Vai trò củaTòa án trong việc bảo đảm quyền tiếp cận công lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 65)

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc cải cách tư pháp, ngày 02/01/2002 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ''Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới''. Nghị quyết này đề cập khá toàn diện vấn đề cải cách tư pháp, trong đó bao gồm những quan điểm chung và chủ trương, giải pháp cụ thể đối với từng cơ quan tư pháp. Nghị quyết nhấn mạnh công tác tư pháp phải theo đúng đường lối, chủ

trương của Đảng, bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, giữ vững bản

chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đối với Toà án, Nghị quyết 08-NQ/TW nhấn mạnh: Cần phân định thẩm quyền của các Toà án các cấp theo hướng Toà án nhân dân tối cao làm nhiệm vụ tổng kết xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật và giám đốc xét xử các quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật; Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố chủ yếu thực hiện công tác xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động.

Tiếp theo Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết này xác định: ''Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm''. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng nhấn mạnh: ''Việc thành lập Toà án

chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp Toà án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức Toà án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành''. Đối với Toà án quân sự, Nghị quyết 49-NQ/TW chỉ đạo ''cần nghiên cứu, xác định hợp lý phạm vi thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự theo hướng chủ yếu xét xử những vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, những vụ án liên quan đến bí mật quân sự...''. Đối với việc tổ chức phiên toà xét xử, cần ''xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp''.

Như vậy, có thể thấy, những quan điểm và phương hướng trên đây về cải cách tổ chức và hoạt động của Toà án có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ quyết định hiệu quả của hoạt động cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay, mà đồng thời còn có tác động trực tiếp, tích cực đến việc bảo đảm quyền tiếp cận công lý của người dân.

Trên tinh thần của các Nghị quyết kể trên, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 đã có sự đổi mới về cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của tòa án nhân dân các cấp. Những cải tổ kể trên đã dẫn đến một số kết quả tích cực, giúp tăng cường khả năng tiếp cận công lý của người dân thông qua hoạt động của hệ thống tòa án, cụ thể như sau:

- Số lượng các vụ án được giải quyết và chất lượng hoạt động xét xử của hệ thống tòa án gần đây đã được nâng cao. Về chất lượng xét xử, nhìn chung, các bản án được tuyên với chất lượng tốt hơn do thực hiện tốt hơn các trình tự tố tụng và nâng cao trách nhiệm của các thẩm phán.

- Nguyên tắc tranh tụng tại các phiên tòa ngày càng được khuyến khích và đề cao, thay dần cho phương pháp tố tụng xét hỏi, từ đó bảo đảm tính

công khai và minh bạch trong xét xử. Trong tố tụng, quyền bào chữa cũng được đảm bảo tốt hơn. Theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Luật Luật sư, vai trò và vị trí của giới luật sư được đề cao, hiện tại luật sư có thể tham gia tố tụng ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án.

- Thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại của Nhà nước trong các vụ việc oan sai. Đây là bước đột phá trong việc đảm bảo lợi ích hợp pháp của công dân trước sự vi phạm của Nhà nước (bồi thường Nhà nước). Về vấn đề này, Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH/11 ngày 17/3/2003 đã được ban hành và áp dụng trong thực tiễn mà theo đó, các cơ quan tiến hành tố tụng (bao gồm công an, kiểm sát và toà án) phải bồi thường thiệt hại khi những hoạt động nghiệp vụ của mình mà sau này được kết luận là “oan sai”.

- Tăng cường và nâng cao hoạt động hướng dẫn thống nhất áp dụng pháp luật. Như đã nêu trên, tòa án ở Việt Nam không có thẩm quyền giải thích pháp luật, tuy nhiên, theo Luật tổ chức tòa án, Tòa án nhân dân tối cao có chức năng và nhiệm vụ hướng dẫn thi hành pháp luật đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật trong toàn bộ hệ thống tòa án. Trong những năm qua, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành nhiều nghị quyết hướng dẫn thi hành pháp luật hơn so với những năm trước đây, thông qua đó đã góp phần tháo gỡ nhiều vướng mắc trong công tác xét xử.

