Về cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 102 - 110)

3.2. Các giải pháp xây dựng Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực

3.2.4. Về cơ sở vật chất

Để đáp ứng cơ sở vật chất cho việc xây dựng mô hình Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, cần thiết phải có kế hoạch và phƣơng án tổng thể về trụ sở làm việc, nhà công vụ; phƣơng tiện công tác và kinh phí hoạt động. Cụ thể nhƣ sau:

 Về trụ sở làm việc, nhà công vụ

Việc đầu tƣ xây dựng trụ sở làm việc của các đơn vị trong ngành tòa án cần có sự kế thừa hệ thống trụ sở hiện có, kết hợp với việc đầu tƣ xây dựng cải tạo mở rộng, xây dựng mới cho phù hợp, tránh lãng phí; phù hợp với quy hoạch của địa phƣơng, của Ngành và đảm bảo hoạt động bình thƣờng của các đơn vị.

Trên cơ sở số lƣợng, địa hạt tƣ pháp và địa điểm đặt trụ sở của các Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, cần lập dự án đầu tƣ tổng thể việc quy hoạch, bố trí đất và đầu tƣ xây dựng trụ sở cho Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực theo hƣớng hiện đại (đảm bảo quy mô và các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, trang thiết bị...). Trong đó, phân loại quy mô trụ sở làm việc, nhà công vụ của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực theo nhóm, phù hợp với quy mô biên chế, khối lƣợng công việc, đặc điểm vùng miền để phù hợp với thực tế.

Để góp phần khắc phục khó khăn cho ngân sách nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay, trƣớc mắt cần đầu tƣ xây mới trụ sở cho những Tòa án nhân dân sơ

97

thẩm khu vực đƣợc hợp nhất từ 2 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện trở lên, đã xác định rõ đƣợc địa điểm, địa hạt tƣ pháp mà trụ sở chƣa có hoặc chƣa đáp ứng nhu cầu cho hoạt động của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Đối với những nơi giữ nguyên địa hạt hành chính theo đơn vị cấp huyện hiện nay, chỉ đổi tên thành Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực mà trụ sở vẫn đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt thì chƣa đầu tƣ xây dựng mới. Đối với những Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực tuy đƣợc hợp nhất từ 2 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện trở lên, nhƣng trụ sở của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đóng trụ sở của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực trƣớc mắt có thể đáp ứng đƣợc thì tạm thời sử dụng, nếu cần thiết thì cải tạo mở rộng để sử dụng trong một thời gian ngắn, sau đó sẽ tiếp tục đầu tƣ xây dựng mới theo lộ trình.

Bên cạnh đó, đối với những Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực đƣợc sáp nhập từ 2 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện trở lên, vì công chức của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi không đặt trụ sở sẽ phải công tác xa nhà, trực nghiệp vụ... nên nhà ở công vụ cần thiết phải đƣợc chuẩn bị khẩn trƣơng trƣớc khi quyết định thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực.

 Về phƣơng tiện công tác

Tất cả các Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực đều cần đƣợc trang bị phƣơng tiện ô tô và các trang thiết bị khác để đáp ứng yêu cầu mới. Tại những đơn vị có quy mô cán bộ lớn, địa bàn rộng, khối lƣợng công việc nhiều cần đƣợc trang bị từ 2 ô tô trở lên để đáp ứng nhu cầu đi lại thƣờng xuyên của cán bộ, Thẩm phán khi làm nhiệm vụ. Ngoài ra, các phƣơng tiện làm việc, phƣơng tiện liên lạc phục vụ nhu cầu công tác của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực cần đƣợc trang bị theo hƣớng hiện đại.

 Về kinh phí hoạt động

Với mô hình tổ chức lớn hơn, địa hạt tƣ pháp rộng hơn, khối lƣợng công việc, số lƣợng cán bộ tập trung đông hơn, nhu cầu sử dụng phƣơng tiện nhiều hơn thì nhu cầu kinh phí hoạt động thƣờng xuyên của Tòa án nhân dân sơ thẩm

98

khu vực sẽ tăng thêm. Nguồn kinh phí này cần đƣợc tính toán cụ thể cho từng Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực đƣợc phân loại theo quy mô cán bộ, khối lƣợng công việc, đặc điểm địa hình.

