Hệ thống văn bản quy phạm phápluật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 54)

Các nhóm xã hội dễ bị tổn thương theo được ghi nhận và bảo vệ theo pháp luật quốc tế từ sớm và càng ngày càng được mở rộng. Trong khi người thiểu số, người bản địa, trẻ em.. được bảo vệ trong pháp luật trước khi Liên hợp quốc ra đời thì những nhóm khác như phụ nữ, người khuyết tật, người lao động di trú… sau này mới được ghi nhận trong luật nhân quyền quốc tế.

Quyền con người được ghi nhận trong luật nhân quyền quốc tế là những quyền cơ bản, chung cho mọi người, không phân biệt bởi bất cứ yếu tố gì. Đó là các quyền được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (1966)…Bên cạnh đó, một số điều ước, văn kiện đã có quy định một vài điều khoản đề cập riêng đến quyền của một vài nhóm như phụ nữ, trẻ em, người thiểu số…

Ngoài ra, một số công ước như Công ước về quyền trẻ em (1989), Công ước về quyền của người khuyết tật (2007), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (1979), Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (1965)... cũng đã đề cập riêng và cụ thể đến những quyền đặc thù của các nhóm dễ bị tổn thương. Những văn kiện này bổ sung bên cạnh các quyền chung là các quyền đặc thù cho từng nhóm, xét về bản chất đó là những ưu tiên hoặc cơ chế bảo vệ đặc biệt dành cho các nhóm dễ bị tổn thương dựa trên những đặc điểm của họ. Như quy định “Cấm kết

án và hành quyết người thiểu năng tâm thần”, hay “Dành cho người thiểu năng tâm thần những bảo vệ đặc biệt về tố tụng, ví dụ như cử luật sư có năng lực bào chữa miễn phí, có đại diện pháp lý, có hỗ trợ phiên dịch, chăm sóc y tế thích hợp, miễn trừ trách nhiệm hình sự dựa trên chứng nhận sức khỏe tâm thần…

Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phù hợp với các Công ước quốc tế liên quan đến các nhóm yếu thế trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến các chính sách xã hội trợ giúp các nhóm yếu thế. Cụ thể của các chính sách này đó là pháp điển hóa thành các Luật về các nhóm yếu thế như Luật người cao tuổi năm 2009 trong đó có khuyết sự quan tâm của các tổ chức cá nhân nhằm xã hội hóa công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; Luật người khuyết tật năm 2010, trong đó có quy định trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật; Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng, chính sáchc ủa Nhà nước về phòng chống, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Hoặc số văn bản liên quan đến nhóm người mắc HIV/AIDS (Luật Phòng chống nhiễm vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người năm 2006).

Về thực tế, đa phần những người thuộc nhóm yếu thế là do những hoàn cảnh đặc biệt dẫn đến thuộc nhóm người nghèo hoặc cực nghèo. Vì vậy, ngoài việc thể chế hóa trong các quy định của pháp luật, Đảng, Nhà nước ta còn thực hiện những chương trình mục tiêu quốc gia để đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo công bằng đối với các nhóm yếu thế này. Ví dụ chương trình mục tiêu quốc gia xóa đỏi giảm nghèo, chương trình 135; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng…

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam còn ưu tiên trợ giúp kinh phí cho nhiều dự án quan trọng khác dành cho nhóm yếu thế như Dự án bảo trợ xã hội cho các nhóm thiệt thòi ở Việt Nam. Dự án này hướng đến 04 nhóm xã hội được coi là thiệt thòi sau: Nhóm thứ nhất và cũng là nhóm lớn nhất là nhóm những người nông dân nghèo ở nông thôn mà phần lớn những người nghèo sống ở các vùng nông thôn và đồi núi . Nhóm người thứ 2 là những người nghèo ở nông thôn di cư ra thành thi ̣ . Nhóm thứ 3 bao gồm những công nhân làm thuê không chính thức trong các công xưởng thủ công và trong các xưởng sản xuất gia đình . Cuối cùng nhóm thứ 4 gồm những người ốm yếu , tàn tật bao gồm cả những người bi ̣ nhiễm HIV . Dự án thực hiện trong giai đoạn 2003-2005.

Ngoài những văn bản luật cụ thể đối với từng đối tượng, nhóm xã hội yếu thế, dễ bị tổn thương kể trên, pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận những quy định đảm bảo thực hiện quyền tiếp cận công lý, mà bản chất là quyền xét xử công bằng như đã phân tích ở chương I. Các quy định này nằm ở những văn bản pháp luật khác nhau, đặc biệt được ghi nhận ở các bộ luật tố tụng. Ví dụ Điều 5 phần Những nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định về bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật: “Tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình

đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật”. Hay Điều 24 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về tiếng

nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự: “Tiếng nói và chữ viết dùng trong

tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này cần phải có phiên dịch”.