- Tuyên truyền và phổ biến pháp luật không phải là chức năng chủ yếu của ngành tòa án nhân dân. Tuy nhiên, bằng những hoạt động xét xử và đặc biệt là thông qua các phiên tòa lưu động, nội dung và bản chất của nhiều vấn đề pháp lý đã được truyền tải trực tiếp đến đông đảo quần chúng nhân dân khi các phiên tòa đều được công khai xét xử. Bên cạnh đó, các diễn đàn của công luận của ngành tòa án như: Báo công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân và các bản Thông tin khoa học xét xử đã ra mắt bạn đọc thường xuyên với nội dung ngày càng phong phú. Đây cũng là những cơ hội tốt để bạn đọc tiếp cận pháp luật thông qua hoạt động của ngành tòa án.

Cũng nhằm tăng cường việc thực thi và bảo vệ quyền tiếp cận công lý tại Việt Nam, ngày 21/10/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam” do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan pháp luật và tư pháp khác của Việt Nam thực hiện vào Danh mục các dự án yêu cầu UNDP tài trợ giai đoạn 2009-2014. Đây là một trong các dự án quan trọng nhất của UNDP hỗ trợ các lĩnh vực quan trọng liên quan đến quản trị quốc gia – một trong các cấu phần chính của Kế hoạch chung thực hiện sáng kiến Một Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và UNDP - cơ sở pháp lý để xây dựng dự án này. Mục tiêu của dự án là tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam, một trong những nội dung đó là việc xây dựng bộ chỉ số tư pháp cấp tỉnh. Mục tiêu của hợp phần này là nhằm tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền, trong đó dự kiến các nội dung chính là xây dựng bộ chỉ số tư pháp cấp tỉnh. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chiến lược về trao quyền pháp lý cho người nghèo, phối hợp triển khai sáng kiến của UNDP toàn cầu về trao quyền pháp lý cho người nghèo tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Tăng cường việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về nhân quyền và nội luật hóa các cam kết quốc tế này vào pháp luật trong nước.

Về vai trò của Tòa án nhân dân, Điều 102 Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:

“1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Điều này cũng đã được ghi nhận tại khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 vừa có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2015. Có thể thấy theo cả hai cách tiếp cận truyền thống và hiện đại về quyền tiếp cận công lý, tòa án là một trong những chủ thể có vai trò chính trong việc bảo đảm quyền tiếp cận công lý. Tuy Tòa án cũng chỉ là một chủ thể tham gia vào thực thi đảm bảo quyền tiếp cận công lý của người dân, bên cạnh các thiết chế tư pháp khác nhưng vai trò của Tòa án là rất to lớn, nếu không nói là quan trọng nhất. Vì bản chất của tiếp cận công lý cũng chính là tiếp cận với tòa án hay tiếp cận các quy trình, thủ tục xét xử của Tòa án. Như phân tích ở trên, Tòa án có thể là nơi đầu tiên giải quyết các vụ tranh chấp, và đồng thời cũng là nơi cuối cùng giải quyết nếu các phương án khác không thực sự hiệu quả. Do đó, không chỉ riêng ở nước ta, trong các quốc gia khác, các vụ xét xử tại tòa án từ trước tới nay vẫn chiếm tỷ lệ đa số trong tất cả các vụ việc được giải quyết bởi mọi cơ chế giải quyết tranh chấp.

Để đến được kết quả cuối cùng của quyền tiếp cận công lý khi người dân nhận được sự phân xử của tòa án mà ngay lập tức hoặc sau đó dẫn đến sự đền bù hoặc khắc phục thỏa đáng cho những bất công, thiệt hại mà họ phải gánh chịu, việc tiếp cận công lý trên thực tế liên quan đến một loạt vấn đề của hệ thống tòa án mà đầu tiên bao gồm phạm vi chức năng, nhiệm vụ và sau đó là các hoạt động cụ thể như: Hoạt động thụ lý và xét xử; Hoạt động hướng dẫn công tác xét xử; Hoạt động tuyên truyền và phổ biến pháp luật; Hoạt động thi hành án; Hoạt động công khai các bản án và thông tin có liên quan.

Như vậy, để bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận công lý của người dân thông qua các tòa án, không những phải nâng cao hiệu quả của hoạt động thụ lý và xét xử, mà còn tất cả các hoạt động khác của hệ thống tòa án.