Để có thời gian chuẩn bị về cơ sở vật chất, phƣơng tiện, kinh phí cho hoạt động của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực thì việc sáp nhập một số đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện vào một khu vực không nên thực hiện đồng loạt một lần mà giai đoạn đầu thực hiện ở những nơi có điều kiện thuận lợi; đối với những nơi chƣa đủ điều kiện thì trƣớc mắt chuyển đổi mỗi đơn vị cấp huyện thành một khu vực, khi chuẩn bị đủ điều kiện sẽ thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực có quy mô lớn hơn.

99

KẾT LUẬN

Có thể nói việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm kể từ những ngày đầu lập quốc. Hệ thống này đã đƣợc nhiều lần củng cố và kiện toàn nhằm đáp ứng những yêu cầu từ cuộc sống và việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, có thể thấy sự đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp vẫn còn chậm so với yêu cầu của thực tiễn đời sống cũng nhƣ so với chính cuộc cải cách lớn mà Việt Nam đang tiến hành đó là cải cách kinh tế theo hƣớng xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn khá gai góc trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp đang đƣợc đặt ra nhƣng vẫn chƣa đƣợc trả lời một cách thấu đáo và dứt khoát nhất là vấn đề xác định mô hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp trong bối cảnh xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân, tăng cƣờng và mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con ngƣời.

Để hiểu rõ yêu cầu đổi mới mô hình Tòa án nhân dân đáp ứng đòi hỏi của cải cách tƣ pháp, luận văn đã làm rõ những vấn đề chung nhất về bối cảnh, quan điểm và nội dung cải cách tƣ pháp, nắm vững những thành tựu và hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận văn đã có những lý giải khoa học về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng mô hình Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, đồng thời chỉ ra những điểm ƣu việt của mô hình này so với mô hình Tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay.

Xuất phát từ yêu cầu “Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính” [2, mục 2.2], luận văn đã chỉ ra những thuận lợi của việc xây dựng mô hình này nhƣ đƣợc sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Đảng, phù hợp với bối cảnh đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nƣớc và chủ trƣơng tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện, tiếp thu kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân ở Việt Nam và kinh nghiệm ở

100

một số nƣớc trên thế giới. Đồng thời, luận văn cũng làm rõ những khó khăn thách thức đặt ra đối với việc xây dựng mô hình Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, đó là: Sự thiếu đồng bộ trong việc đổi mới hệ thống cơ quan tƣ pháp; bất cập trong việc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự giám sát của Hội đồng nhân dân; Sự thiếu thống nhất trong việc xây dựng số lƣợng và địa hạt tƣ pháp của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực ở một số địa phƣơng; chƣa đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực; bất cập trong việc tổ chức sắp xếp đội ngũ cán bộ và bất cập về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc.

Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn của việc xây dựng mô hình Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, luận văn đã đƣa ra các phƣơng hƣớng để xây dựng mô hình này, đó là: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng; Đảm bảo sự giám sát của Hội đồng nhân dân; Đảm bảo quyền của ngƣời dân trong việc tiếp cận Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực và Đảm bảo sự đồng bộ của các cơ quan tƣ pháp. Trong đó, tác giả cho rằng đảm bảo quyền của ngƣời dân trong việc tiếp cận Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực là phƣơng hƣớng quan trọng nhất khi thiết lập mô hình này bởi bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân là mục tiêu trung tâm của nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp cụ thể, đó là các giải pháp về cơ sở pháp lý, về tổ chức bộ máy, về đội ngũ cán bộ và về cơ sở vật chất. Luận văn cho rằng các giải pháp này phải đƣợc thực hiện đồng bộ và có lộ trình thích hợp.