Tuy hệ thống văn bản pháp luật của nước ta đã phần nào đảm bảo thực hiện quyền tiếp cận công lý của người dân hơn so với giai đoạn trước, nhưng

những bất cập, hạn chế mà nó mang lại ngày càng trở thành vấn đề cấp bách hiện nay. Điều này thể hiện rõ nhất ở hai khía cạnh: tính ổn định và tính thống nhất, cụ thể:

Thứ nhất, số lượng văn bản quy phạm pháp luật lại quá nhiều, trong khi

những văn bản này, đặc biệt là các văn bản có hiệu lực cao như Luật, Nghị định thường mang tính chất chung chung, khó áp dụng vào thực tế cuộc sống phong phú, mà nhất thiết phải qua các văn bản hướng dẫn của cấp dưới để vừa giải thích, vừa áp dụng sáng tạo vào địa phương, cơ quan, tổ chức mình cho phù hợp. Không những vậy, tính ổn định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay cũng chưa cao. Minh chứng rõ nhất cho điều này là cứ đến kỳ họp Quốc hội hay họp Chính phủ, hàng loạt văn bản luật được đưa ra bàn bạc, cho ý kiến để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Số lượng văn bản được đưa ra sửa đổi, bổ sung, thay thế nhiều hơn số lượng văn bản ban hành mới, dù các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh không có nhiều thay đổi. Cũng vì văn bản ở trung ương sửa đổi, quy định mới nên hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật mà địa phương ban hành cũng phải sửa đổi theo.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do khả năng, trình độ của đội ngũ làm công tác xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật ở một số bộ, ngành, địa phương còn hạn chế, yếu kém nên nhiều văn bản mới ban hành không có tính khả thi, chồng chéo, bất cập. Nhiều dự án luật, pháp lệnh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng đôi khi được thông qua vội vã mà không được tổng kết, đánh giá từ thực tiễn, thiếu nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ban hành. Trên thực tế, hiện nay, nhiều quy định pháp luật ở nước ta khi đưa vào áp dụng thì bị dư luận, người dân phản ứng, nên luật vừa mới ban hành đã phải thay đổi. Điển hình là Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 bị công nhân phản đối về quy định không cho hưởng bảo hiểm xã hội một lần

vì ảnh hưởng tới lợi quyền của họ. Trước sự phản ứng của họ, tổ chức Công đoàn đã kiến nghị Chính phủ và Quốc hội xem xét sửa luật. Để xảy ra tình trạng này là do khi soạn thảo luật, các cơ quan chức năng đã không nghiên cứu một cách đầy đủ cả về mặt lý luận cũng như đánh giá tác động các quy định đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống công nhân. Đáng lẽ ra phải thực hiện việc lấy ý kiến của mọi tầng lớp người lao động để họ góp ý cho dự thảo luật hoàn thiện hơn trước khi đệ trình, thông qua.

Lấy ví dụ một văn bản luật khác, Luật Thi đua, Khen thưởng được ban hành từ năm 2003, tính đến năm 2013 đã tiến hành sửa đổi, bổ sung 04 lần, hiện nay hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng có khoảng 05 Nghị định của Chính phủ, 01 Thông tư của Bộ Nội vụ hướng dẫn chung, khoảng 05 Thông tư của các Bộ khác hướng dẫn xét tặng danh hiệu đặc thù của ngành do Bộ quản lý như việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn (ngay cả văn bản hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú qua mỗi đợt xét tặng đều có sửa đổi,bổ sung), việc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ, Nghệ nhân do Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, việc thực hiện chế độ tài chính do Bộ Tài chính quy định.. chưa kể đến về các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể, tỉnh, thành phố khác đều có các quy chế hướng dẫn riêng. Một hệ quả khác, vì văn bản luật có tính định khung nên khi có quy định liên quan đến chức năng của nhiều ngành thì mỗi ngành lại có những cách hiểu khác nhau, dẫn đến tình trạng cùng một vấn đề nhưng lại có nhiều văn bản hướng dẫn không thống nhất.

Thứ hai, vì có quá nhiều loại văn bản, được nhiều cấp ban hành, nhưng

việc ban hành các văn bản pháp luật lại thiếu cơ chế cân nhắc toàn diện các lĩnh vực pháp luật liên quan, nên mâu thuẫn và chồng chéo là khó tránh khỏi. Tính cồng kềnh, sự tồn tại các bất cập và mâu thuẫn đã làm giảm tính minh bạch của pháp luật, khiến cho pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó áp

dụng và vì thế, kém hiệu lực. Phần lớn các văn bản luật như vậy được giao cho Chính phủ ban hành nghị định để cụ thể hoá. Nhiều nghị định của Chính phủ lại giao cho bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện. Thực tế này đã dẫn đến tình trạng nảy sinh không ít mâu thuẫn giữa văn bản hướng dẫn và văn bản được hướng dẫn thi hành. Đó là chưa kể các tỉnh, thành phố trên cả nước với mỗi nơi thực hiện một kiểu. Những mâu thuẫn này đã và đang tạo nên những rắc rối về mặt pháp lý không chỉ đối với người dân mà ngay cả đối với cán bộ, công chức nhà nước cũng không biết là phải dựa vào quy định nào của pháp luật để thực thi công vụ trong các trường hợp quy định của pháp luật có sự mâu thuẫn, chồng chéo và trùng lắp.

