2/ Tổn thất về vật chất.
3.2.1. Vụ án oan của các doanh nhân
Vụ án oan xuyên thế kỷ
Nhắc đến vụ án oan xuyên thế kỷ chắc hẳn rất nhiều người từng biết đến. Đó là vụ án oan của Ơng Nguyễn Đình Chiến - doanh nhân một thời. Ơng Chiến là "nạn nhân" của một kỳ án xuyên thế kỷ bắt đầu từ năm 1998, ông phải mất gần 10 năm lao lý, tụng đình, mất 28 tháng bị tạm giam, trải qua 5 bản kết luận điều tra, nhiều lần điều tra bổ sung, hai lần thay đổi tội danh, bốn bản cáo trạng, hai bản kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Cần Thơ, hai lần tòa trả hồ sơ, năm lần đưa ra xét xử… mới được kết quả trắng án và bản án cuối cùng có hiệu lực từ năm 2006 và mọi kiến nghị giám đốc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ đều bị bác, nhưng cho đến tận ngày 15/5/2008, việc xin lỗi và thương lượng bồi thường mới được tiến hành, do Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ cứ cố tình kéo dài để "kháng án". Và cho đến khi khơng cịn lý lẽ nào nữa thì việc xin lỗi mới diễn ra. Theo đó, thơng báo nêu rõ: "Căn cứ điều 4 của Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 17/3/2003 và đơn yêu cầu khôi phục danh dự của ông, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ mời ông đến dự buổi công khai xin lỗi khôi phục danh dự cho ông vào lúc 8g ngày 15/5/2008 tại hội trường xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; sau đó sẽ thương lượng bồi thường thiệt hại vật chất, tổn thất về tinh thần cho ông trong thời gian ông bị truy tố oan". Do thỏa thuận thương lượng bồi thường không thành, ông Chiến đã làm đơn gửi ra tòa án nhân dân thành phố Bắc Giang yêu
cầu phía Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết 388 với tổng thiệt hại hơn 568 tỷ đồng, trong đó bao gồm: tiền lương bản thân ông trong hơn 3000 ngày bị lơi vào vịng tố tụng; bồi thường cho thân nhân người bị oan sai; bồi thường thiệt hại về tài sản; thiệt hại về cổ tức; thiệt hại phí th luật sự….Ngồi ra, ơng Chiến cịn u cầu phía Viện kiểm sát nhân dân TP Cần Thơ cho đăng lời xin lỗi công khai trên báo Nhân Dân và các báo Bắc Giang, Hải Phòng, Cần Thơ cũng như các báo đã thông tin sai theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ.
Kể từ ngày ông Chiến gửi đơn yêu cầu đòi bồi thường đến nay các cơ quan chức năng liên quan đến việc bồi thường cho ông vẫn chưa tiến hành giải quyết, ông vẫn chưa nhận được bất kỳ khoản tiền bồi thường nào. Nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này cũng xuất phát từ yêu cầu bồi thường của ơng Chiến là q lớn, có thể xem là kỷ lục trong lịch sử đòi bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết 388. Có nhiều khoản địi bồi thường khơng nằm trong danh mục được bồi thường theo quy định của Nghị quyết 388 và thông tư 04/2006 hướng dẫn thi hành Nghị quyết như khoản tiền thuê luật sư…, bên cạnh đó là các khoản tiền địi bồi thường rất khó xác định như các khoản thiệt hại cho các doanh nghiệp, thiệt hại cho các bạn hàng, các ngân hàng liên quan… Hơn nữa, cũng cần phải kể đến một yếu tố chủ quan nữa xuất phát từ phía cơ quan tiến hành tố tụng đó là: mặc dù vụ án đã có phán quyết cuối cùng nhưng cơ quan tiến hành tố tụng vẫn mải mê với các thủ tục kháng án cố tình kéo dài việc bồi thường [64].
Qua tìm hiểu, trao đổi trực tiếp với ơng Chiến và gia đình ơng thì cho đến thời điểm hiện nay, mặc dù đã gửi đơn đòi bồi thường hơn hai năm nhưng việc giải quyết vẫn chưa thể tiến hành, các bên cũng đã tiến hành thương
lượng hịa giải nhiều lần nhưng khơng thành. Bản thân gia đình ơng cũng cảm thất mệt mỏi vì sự chậm trễ này.
