các thiệt hại đó được bồi thường với mức cao nhất.

Tuy nhiên, từ góc độ Nhà nước, ngoài việc thừa nhận trách nhiệm bồi thường của mình thơng qua các đạo luật được ban hành thì mỗi quốc gia cũng thể hiện chính sách của mình là thừa nhận trách nhiệm đến đâu, đồng thời trên cơ sở khả năng tài chính của mình mà quyết định sẽ bồi thường cho những loại thiệt hại nào và mức bồi thường là tồn bộ hay một phần. Chính vì vậy, việc xác định thiệt hại để giải quyết yêu cầu bồi thường là vấn đề hết sức quan trọng.

Nhìn chung, pháp luật các nước đều quy định chỉ bồi thường cho những thiệt hại thực tế xảy ra chứ không bồi thường cho những thiệt hại gián tiếp hay thiệt hại suy diễn.

Luật Bồi thường nhà nước của Nhật Bản không quy định cụ thể về việc xác định thiệt hại, nhưng thực tiễn thi hành đạo luật này cho thấy, việc xác định thiệt hại được tiến hành trên cơ sở áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự và quyền xác định thiệt hại cũng như mức bồi thường thuộc thẩm quyền quyết định của Tòa án khi giải quyết từng yêu cầu bồi thường cụ thể tại Tòa án. Nguyên tắc bồi thường ở Nhật Bản là bồi thường toàn bộ những thiệt hại đã được Tòa án xác định.

Luật Bồi thường liên bang Hoa Kỳ cũng quy định chỉ bồi thường cho những thiệt hại thực tế.

Luật Bồi thường nhà nước của Trung Quốc thì quy định rất cụ thể về việc xác định thiệt hại và mức bồi thường, ví dụ: "trường hợp công dân bị

xâm phạm quyền tự do thân thể thì có mức bồi thường xác định; trường hợp bị xâm phạm sức khỏe thì những thiệt hại như chi phí bệnh viện, chi phí phục hồi sức khỏe cũng là một loại thiệt hại và được bồi thường" [18] v.v...

Luật về Thủ tục và Trách nhiệm nhà nước của Canada không quy định cụ thể loại thiệt hại nào được bồi thường và vì vậy, về nguyên tắc, được hiểu là pháp luật Canada khơng có một giới hạn nào về thiệt hại và mức bồi thường. Tuy nhiên, trong Luật này có quy định về giới hạn mức bồi thường trong trường hợp xâm phạm bí mật cá nhân, theo đó Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm đối với việc ngăn cản, làm gián đoạn hoặc tiết lộ thông tin đàm thoại cá nhân với mức tối đa không quá 5000 USD. Vì quan niệm Luật này là một phần của luật tư, nên việc kiện đòi bồi thường đối với Nhà nước được thực hiện như một vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, và vì vậy, phạm vi thiệt hại được bồi thường sẽ được xác định thơng qua xét xử của Tịa án. Pháp luật trao quyền cho các Thẩm phán quyết định mức bồi thường thiệt hại, bao gồm cả thiệt hại về tinh thần và thiệt hại về vật chất, cũng như chi phí khác mà người bị thiệt hại và gia đình phải bỏ ra để khôi phục thiệt hại, miễn

là yêu cầu bồi thường thiệt hại được xác định là có căn cứ và hợp lý. Ngồi ra, việc kiện đòi bồi thường đối với Nhà nước theo Luật này không phải được thực hiện hoàn toàn theo kết quả tranh tụng tại Tịa án như các vụ kiện dân sự thơng thường. Để bảo đảm sự ổn định cho hoạt động của Nhà nước và bản thân cơ quan nhà nước, Điều 9 của Luật này đã giới hạn yêu cầu cầu bồi thường đối với những yêu cầu quá lớn so với khả năng tài chính của Nhà nước. Theo đó, khơng thừa nhận việc khởi kiện yêu cầu bồi thường đối với Nhà nước hoặc cơ quan/công chức nhà nước mà mức yêu cầu bồi thường vượt quá khả năng thanh toán của ngân sách quốc gia hoặc vượt quá khả năng tài chính của các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định thiệt hại và mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)