2.1.2.Việc áp dụng tập quán pháp trong bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận công lý

Trong số các văn bản quy phạm pháp luật, có thể nói Bộ luật Dân sự năm 2005 là văn bản có nhiều quy định thừa nhận việc áp dụng tập quán pháp trong các quan hệ xã hội dân sự như các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra. Một số tập quán pháp phù hợp, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành ra một văn bản quy phạm pháp luật mới điều chỉnh luôn vấn đề được quy định là áp dụng theo tập quán. Chẳng hạn, từ Điều 479 Bộ luật dân sự năm 2005 về hụi, họ, biêu, phường, ngày 27/11/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2006/NĐ-CP về hụi, họ, biêu, phường.

Tuy nhiên, việc áp dụng tập quán còn gặp nhiều vấn đề vướng mắc. Trong một số trường hợp tranh chấp dân sự có quy định pháp luật cho phép áp dụng tập quán để giải quyết nhưng các cơ quan có thẩm quyền lại tránh áp dụng tập quán mặc dù đã được pháp luật cho phép áp dụng tập quán. Ví dụ, về vấn đề xác định ranh giới giữa các bất động sản liền kề, Điều 265 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ranh giới cũng

có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp. Như vậy, nếu không có thỏa thuận giữa các chủ sở hữu và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan xét xử khi giải quyết vấn đề này đương nhiên có thể xác định ranh giới theo tập quán. Nhưng có trường hợp tòa án khi xét xử tranh chấp đã không xem xét tập quán, nên đã làm ảnh hưởng đến quyền tiếp cận công lý của người dân.

Sở dĩ có hiện tượng này, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là đối với cơ quan xét xử, hiệu quả của việc áp dụng tập quán chưa cao. Thực tế khảo sát ở một số tỉnh miền núi thường xuyên áp dụng phong tục, tập quán cho thấy, có đến một nửa số bản án, quyết định viện dẫn tập quán để giải quyết tranh chấp không được Viện kiểm sát, Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận. Ngay đối với các đoàn thể xã hội cũng chỉ chấp nhận, đồng tình với 58,3% các bản án, quyết định có áp dụng tập quán.

Một nguyên nhân cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc áp dụng tập quán, gây ra tâm lý né tập quán, đó là do các quy định liên quan đến việc áp dụng tập quán còn chưa rõ ràng, minh bạch. Mặc dù Điều 3 của Bộ luật dân sự năm 2005 đã xác định rất rõ, tập quán được ưu tiên áp dụng trước, nếu không có tập quán mới áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tuy nhiên, trong các điều luật còn lại có liên quan đến áp dụng tập quán nêu trong Bộ luật dân sự năm 2005 vẫn có những quy định khiến chủ thể áp dụng pháp luật lúng túng. Ví dụ theo Khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự năm 2005 “Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc

của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ”. Từ quy định này,

không rõ tập quán được ưu tiên áp dụng hay thỏa thuận của cha mẹ và tập quán đều được ưu tiên áp dụng như nhau? Hay như quy định tại Điều 265 Bộ luật Dân sự năm 2005 “ranh giới (giữa các bất động sản liền kề) cũng có thể

mà không có tranh chấp”. Câu hỏi đặt ra ở đây là nếu vừa thỏa mãn cả điều

kiện có tập quán điều chỉnh và cả điều kiện có ranh giới tồn tại từ 30 năm trở lên không có tranh chấp, nhưng kết quả giải quyết theo hai căn cứ này hoàn toàn trái ngược, thì áp dụng theo căn cứ nào?

Ngoài những ví dụ cụ thể ở trên, còn có những bất cập sau đây liên quan đến việc áp dụng tập quán vào việc giải quyết các tranh chấp của người dân:

Một là, chưa có định nghĩa chính xác, cụ thể và thống nhất và tập quán

để từ đó xây dựng các quy phạm pháp luật về tập quán. Tập quán pháp dưới góc độ là một thuật ngữ pháp lý vốn đã được nhiều công trình khoa học xây dựng khái niệm. Hiện nay, tất cả các giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật hay Pháp luật đại cương đều có đưa ra khái niệm này, nhưng lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)