Vụ án ơng Nguyễn Đình Chiến đã khép lại với phán quyết cuối cùng minh oan cho ông nhưng hậu quả của vụ án để lại rất nghiêm trọng, đặc biệt là việc công tác giải quyết bồi thường thiệt hại cho ông. Về mặt nguyên tắc, việc bồi thường thiệt hại áp dụng theo các quy định tại Nghị quyết 388 vì tại thời điểm đòi bồi thường thiệt hại thì Nghị quyết này vẫn cịn có hiệu lực, nhưng nếu căn cứ vào các quy định xác định thiệt hại và mức bồi thường chưa cụ thể rõ ràng của Nghị quyết này và các văn bản hướng dẫn thi thành nghị quyết thì chắc chắn việc giải quyết bồi thường trong vụ án này còn nhiều vướng mắc và còn kéo dài thời gian hơn nữa. Chính vì vậy, nên linh động giải quyết cho phù hợp với tình hình mới và nếu có các văn bản hướng dẫn thi hành mới có các quy định phù hợp cho giải quyết vụ án thì nên áp dụng để giải quyết một cách triệt để. Điều này khơng chỉ có ý nghĩa đối với bản thân người bị thiệt hại, đối với cơ quan tiến hành tố tụng mà là góp phần vào cơng cuộc thực thi hóa Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước trong thực tiễn - một văn bản pháp luật đang là tâm điểm của dư luận, đồng thời lấy lại lịng tin vào cơng lý cho những người bị oan khác cũng đang có hành trình tìm lại cơng lý, địi lại những tổn thất mà mình đã và đang phải gánh chịu.
Vụ án: Công ty BEMEX - Tổng Giám đốc Bạch Minh Sơn.
Năm 1988 anh về lập công ty riêng và đây cũng là công ty tư nhân đầu tiên trong cả nước.
Những ngày mới thành lập, cái công ty nửa sản xuất, nửa kinh doanh, nửa cơng ty, nửa xí nghiệp làm ăn manh mún, vốn liếng ít lại vấp phải vơ vàn rào cản từ nhà quản lý đến dư luận xã hội nên gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cũng có một thuận lợi là dạo đó, thị trường vật liệu khan hiếm nên đầu ra không gặp phải là trở ngại lớn như bây giờ. Nhất là vào mùa xây dựng, việc mua được một bao xi măng, một tấm cót ép, một kg sắt là cả một vấn đề nan
giải. Nắm được nhu cầu này, anh đã tập trung toàn bộ vốn liếng của gia đình đồng thời kêu gọi anh em, bè bạn chung sức làm ăn. Nhờ coi trọng chữ tín (lúc bấy giờ kinh doanh chủ yếu là buôn bán chụp giật nên quan niệm này được coi là mới mẻ), những mặt hàng của anh đã được thị trường đón nhận một cách hồ hởi. Ngày ngày, từng đoàn xe các loại nối đuôi nhau đến bốc hàng tỏa đi khắp cả nước.
Do nhu cầu của thị trường, đồng thời giải quyết nguồn nhân lực từ các nơi đổ về, anh quyết định mở rộng thêm một số mặt hàng mới. Các phân xưởng gốm, cơ khí... được gấp rút thành lập. Những ngày này, gần 200 công nhân của công ty làm liên tục suốt ngày đêm. Các cổ đơng thấy anh làm ăn có hiệu quả đổ vốn vào để đầu tư. Hàng loạt các hợp đồng được thực hiện sn sẻ, trong đó có một hợp đồng liên doanh với Cộng hòa Liên bang Đức trị giá 5 triệu USD nhằm mở rộng nhà máy đã được đặt lên bàn, chỉ chờ ký kết.
Hành trình của một vụ án oan!
Cơng việc đang làm ăn thuận buồm, xi gió thì đùng một cái, đầu năm 1995, cơ quan điều tra nhảy vào. Anh ngơ ngác khơng hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình. Kể từ cái ngày oan nghiệt đó, cơng ty của anh bị quăng lên, quật xuống, cày xới đến tơi bời, tan nát. Mọi công việc bị đình trệ. Những bạn hàng thân thiết thuở nào cứ lảng dần, lảng dần rồi bỏ đi khơng một lời giải thích. Và đâu đó có tin đồn nay anh bị bắt, mai anh bị bắt. Khơng chỉ anh và gia đình anh sống trong nơm nớp lo sợ mà cả những nhân viên dưới quyền cũng sống trong hoảng hốt, lo âu. Mẹ anh thì hầu như khơng đêm nào khơng thắp hương lạy Phật. Chẳng biết lời cầu khấn chưa động đến trời hay thần Phật muốn thử lòng anh mà tháng 1/1998, phiên tòa sơ thẩm vẫn được mở dù ngay khi đó, dư luận đã cho rằng đây là phiên tòa... Tam Kỳ với rất nhiều sự phi lý đến kỳ lạ.
