Thứ nhất, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế bổ nhiệm, nâng cao năng lực, chất lượng của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong giải quyết các tranh chấp lao động.
Đối với hoạt động tố tụng lao động tại Tòa án, Thẩm phán và hội thẩm nhân dân đóng vai trị rất quan trọng trong việc đưa ra các phán quyết nhằm xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tranh chấp. Các quy định hiện hành về điều kiện, nguyên tắc hình thành Thẩm phán, hội thẩm nhân dân chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, đòi hỏi phải nghiên cứu sửa đổi bổ sung. Trước hết, Việt Nam có thể nghiên cứu sửa đổi nhìn nhận Thẩm phán như là một nghề đặc thù đồng thời thay đổi chế độ bổ nhiệm Thẩm phán theo hướng bổ nhiệm một lần đến tuổi nghỉ hưu.
Đây là xu hướng chung của phần lớn các quốc gia trên thế giới, kể cả Trung quốc. Ở một số nước thẩm phán nghỉ hưu vẫn có thể được mời tham gia xét xử (Liên bang Nga) hoặc làm Thẩm phán bán thời gian như ở Úc, Canada, Pháp…[28]. Thẩm phán là một nghề nghiệp đòi hỏi phải được đào tạo bài bản, liên tục tích lũy những kiến thức, kỹ năng thực tiễn chuyên mơn sau q trình cơng tác trước khi được bổ nhiệm nên việc tái bổ nhiệm sau mỗi nhiệm kỳ ngắn là khơng cần thiết, có thể gây ra những tác động bất lợi ảnh hưởng đến sự độc lập xét xử của họ.
Về nguồn bổ nhiệm Thẩm phán, Việt Nam có thể nghiên cứu mở rộng nguồn Thẩm phán từ các chuyên gia pháp luật, các giảng viên tại các trường đào luật, các luật sư có kinh nghiệm… Song song cùng với việc mở rộng nguồn Thẩm phán thì phải có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng giải quyết, xét xử cho từng đối tượng trên nhằm đảm bảo yêu cầu trình độ pháp lý, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng nghiệp vụ xét xử, đặc biệt chú trọng tới đội ngũ Thẩm phán chuyên trách về lao động.
Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng xét xử đối với Hội thẩm nhân dân thơng qua việc tổ chức các khóa đào tạo; xây dựng cơ chế tạo điều kiện tốt nhất cho Hội thẩm nhân dân nghiên cứu vụ án trước khi đưa ra xét xử; chế độ thù lao thỏa đáng cho họ khi thực hiện các nhiệm vụ.
Thứ hai, củng cố đội ngũ Hòa giải viên lao động
Hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp lao động đơn giản, linh hoạt, có thể tiết kiệm thời gian, chi phí của các bên. Để hoạt động hịa giải được hiệu quả thì năng lực của Hịa giải viên lao động là một yếu tố mang tính chất quyết định. Chính vì vậy, cần củng cố đội ngũ hịa giải viên lao động thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng, kinh nghiệm, tập huấn rút kinh nghiệm cơng tác. Ngồi ra, cần tạo cơ chế để Hòa giải viên lao động được bổ nhiệm ở một địa phương có thể được chỉ định giải quyết tranh chấp lao động ở địa phương khác như thực tế áp dụng ở Nhật Bản. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng một số địa phương chưa có đội ngũ Hịa giải viên lao động thực sự có kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn.
Thứ ba, nâng cao hoạt động hiệu quả của Cơng đồn
Theo kinh nghiệm của Nhật Bản thì tổ chức cơng đồn đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp ở phạm vi nội bộ doanh nghiệp, góp phần ổn định và duy trì mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Thực tế ở Việt Nam cơng đồn tại các doanh nghiệp đang hoạt động thiếu hiệu quả, chưa thể hiện được vai trò là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nhằm khắc phục tình trạng này, cần phải có cơ chế tạo điều kiện cho Ban chấp hành cơng đồn có thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công đồn, lao động tới cơng đồn viên như quy định cho phép cơng đồn viên được quyền nghỉ việc hưởng ngun lương để tham gia sinh hoạt cơng đồn (ví dụ tối thiểu 2 ngày làm việc trong một năm); tập trung phát triển tổ chức cơng đồn cơ sở, đặc biệt tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nơi xảy ra nhiều vụ đình cơng trong thời gian qua; tạo cơ chế cho cơng đồn cấp trên trong việc hỗ trợ hoặc thay thế cơng đồn cơ sở khi tổ chức cơng đồn cơ sở yêu cầu hoặc cơng đồn cấp trên thấy cần thiết trong các hoạt động thương lượng, kí kết Thỏa ước lao động tập thể, xây dựng các quy định nội bộ của doanh nghiệp...
Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là bước đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trị quan trọng trong việc định hướng hành vi xử sự của các cơng dân nói chung và chủ thể trong trong quan hệ lao động nói riêng. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền pháp luật đối với mọi chủ thể trong xã hội theo hướng đa dạng hóa cơng tác tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng được tuyên truyền: tuyên truyền qua cổng thông tin truyền thông, báo điện tử, các trang mạng xã hội hoặc các cuộc thi tìm hiểu pháp luật... Ở mỗi cơ quan lao động cần thường xuyên mở các buổi tập huấn nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, đặc biệt khi có văn bản pháp luật mới được ban hành; tuyên truyền các chính sách pháp luật thơng qua các hình thức như phát hành sách báo, tờ rơi, gửi thư điện
tử, tải thông tin lên các trang website của doanh nghiệp... để mọi cá nhân có thể theo dõi, cập nhật thơng tin một cách thường xuyên, liên tục. Hơn nữa, cần tổ chức thường xuyên các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, phát động sự tham gia tích cực của cả người lao động và người sử dụng lao động.
Kết luận chƣơng 3
Trong chương ba, tác giả đã phân tích sự cần thiết phải hồn thiện pháp luật vê giải quyết tranh chấp lao động và những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Một số những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trên cơ sở học hỏi các kinh nghiệm tiến bộ của Nhật Bản:
Về các quy định của pháp luật, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể như sau: Một là sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật lao động về hòa giải, hòa giải viên lao động: pháp luật lao động nước ta nên quy định hòa giải tại cơ sở là thủ tục mang tính chất tự nguyện.
Hai là hủy bỏ chủ thể giải quyết tranh chấp lao động tập thể là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Ba là, bổ sung các quy định liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động tập thể bằng trọng tài: bổ sung quyền tài phán của hội đồng trọng tài lao động.
Bốn là, hoàn thiện các quy định về tố tụng lao động tại Tòa án Về tổ chức thực hiện, tác giả đề xuất các giải pháp sau:
Thứ nhất, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế bổ nhiệm, nâng cao năng lực, chất lượng của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong giải quyết các tranh chấp lao động.
Thứ hai, củng cố đội ngũ Hòa giải viên lao động Thứ ba, nâng cao hoạt động hiệu quả của Cơng đồn
Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định về giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam và đặt trong mối tương quan với các quy định của pháp luật Nhật Bản hiện hành về giải quyết tranh chấp lao động có thể rút ra những kết luận cơ bản sau:
Một là, tranh chấp lao động là những mâu thuẫn, xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ lao động. Đây là một hiện tượng tất yếu của nền kinh tế và tranh chấp lao động không phải chỉ xảy ra ở một số quốc gia mà tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh về giải quyết tranh chấp lao động là yêu cầu khách quan, xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn. Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động là phương tiện không thể thiếu nhằm xây dựng, thiết lập cơ chế giải quyết các tranh chấp lao động một cách hiệu quả, đóng vai trị to lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động.
Ba là, mặc dù pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động ở nước ta đã được ban hành và thường xuyên nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn bộc lộ vướng mắc và bất cập, một số quy định thiếu hợp lý, thể hiện tính kém khả thi, chưa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Bốn là, những bất cập nói trên cho thấy việc tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động là hoàn toàn cần thiết.
Năm là, việc nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của các quốc gia có nền lập pháp phát triển là một trong những xu thế hiện nay khi nghiên cứu sửa đổi pháp luật. Nhật Bản là quốc gia có kinh nghiệm đi trước Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống pháp luật lao động điều chỉnh giải quyết tranh chấp lao động nên tác giả lựa chọn Nhật Bản để nghiên cứu.