Nhƣ vậy, về cơ bản, tác giả đã hoàn thành những mục tiêu đề ra khi nghiên cứu “Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay”. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một đề tài luận văn thạc sỹ, những vấn đề đặt ra mới chỉ có tính chất gợi mở mà chƣa thực sự đƣợc nghiên cứu, giải quyết triệt để. Tính khả thi của việc xây dựng mô hình này là vấn đề cần thiết đặt ra cho các nhà khoa học và những ngƣời làm công tác thực tiễn tiếp tục nghiên cứu bởi lẽ tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực là

101

chủ trƣơng lớn, việc tổ chức thực hiện sẽ không tránh khỏi nhiều vấn đề phát sinh phức tạp liên quan đến quan điểm, tƣ tƣởng. Trên thực tế, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên của các cơ quan tƣ pháp băn khoăn về tính khả thi và tính ƣu việt của việc tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Ngoài ra, do tình hình kinh tế xã hội của đất nƣớc còn nhiều khó khăn nên có nhiều ý kiến lo ngại về khả năng ngân sách để đảm bảo xây dựng thành công Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực.

Qua việc nghiên cứu đề tài này, từ sự phân tích cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, tính ƣu việt của mô hình Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, những thuận lợi, khó khăn thách thức cũng nhƣ phƣơng hƣớng và các giải pháp xây dựng mô hình này, chúng tôi nhận thấy đây là chủ trƣơng đúng đắn, là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tƣ pháp. Trong việc triển khai thực hiện chủ trƣơng này, tuy vẫn còn một số hạn chế, khó khăn nhƣng nhìn tổng thể, những thuận lợi vẫn là cơ bản, những hạn chế, khó khăn có thể khắc phục đƣợc, đòi hỏi sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, các cấp ủy Đảng cũng nhƣ sự phối kết hợp giữa ngành Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Hi vọng trong thời gian tới, mô hình này sẽ đƣợc tổ chức và hoạt động có hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt chức năng thực hành công tác xét xử và hoạt động tƣ pháp của Tòa án nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp mà Đảng và Nhà nƣớc ta đã và đang khẩn trƣơng tiến hành.

102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới”, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/05/2005 về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2010), Kết luận số 79-KL/TW ngày 28-7-2010 của về Đề án đổi mới tổ chức hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, Hà Nội.

4. Bộ chính trị (2014), Kết luận số 92-KL/TW ngày 12 tháng 3 năm 2014 về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết số 49 về cải cách tƣ pháp đến năm 2020, Hà Nội. 5. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Sửa đổi năm 2013), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Uông Chu Lƣu (chủ nhiệm đề tài) (2006), Đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc: Cải cách các cơ quan tƣ pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tƣ pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của tòa án trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Hà Nội.

7. Lê Cảm và Nguyễn Ngọc Chí (2004), Cải cách tƣ pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại

hội VI, VII, VIII, IX), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Đào Trí Úc (2002), Hệ thống tƣ pháp và cải cách tƣ pháp ở Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Hoàng Thế Liên, Nguyễn Huy Ngát, Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Minh Phƣơng, Dƣơng Thiên Hƣơng, Nguyễn Quốc Vinh (2011), Nghiên cứu tổ

103

chức và hoạt động của hệ thống tƣ pháp của năm quốc gia: Trung Quốc, In- đô-nê-xi-a, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga, NXB Tƣ pháp, Việt Nam.

11.Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001) Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

12. Quốc hội (1960), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Quốc hội (1981), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 1981, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Quốc hội (1992), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày năm 1992, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân nhân dân năm 2002, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20 tháng 1 năm 2014 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, Hà Nội .

17. Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao về hoạt động tổ chức ngành Tòa án năm 2013.

18. BCS Đảng Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo số 38-BC/BCSĐ ngày 25/04/2012 của về Công tác chuẩn bị thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, Hà Nội.

19. Thái Vĩnh Thắng (2006), Thể chế chính trị các nƣớc Châu Âu, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Tạp chí kiểm sát (2011), Mô hình tố tụng Trung Quốc.

21. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Báo cáo số 858/VKSTC-V9 ngày 30/12/2012 về Tình hình, kết quả triển khai chuẩn bị thành lập Viện kiểm sát khu vực, Hà Nội.

104

22. Lê Cảm (2005), Bàn về tổ chức quyền tƣ pháp – nội dung cơ bản của Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, Tạp chí Kiểm sát số 23, 12/2005, Hà Nội, tr.8-15.

23. Nguyễn Đăng Dung (2002), Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy Nhà nƣớc, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

24. Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội (2009), Hƣớng dẫn số 13/HD - VKSTC-V8 hƣớng dẫn thực hiện Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16/01/2009. 25. Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 102 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)