Việc quy định nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động trong pháp luật thường nhằm để đặt ra những yêu cầu chung đối với việc giải quyết tranh chấp, từ đó đảm bảo được quyền, lợi ích của mỗi bên tranh chấp đồng thời đảm bảo duy trì quan hệ lao động, khuyến khích các sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp lao động công bằng và hợp pháp. Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tại Điều 194 Bộ luật Lao động năm 2012, pháp luật Nhật Bản lại không quy định cụ thể nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động trong các văn bản pháp luật.
Các nguyên tắc cơ bản để giải quyết tranh chấp lao động theo pháp Luật Việt Nam bao gồm:
Thứ nhất, tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động. Nguyên tắc tắc tôn trọng, bảo đảm để các bên trong tranh chấp tự thương lượng, tự quyết định bắt nguồn xuất phát từ bản chất của quan hệ giữa người sử dụng lao và người lao động là tự do thương lượng và thỏa thuận. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu phát sinh mâu thuẫn, bất đồng và trong suốt quá tình giải quyết tranh chấp giữa hai bên thì phải tạo điều kiện để các bên thương lượng, tự dàn xếp với nhau. Trường hợp tranh chấp lao động được giải quyết tại các chủ thể có thẩm quyền như Hồ giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động hay Toà án nhân dân thì các bên vẫn có thể thương lượng, tự quyết định với nhau và quá trình giải quyết tranh chấp lao động sẽ chấm dứt. Nguyên tắc này đảm bảo cho mục đích duy trì sự ổn định, hài hòa của quan hệ lao động, phòng ngừa và ngăn chặn những tranh chấp có thể tiếp tục xảy ra trong quan hệ lao động.
Thứ hai, bảo đảm thực hiện hồ giải, trọng tài trên cơ sở tơn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tơn trọng lợi ích chung của xã hội, khơng trái pháp luật. Hòa giải và trọng tài là hai phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu
điểm và được khuyến khích phát triển trên thực tế. Các quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thể hiện rõ nguyên tắc này. Theo đó, thủ tục hồ giải tại Hoà giải viên lao động là bắt buộc với tất cả tranh chấp lao động tập thể và hầu hết tranh chấp lao động cá nhân. Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích khi các bên có quyền yêu cầu. Trong quá trình giải quyết tranh chấp phải đảm bảo quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tơn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
Thứ ba, công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật. Nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các bên tranh chấp thì pháp luật thường quy định yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp phải công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật. Đối với các tranh chấp lao động, đặc biệt là tranh chấp lao động tập thể, nếu không được giải quyết nhanh chóng, kịp thời dễ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa hai bên, có thể gây ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của doanh nghiệp, an ninh trật tự xã hội thì việc ghi nhận nguyên tắc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Thứ tư, bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động là sự cụ thể hóa của cơ chế ba bên trong giải quyết tranh chấp lao động. Có thể hiểu cơ chế ba bên là cơ chế hợp tác và chia sẻ trách nhiệm giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động (thông qua các cơ quan, tổ chức đại diện chính thức của mỗi bên) để cùng nhau giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực lao động - xã hội. Sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết lao động được thể hiện ở việc đại diện của các bên tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động với tư cách là đại diện của các bên trong tranh chấp lao động tập thể hoặc với tư các là người giải quyết hoặc người hỗ trợ.
Thứ năm, việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hồ lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. Việc giải quyết tranh
chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện. Việc ghi nhận nguyên tắc này thể hiện quan điểm về việc nhấn mạnh vai trò của phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng trong việc giải quyết các tranh chấp lao động. Các bên phải thương lượng trực tiếp với nhau để giải quyết tranh chấp lao động phát sinh, trường hợp khi thương lượng khơng thành thì các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp lao động bằng phương thức khác.