Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của việt nam và nhật bản (Trang 79 - 82)

Việt Nam

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay ở Việt Nam, hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan và phải dựa trên các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động không tách rời và phải căn cứ vào quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Trong công cuộc xây dựng đất nước, Việt Nam kiên định xây dựng nhà nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với nhà nước [20, trang 232]. Đảng Cộng sản là bộ phận lãnh đạo trong hệ thống chính trị của xã hội xã hội chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân và sức mạnh của nhà nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức thơng qua đó Đảng cộng sản thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với các quá trình phát triển của xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa, là điều kiện quyết định để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước là sự lãnh đạo chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối chính trị (cương lĩnh, chiến lược…), những chủ

trương, chính sách lớn để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý, nhằm hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao nguồn nhân lực. Đảng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và theo đúng pháp luật.

Trong lĩnh vực lao động - việc làm, chính sách của Đảng ta được đưa ra là tiếp tục hoàn chỉnh thể chế thị trường lao động theo hướng đảm bảo hài hồ lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động; cải cách tiền lương, chế độ bảo hiểm, các chính sách an sinh xã hội, đổi mới để phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hố các hình thức giao dịch việc làm, thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động, tăng cường hệ thống thông tin, thống kê lao động; đẩy mạnh xuất khẩu lao động và sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động này.

Những mục tiêu nói trên chỉ có thể đạt được trên cơ sở thiết lập một môi trường lao động hài hoà, ổn định, hạn chế thấp nhất những xung đột trong lao động và đình cơng, giải quyết dứt điểm, kịp thời những tranh chấp lao động và đình cơng nếu để xảy ra trong thực tiễn. Đó là nguyên tắc cơ bản và căn cứ quan trọng nhất khi hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp lao động phải căn cứ và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam

Tranh chấp lao động là hiện tượng tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường. Tranh chấp lao động có thể để lại những hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế, chính trị và xã hội. Vì vậy một nhu cầu cần thiết được đặt ra là cần có một hệ thống pháp luật hồn thiện thiện và có tính khả thi để điều chỉnh vấn đề tranh chấp lao động, kịp thời giải quyết những hậu quả của tranh chấp lao động phát sinh trong thực tiễn và định hướng hành vi của các chủ thể.

Để đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn, chúng ta đã ban hành một số văn bản pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động. Nhưng cho đến nay, với những diễn biến ngày càng phức tạp của quan hệ lao động, các quy định pháp luật đã trở nên không phù hợp. Đây là một thực tế khó tránh khỏi khi ban hành pháp luật để

điều chỉnh các quan hệ xã hội bởi thực tiễn khách quan luôn phát triển và đi trước một bước so với pháp luật, nếu pháp luật khơng có tính dự đốn sẽ trở nên lạc hậu do đó pháp luật phải thay đổi kịp thời để đáp ứng những địi hỏi của thực tiễn.

Điều đó cho thấy vấn đề hồn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp là một nhu cầu mang tính khách quan. Tất nhiên, hoàn thiện đến đâu, hoàn thiện như thế nào còn là vấn đề cần được cân nhắc, bàn bạc kỹ, có tham khảo ý kiến của những người lao động thơng qua tổ chức cơng đồn, tham khảo ý kiến của những người sử dụng lao động và tiếp thu ý kiến đóng góp của các cơ quan chức năng.

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động phải căn cứ vào các tiêu chuẩn lao động quốc tế.

Năm 1993 Việt Nam tái gia nhập Tổ chức Lao động Quốc tế. Sau khi tái gia nhập, Việt Nam tích cực gia nhập các Cơng ước của Tổ chức Lao động Quốc tế và đến nay vẫn giữ vững cam kết với tổ chức này. Từ năm 1988, nhằm đối phó với mặt trái của q trình tồn cầu hố đang diễn ra ngày càng gay gắt và phức tạp trên toàn cầu, Tổ chức lao động quốc tế đã ban hành tuyên bố về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc với mục tiêu đảm bảo tiến bộ xã hội gắn liền với phát triển kinh tế bền vững. Các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản này vẫn đang góp phần quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người tại nơi làm việc. Việt Nam hiện cũng đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế nên việc tìm hiểu và áp dụng các tiêu chuẩn lao động quốc tế là hết sức cần thiết và quan trọng.

Những cam kết hợp tác giữa Việt Nam và Tổ chức Lao động Quốc tế được coi là cơ sở pháp lý nền tảng để từ đó chúng ta có những định hướng và giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện Bộ luật lao động về giải quyết tranh chấp lao động.

Thứ tư, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm giải quyết tranh chấp lao động của các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là các quốc gia phát triển trong khu vực châu Á như Nhật Bản

Hiện nay, Việt Nam đang tích cực xây dựng và phát triển cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng việc thừa nhận các quan hệ mua bán sức lao động cũng như thị trường lao động chậm hơn so với một số quốc gia Châu Á như

Nhật Bản, Hàn Quốc... Vì vậy, việc tham khảo những bài học kinh nghiệm quý báu từ các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và ổn định thị trường lao động, đặc biệt là những kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp lao động để từng bước vận dụng vào việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của việt nam và nhật bản (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)