Kỳ lạ thứ nhất, nó là phiên tịa khơng có ngun đơn và khơng có bị đơn. Riêng về điều này, đến bây giờ anh cũng vẫn chưa
hết ngỡ ngàng. Quái, đến như vụ oan khuất thấu trời, lệch đất của nhà Thúy Kiều cịn: "Có tên xưng xuất là thằng bán tơ" nhưng ở vụ án này, khơng có ai "xưng xuất" mà cũng chẳng có "thằng bán tơ" nào cả. Sau này, anh được biết nguyên nhân để họ tiến hành điều tra là do "căn cứ vào những thông tin xã hội". Cái gọi là "thông tin xã hội" ở đây, nói như người bạn của anh nó thực chất là những... lời đồn!
Cái kỳ lạ thứ hai là họ kết tội anh cố ý làm trái. Nhưng làm trái cái gì, làm trái như thế nào thì tuyệt nhiên hồ sơ khơng có một câu, một dịng nào nhắc đến. Nó chỉ được ghi rất chung chung như vậy thôi. Cả đến bây giờ, sau nhiều đêm vắt tay lên trán, anh nghĩ nát óc vẫn khơng nghĩ ra mình đã "làm trái" điều gì. Có lần anh bảo tơi: "Cậu có biết vì sao cu Bờm ta phải hỏi bát nào đựng mắm, bát nào đựng tương, đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương không?". Thấy tôi ngơ ngác không hiểu, anh trầm ngâm bảo: "Bờm hỏi thế để đề phòng sau này lỡ bị cột vào tội... sử dụng sai mục đích. Đây là cái tội danh mơ hồ nhất và cũng nguy hiểm nhất đối với doanh nhân. Nó đã khiến khơng biết bao nhiêu người sa vào vịng lao lý chỉ vì cái mơ hồ của nó đấy".
Cái kỳ lạ thứ ba, họ kết tội anh "làm thất thoát tài sản xã hội chủ nghĩa, gây hậu quả nghiêm trọng". Thế nhưng đây là tài sản của anh. Anh có vay ngân hàng 5 tỉ đồng, họ bảo anh khơng có khả năng hồn trả nhưng Kiểm tốn Nhà nước lại đánh giá tài sản của anh còn những 12 tỉ đồng. Về tội "gây hậu quả nghiêm trọng" thì cáo trạng khơng chỉ ra được hậu quả là gì? Nghiêm trọng như thế nào? Đến mức nào?... Thật ra, có "thất thốt" đâu để gây "hậu quả". Dù khơng có chứng cứ, họ vẫn cố tình khép anh vào án... chung thân. Thật là "hào phóng" chết người [63].
Sự mất mát khơng thể tính thành tiền!
Sau hai lần xử, tòa đã tuyên anh trắng án, quyết định đình chỉ điều tra. Nhưng niềm vui của anh vụt tắt khi anh về đến nhà. Gia đình anh vẫn sống trong khơng khí như có đại tang. Người mẹ già của anh trước nỗi đau quá lớn đã đổ sụp, liệt giường liệt chiếu đến nỗi niềm vui trắng án của anh cũng không thể kiếm được dù một nửa nụ cười của người mẹ. Cái cơ ngơi anh gây dựng bằng biết bao mồ hơi, cơng sức giờ hoang tàn, ngập chìm trong cỏ dại. Anh chợt nhận ra rằng cuối cùng, dù chân lý đã thắng nhưng thực chất, anh vẫn là kẻ bại trận vì sự mất mát quá lớn. Trong ba năm kể từ khi có quyết định điều tra, tính sơ sơ anh mất chừng 14 tỷ đồng tài sản hữu hình do cơng việc làm ăn bê trễ, phải trả lãi ngân hàng và số tài sản bán tống, bán tháo lấy tiền trả cho vốn lưu động. Cái hợp đồng 5 triệu USD với Cộng hòa Liên bang Đức mà anh mất bao nhiêu tiền bạc, công sức vun trồng sắp đến ngày ăn quả cũng tan thành mây khói. Mọi kế hoạch phát triển nhà xưởng, mở rộng sản xuất kinh doanh đều bị đổ bể. Bao nhiêu cơ hội làm ăn bị bỏ lỡ. Nhưng cái mất mát khiến anh đau xót nhất là ở tài sản vơ hình.Vào thời điểm làm ăn phát đạt, Cty có gần 200 cơng nhân, bây giờ chỉ cịn lại vỏn vẹn hơn 20 người làm cầm chừng. Hơn 100 gia đình cơng nhân gắn bó với anh từ những ngày đầu thành lập, đã cùng anh sẻ chia những cay đắng trong cơn hoạn nạn giờ tan tác mỗi người một ngả. Đã có người khơng tìm được cơng ăn, việc làm lâm vào cảnh đói nghèo, con cái thất học. Có cả người sau này sa vào con đường phạm pháp. Nỗi đau khơng chỉ dừng ở đấy. Anh cịn phải chịu một mất mát khơng gì bù đắp là danh dự, uy tín, phẩm giá... bị bơi nhọ, thương hiệu bị thương tổn nặng nề. Đây là nỗi đau quá lớn đối với một doanh nhân.
