Tỷ lệ kháng nguyên và kiểu hình của hệ Lutheran gặp ở bệnh nhân thalassemia

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu hiệu quả truyền máu hòa hợp một số kháng nguyên nhóm máu hồng cầu ở bệnh nhân Thalassemia tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (Trang 110 - 112)

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.2. Bàn luận về tỷ lệ kháng nguyên hồng cầu của một số hệ nhóm máu

4.2.7. Tỷ lệ kháng nguyên và kiểu hình của hệ Lutheran gặp ở bệnh nhân thalassemia

thalassemia

Kết quả bảng 3.8 và biểu đồ 3.7 cho thấy 100% bệnh nhân có kháng nguyên Lub, không gặp BN nào có kháng nguyên Lua, 100% bệnh nhân thalassemia có kiểu hình Lu(a-b+) mà không gặp KH nào khác của hệ Lutheran. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Quế (2013) và Bùi Thị Mai An (2014) trên đối tượng người hiến máu, [23], [98]. Điều này lý giải nguyên nhân không gặp KT của hệ nhóm máu Lutheran ở Việt Nam và đó cũng là lý do trong truyền máu HHKNHC chúng tôi cũng không đề cập đến việc lựa chọn truyền máu hòa hợp kháng nguyên Lua

và Lubcủa hệ Lutheran cho BN thalassemia.

4.2.8. Tỷ lệ kháng nguyên và kiểu hình của hệ Duffy gặp ở bệnh nhân

thalassemia

Kết quả bảng 3.9 và biểu đồ 3.8 cho thấy 100% bệnh nhân thalassemia có kháng nguyên Fya trên bề mặt hồng cầu, trong khi đó bệnh nhân mang kháng nguyên Fyb chỉ chiếm tỷ lệ 14,2%. Kiểu hình Fy(a+b-) là kiểu hình thường gặp ở BN thalassemia, KH này chiếm tới 85,8%, trong khi đó kiểu hình Fy(a+b+) chỉ chiếm tỷ lệ 14,2% và không gặp bệnh nhân nào có kiểu hình Fy(a-b-) hoặc Fy(a-b+).

Bảng 4.8 dưới đây so sánh tỷ lệ một số kháng nguyên và kiểu hình của hệ Duffy ở bệnh nhân thalassemia trong nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu của một số tác giả khác.

Bảng 4.8. So sánh tỷ lệ một số kháng nguyên và kiểu hìnhcủa hệ Duffy với một số tác giả của hệ Duffy với một số tác giả

Kháng nguyên/

Kiểu hình Trần Ngọc Quế(2013) [23] Bùi Thị Mai An (2014) [110] Chúng tôi (2021) Fya 99 99 100 Fyb 14,8 14,4 14,2 Fy(a+b-) 84,9 85,3 85,8 Fy(a+b+) 14,1 13,7 14,2 Fy(a-b+) 0,9 0,92 Fy(a-b-) 0,09 0,08

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác biệt hoàn toàn với nghiên cứu của tác giả Karina Yazdanbakhsh (2012) trên 104 BN thalassemia người Mỹ gốc Phi [34]. Trong nghiên cứu của tác giả này tỷ lệ kháng nguyên Fya dương tính chỉ chiếm 10%, có tới 90% bệnh nhân không mang kháng nguyên Fya

trên bề mặt hồng cầu, kiểu hình Fy(a-b-) cũng chiếm tỷ lệ cao. Điều này được lý giải đó là sự thích nghi để chống lại ký sinh trùng sốt rét vì glycoprotein của hệ nhóm máu Duffy là một thụ thể của ký sinh trùng sốt rét thể P.vivax, do vậy hồng cầu của người Châu Phi với kiểu hình Fy(a-b-) có khả năng chống lại sự xâm nhập của loại ký sinh trùng này [13]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Quế (2013) với tỷ lệ kháng nguyên Fya

, Fyb lần lượt là 99% và 14,1%, kiểu hình Fy(a+b-) chiếm tới 84,9%, trong khi đó kiểu hình Fy(a+b+) chỉ chiếm 14,8% [23]. Với kết quả nghiên cứu này tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn những đơn vị máu hòa hợp KN của hệ Duffy cho BN thalassemia trong tương lai cũng như giải thích lý do tỷ lệ KT chống Fyb thấp và không gặp KT chống

Fya ở BN thalassemia trong các nghiên cứu trước đây [44], [106], [107], [9], [108], [10], [109].

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu hiệu quả truyền máu hòa hợp một số kháng nguyên nhóm máu hồng cầu ở bệnh nhân Thalassemia tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)