Tuy nhiên, để bảo đảm quyền tiếp cận công lý thông qua hệ thống tòa án, hay nói cách khác, để bảo đảm hoạt động của toà án phù hợp với các

nguyên tắc về quyền tiếp cận công lý, hoạt động xét xử của hệ thống này cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, đảm bảo tính công khai, minh bạch có tác dụng bảo đảm

quyền lực tư pháp được thực hiện một cách có trách nhiệm, ngăn chặn những hành vi tham nhũng, tạo niềm tin của người dân với hệ thống toà án từ đó làm nền tảng cho việc tiếp cận với công lý. Công khai minh bạch trong hoạt động của tòa án bao gồm việc mở cho mọi người tiếp cận với tất cả các bản án của toà án các cấp ngay sau khi chúng được tuyên, điều mà ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới chưa làm được. Theo quy định của pháp luật, Tòa án nhân dân các cấp tại Việt Nam xét xử công khai. Trong trường hợp cần giữ bí mật của nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ, tòa án sẽ xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai. Việc tuyên án công khai lâu nay đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên, việc tập hợp các bản án, quyết định của tòa án để xuất bản chỉ mới được Tòa án nhân dân tối cao bắt đầu từ năm 2005. Do đó, việc công bố bản án, quyết định của tòa án sẽ giúp công chúng hiểu được việc làm của tòa án, giám sát công tác xét xử của tòa án.

Thứ hai, giải quyết các vụ án một cách kịp thời, không chậm trễ vừa là

kết quả, vừa là tiền đề của quyền tiếp cận công lý. Sự chậm trễ, trì hoãn vô cớ thường dẫn đến những tiêu cực, tham nhũng trong việc giải quyết các vụ án, đồng thời gây thiệt hại to lớn cho quyền lợi của các bên. Do đó, việc giải quyết vụ án một cách kịp thời, không chậm trễ còn góp phần làm tăng niềm tin của công chúng với công lý, bảo vệ pháp chế và các giá trị đạo đức trong xã hội.

Thứ ba, đảm bảo tính khách quan, vô tư và áp dụng pháp luật chính xác

trong hoạt động xét xử của tòa án là những yếu tố có liên hệ mật thiết với nhau và là những yếu tố then chốt quyết định hiệu quả của hoạt động xét xử

cũng như kết quả của quyền tiếp cận công lý. Khách quan, vô tư và áp dụng pháp luật chính xác trong hoạt động xét xử không chỉ có ý nghĩa đối với xã hội mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động của ngành Toà án. Nó đảm bảo quyền lợi của người dân, làm cho người dân tin tưởng vào Toà án và củng cố kỷ luật, sự thống nhất trong hệ thống Toà án.

Tòa án là một trụ cột quan trọng trong bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận công lý của người dân. Tuy nhiên, trong thời gian qua thực trạng hoạt động của Tòa án vẫn còn những tồn tại, hạn chế như:

Một là, theo quy định của Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm

2002 đã hết hiệu lực và hiện nay được quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và , hệ thống toà án được tổ chức theo cấp hành chính (Tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tòa án cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương). Việc quy định như vậy đã dẫn đến tình trạng bất cập với mỗi cấp xét xử, cụ thể:

- Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện, số lượng như hiện nay là quá lớn và đang có xu hướng tăng lên, vì nhu cầu thành lập mới các đơn vị hành chính cấp huyện, nên rất khó khăn trong lĩnh vực đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường nguồn lực cho Tòa án nhân dân cấp huyện, trong khi Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi giải quyết xét xử theo thủ tục sơ thẩm trên 80% các loại vụ án thuộc thẩm quyền của ngành Tòa án nhân dân. Tổ chức, bộ máy của Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002 là rất đơn giản, không được tổ chức theo lĩnh vực xét xử, nên khó khăn trong việc đầu tư, đào tạo chuyên ngành cho các Thẩm phán, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, ảnh hưởng đến chất lượng công tác xét xử, nhất là công tác xét xử các loại vụ án đòi hỏi chuyên môn sâu, ví dụ như xét xử các vụ án hành chính. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 mới đây đã có quy định tại khoản 1 Điều 45: “ Tòa án nhân dân huyện,

quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)