Sau khi được minh oan ông đã khơng làm đơn địi bồi thường thiệt hại bởi lẽ ơng cho rằng:
Khơng dễ gì lấy lại được những gì đã mất. Vả lại, nếu có địi được 14 tỷ đồng tài sản hữu hình thì so với tài sản vơ hình mà tơi
mất đi là quá nhỏ bé. Là doanh nhân, chúng tơi chỉ có một mong muốn là được yên ổn làm ăn, dồn tất cả tâm huyết cho kinh doanh, sản xuất. Cái mà chúng tôi ngại nhất là dây dưa đến chốn cơng đường vì dù kết quả thế nào thì cuối cùng chúng tơi cũng phải chịu phần thiệt thịi, mất mát. Về việc của mình, thơi thì tơi coi nó như một vụ tai nạn xã hội. Cũng may là trong vụ này, không ai bị vào trong tù ngày nào [64].
Vụ án đạt được sự thỏa thuận trong vấn đề bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết 388.
Hơn 9 năm bị hàm oan, ba công dân Kim Lắc, Trần Lắc Lil và Thạch Ngọc Tấn mới được minh oan và bồi thường thiệt hại gần 470 triệu đồng.
Sáng ngày 16/11/2007, lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã có buổi thương lượng với ông Kim Hol (đại diện cho ba người bị Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng kết án oan là Kim Lắc, Trần Lắc Lil và Thạch Ngọc Tấn). Tại buổi thương lượng, hai bên thống nhất một số nội dung liên quan đến việc bồi thường thiệt hại theo tinh thần Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó, Kim Lắc được bồi thường 156,9 triệu đồng cho ba khoản thiệt hại về tinh thần do bị giam oan hơn 4 năm, thời gian tại ngoại chờ được minh oan gần 5 năm, thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất. Tương tự, Trần Lắc Lil và Thạch Ngọc Tấn cũng lần lượt được bồi thường số tiền 156,8 triệu đồng và 156,2 triệu đồng. Ngay sau khi thương lượng thành công, đại diện Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã ứng trước cho ba người bị oan mỗi người 3 triệu đồng để chi phí trong việc đi lại.
Ngoài việc bồi thường thiệt hại, Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng và ba người bị oan cũng thống nhất ngày 17/12/2007 sẽ tiến hành xin lỗi công khai tại địa phương nơi họ cư trú (ấp Đầu Giồng, xã
Trung Bình, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng). Cũng liên quan đến việc xin lỗi, Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng sẽ tiến hành đăng xin lỗi công khai trên báo Pháp Luật Việt Nam, Sài Gịn Giải Phóng [62].
Nội dung vụ án: Ngày 18/10/1998, Nguyễn Thị Phượng, ngụ tại ấp Đầu Giồng, xã Trung Bình, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng cùng em ruột là Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Lùng và cháu là Ngô Văn Cường ra kênh Ông Kép (cách cảng cá Trần Đề khoảng 2km) để hái bình bát. Khoảng một giờ sau, nghe tiếng kêu cứu, anh trai của Phượng là Nguyễn Văn Ơn ở gần đó chạy lại. Thấy bé Cường đang chới với dưới kênh, Ơn cùng Phượng vớt lên, cứu sống được Cường. Sau đó, theo lời Phượng, mọi người mò được xác của Vân từ dưới kênh đem lên bờ. Hiện trường vụ án lúc này còn lại chiếc quẹt gas và ba tàn thuốc lá. Lúc đầu cả ba đều nhận tội "Hiếp dâm", "Giết người", nhưng lời khai nhận tội của mỗi người