Hệ thống Tòa án nhân dân theo pháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 34 - 39)

1.2. Đổi mới hệ thống Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp

1.2.2. Hệ thống Tòa án nhân dân theo pháp luật hiện hành

* Về vị trí, vai trò của Tòa án

Vị trí và vai trò của Tòa án biểu hiện qua chức năng và thẩm quyền của Tòa án đƣợc quy định trong Hiến pháp 1992, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật tố tụng hành chính và các văn bản pháp luật khác. Đặc biệt, vị chức năng và thẩm quyền của Tòa án đƣợc thể hiện mới nhất trong Hiến pháp 2013 đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Tòa án trong bộ máy nhà nƣớc nói chung và trong hệ thống các cơ quan tƣ pháp nói riêng.

Theo quy định của những văn bản pháp luật nêu trên thì Tòa án là cơ quan xét xử duy nhất của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chức năng xét xử của Tòa án là chức năng cơ bản và quan trọng nhất, nó bao trùm và xuyên suốt quá trình hoạt động của Tòa án. Điều 127 Hiến pháp 1992 quy định Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phƣơng, các Tòa án Quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của Nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam; Điều 1 Luật tổ chức Tòa án Nhân dân quy định Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

Chỉ có Tòa án mới có quyền nhân danh Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam tuyên bố một ngƣời có tội hay vô tội. Điều 72 Hiến pháp 1992 quy định “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chƣa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Ngƣời bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền đƣợc bồi thƣờng thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Ngƣời làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho ngƣời khác phải bị xử lý nghiêm minh.

Hiến pháp năm 2013 đƣợc ban hành và một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của Tòa án trong bộ máy nhà nƣớc, theo đó Tòa án không những là cơ quan xét xử mà còn là cơ quan thực hiện quyền tƣ pháp theo khoản 1 Điều 102: “Tòa

29

án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [5, khoản 1 Điều 102] Trong tình hình hiện nay, cùng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và khu vực, việc cải cách hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có tƣ pháp của nƣớc ta đƣợc đặt ra hết sức cấp thiết. Hệ thống các cơ quan tƣ pháp ở nƣớc ta hiện nay gồm có: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi hành án và mỗi cơ quan tƣ pháp đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhƣng cùng năm trong một hệ thống đồng bộ, có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Để tạo chuyển biến trong cải cách tƣ pháp cần phải nghiên cứu, tìm giải pháp đồng bộ, khả thi nhất trong đó có việc thực hiện cải cách, đổi mới các vấn đề liên quan đến tất cả các cơ quan trong hệ thống các cơ quan tƣ pháp mà trọng tâm là cải cách tổ chức Tòa án. Tòa án không những là cơ quan thực hiện các hoạt động tƣ pháp theo đúng chức năng, thẩm quyền của mình mà còn là cơ quan giảm sát kết quả hoạt động của cả hệ thống tƣ pháp.

Tòa án có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ quan trung tâm trong hệ thống các cơ quan tƣ pháp, thể hiện qua các chức năng và nhiệm vụ sau:

* Về chức năng, thẩm quyền của Tòa án

Thứ nhất, Tòa án là cơ quan xét xử duy nhất của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chỉ có Tòa án mới có quyền tuyên bố một ngƣời có tội hoặc vô tội và áp dụng hình phạt hoặc các biện pháp tƣ pháp khác đối với họ.

Thứ hai, Tòa án xét xử theo chế độ hai cấp, xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Ngoài ra, Tòa án còn thực hiện chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án hay quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có sự vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ tục tố tụng… hoặc phát hiện có những tình tiết mới làm thay đổi bản chất của vụ án… để đảm bảo hoạt động xét xử của Tòa án là phải đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, tránh oan sai xảy ra.

30

Thứ ba, Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào đƣợc phép can thiệp, tác động, làm ảnh hƣởng đến tính độc lập xét xử của Tòa án. Phán quyết của Tòa án là nhân danh Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bản án, quyết định của Tòa án có tính cƣỡng chế nhà nƣớc nghiêm khắc nhất để đảm bảo hiệu lực thi hành.

Thứ tƣ, trong tố tụng hình sự, mọi hoạt động điều tra, truy tố đều phục vụ cho quá trình xét xử, phục vụ cho việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với ngƣời phạm tội. Bản án, quyết định của Tòa án làm cơ sở cho việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với ngƣời phạm tội.

Thứ năm, khi nói đến “quyền tƣ pháp” là phải nói đến Tòa án, Tòa án là nơi biểu hiện một cách mạnh mẽ nhất, tập trung và rõ ràng nhất quyền lực tƣ pháp thông qua hoạt động xét xử. Với Hiến pháp 2013, quyền tƣ pháp đối với Tòa án không chỉ thông qua hoạt động xét xử mà còn thông qua các hoạt động thực hiện quyền tƣ pháp, giám sát hoạt động tƣ pháp của các cơ quan khác. Cụ thể hóa điều này, ngày 20/01/2014 Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân. Pháp lệnh này quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng, đƣa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Tòa án nhân dân; trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại; khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị; giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính [16, Điều 1]. Với phạm vi điều chỉnh nhƣ trên, việc quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng, đƣa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trƣớc đây thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh đã đƣợc

31

chuyển sang cho Tòa án nhân dân quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh. Điều này một mặt làm giảm gánh nặng cho Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh trong việc quản lý hành chính, mặt khác tăng thẩm quyền cho Tòa án, thể hiện vai trò của Tòa án đối với việc thực hiện quyền tƣ pháp. Đây cũng là việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng về cải cách hệ thống hóa pháp luật, cải cách tƣ pháp và cải cách hành chính đã đƣợc xác định trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng; bảo đảm trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính chặt chẽ, nhanh gọn, khả thi nhằm tăng cƣờng tính công khai, minh bạch, công bằng dân chủ trong quá trình xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bảo đảm quyền công dân, quyền con ngƣời.

Thứ sáu, ngoài chức năng xét xử, Tòa án còn có nhiệm vụ đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, tổ chức và mọi cá nhân. Trong quá trình xét xử, giải quyết vụ án hình sự, Tòa án có nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, để từ đó có những kiến nghị, yêu cầu đối với cá nhân có trách nhiệm, tổ chức, cơ quan nhà nƣớc có liên quan có những biện pháp hợp lý và kịp thời để chống và ngăn ngừa tội phạm mới phát sinh.

Thứ bảy, sau khi ra quyết định thi hành bản án, Tòa án còn có nhiệm vụ phối hợp với chính quyền địa phƣơng, các cơ quan đoàn thể, cơ quan Viện kiểm sát để theo dõi, giám sát, giáo dục bị cáo đƣợc hƣởng án treo, cải tạo không giam giử, xét giảm thời gian thử thách đối với những ngƣời bị phạt tù nhƣng cho hƣởng án treo, công tác đặc xá.

Thứ tám, trong các vụ án dân sự, lao động, kinh tế Tòa án là nơi bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân khi có tranh chấp xảy ra, luôn cố gắng xây dựng mối đoàn kết trong nhân dân qua việc xét xử, hoà giải các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, hàn gắn và khôi phục lại một phần

32

những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữ đƣợc truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta là đoàn kết, thân ái, giúp đỡ, chín bỏ làm mƣời. [27, tr105]

Nhƣ vậy, Tòa án có một vai trò, vị trí quan trọng trong Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Tòa án là nơi thực hiện công lý và công bằng xã hội thông qua chức năng xét xử. Theo quy định tại Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân thì: Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Tòa án là nơi biểu hiện quyền lực Nhà nƣớc mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất, mọi phán quyết của Tòa án có tính cƣỡng chế nghiêm khắc của Nhà nƣớc. Theo quy định tại Điều 106 Hiến pháp 2013: “Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” [5, Điều 106]. Nhà nƣớc đã tạo ra một hệ thống thiết chế, chế tài hỗ trợ cho bản án, quyết định đƣợc thực hiện trong thực tế cuộc sống, đặc biệt trong Bộ luật hình sự Việt nam hiện hành quy định ba tội phạm liên quan đến những phán quyết của Tòa án, đó là tội “không chấp hành án” (Điều 304), tội “không thi hành án” (Điều 305), và tội “cản trở việc thi hành án” (Điều 306).

Tòa án là nơi thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả nhất, bằng việc đƣa lên phƣơng tiện thông tin đại chúng các phiên tòa tổ chức xét xử lƣu động ngoài tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung, còn có tác dụng tuyên truyền, giới thiệu, giải thích cho quần chúng nhân dân về pháp luật để mọi ngƣời hiểu biết thêm về pháp luật và hƣớng họ tới: Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

33

Nhƣ vậy, qua nghiên cứu lý luận về Nhà nƣớc pháp quyền, qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ của Tòa án thì Tòa án không chỉ là một cơ quan bảo vệ pháp luật mà còn chính là cơ quan trung tâm trong hệ thống các cơ quan tƣ pháp, thực hiện quyền tƣ pháp của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nó điều hoà, chi phối các quá trình xã hội và các quan hệ xã hội, giữa các cơ quan Nhà nƣớc với nhau, giữa cơ quan Nhà nƣớc, nhân viên Nhà nƣớc với công dân và giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 34 - 39)