Giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo pháp luật Việt Nam và Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của việt nam và nhật bản (Trang 59 - 76)

quyết tranh chấp lao động cá nhân cho trọng tài lao động. Có thể lý giải lí do của quy định này tại Nhật Bản là do về mặt lịch sử, phương thức trọng tài không được các bên trong quan hệ lao động lựa chọn để giải quyết tranh chấp [45, trang 64]. Đây là quy định khác biệt với một số nước khác trên thế giới như Trung Quốc. Ở Trung Quốc, quy định về việc Hội đồng trọng tài có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp lao động thể hiện sự tiến bộ hơn so với pháp luật Việt Nam và Nhật Bản.

2.3. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo pháp luật Việt Nam và Nhật Bản Nhật Bản

2.3.1 Chủ thể có thẩm quyền giải quyết giải quyết tranh chấp lao động tập

thể

Pháp luật Việt Nam và Nhật Bản đều phân chia tranh chấp lao động tập thể thành tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích nên xây dựng mô hình giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tương ứng với sự phân chia trên. Tuy nhiên, ở Việt Nam quy định nhiều chủ thể khác nhau tham gia giải quyết tranh chấp lao động tập thể và lợi ích tùy thuộc vào từng giai đoạn. Ngược lại, Nhật Bản xây dựng một hệ thống cơ quan thống nhất để giải quyết tranh chấp lao động tập thể là Ủy ban quan hệ lao động từ Trung Ương đến địa phương. Như vậy, khác với Việt Nam, ở Nhật Bản Tòa án nhân dân khơng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.

Các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ở Việt Nam và Nhật Bản cụ thể như sau:

Theo pháp luật Việt Nam, chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể bao gồm: Hòa giải viên lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hội đồng trọng tài lao động và Tòa án nhân dân (Điều 203 Bộ luật lao động năm 2012). Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể của Hòa giải viên lao động và Tịa án nhân dân tương tự như đã trình bày ở nội dung trên nên tác giả

chỉ phân tích thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Hội đồng trọng tài lao động trong nội dung này.

Thứ nhất, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 205 Bộ luật lao động năm 2012, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền khi tranh chấp đó đã được Hòa giải viên lao động tiến hành hịa giải nhưng khơng thành hoặc tranh chấp đó khơng được Hịa giải viên lao động hòa giải trong thời gian luật định. Quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể trong Bộ luật lao động năm 2012 mang tính kế thừa trong quy định của các Bộ luật lao động trước đây.

Thứ hai, Hội đồng trọng tài lao động

Căn cứ vào Điều 199 Bộ luật lao động năm 2012, Hội đồng trọng tài lao động là chủ thể có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể:

- Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

- Tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại các đơn vị sử dụng lao động khơng được đình cơng thuộc danh mục do Chính phủ quy định

Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng, thư ký Hội đồng và các thành viên với số lượng là số lẻ và không quá 07 người. Trong đó, chủ tịch hội đồng là đại diện lãnh đạo của cơ quan quản lý nhà nước về lao động, thư ký Hội đồng, các thành viên là đại diện cơng đồn cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, nhiệm kỳ là 05 năm. Thư ký hội đồng thuộc biên chế của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm việc theo chế độ chuyên trách và được hưởng phụ cấp trách nhiệm tương đương với phụ cấp chức vụ của trưởng phòng thuộc Sở (Điều 34, Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động). Về nguyên tắc ban hành quyết định, Hội đồng trọng tài quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng trọng

tài lao động có thể mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động ở địa phương. Hội đồng trọng tài hoạt động theo Quy chế làm việc do Chủ tịch Hội đồng trọng tài ban hành và kinh phí hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động do ngân sách nhà nước đảm bảo (Điều 6 Thông tư số 29/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015).

Theo pháp luật Nhật Bản, chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể ở Nhật Bản là Ủy ban quan hệ lao động. Như đã trình bày ở trên, pháp luật lao động Nhật Bản thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp tập thể từ rất sớm, Ủy ban quan hệ lao động (the Labor Relations Commission - LRC) có các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản được quy định trong Luật Cơng đồn như sau:

- Tiến hành thẩm tra và ban hành các quyết định hành chính đối với các tranh chấp lao động tập thể về quyền - các vụ việc thực hành lao động không công bằng nhằm bảo vệ người lao động trong quá trình tuân thủ các quy định và thúc đẩy việc duy trì quan hệ lao động của cơng đồn, người lao động, người sử dụng lao động

- Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thơng qua các phương thức hòa giải, trung gian hòa giải, trọng tài.

- Tư vấn, hướng dẫn, hòa giải các tranh chấp lao động cá nhân.

Trong đó, hai chức năng đầu được tiến hành bởi tất cả các Ủy ban quan hệ lao động, chức năng thứ ba chỉ thuộc thẩm quyền của Ủy ban quan hệ lao động cấp tỉnh.

Ủy ban quan hệ lao động được tổ chức theo hệ thống ở trung ương, các tỉnh địa phương và trong ngành hàng hải. Đặc trưng trong tổ chức, hoạt động của Ủy ban quan hệ lao động là cơ quan hành chính hoạt động độc lập, với các thành viên đại diện cho lợi ích công, đại diện cho người sử dụng lao động và đại diện cho người lao động được chỉ định với số lượng bằng nhau trong cơ quan cấp tỉnh và quốc gia và một chủ tịch được bầu trong số các thành viên đó. Các thành viên của Ủy ban quan hệ lao động hoạt động bán thời gian với nhiệm kỳ 2 năm, có thể được bổ nhiệm lại. Mặc dù, thành viên của Ủy ban quan hệ lao động được cơ cấu theo cơ chế ba bên, các thành viên đều là những người có kiến thức, kinh nghiệm trong

quan hệ lao động nhưng đơi khi cũng khó tránh khỏi những xung đột về ý kiến, lợi ích [50].

Hiến pháp Nhật Bản quy định người lao động có ba quyền: thành lập cơng đồn, thương lượng Thỏa ước lao động tập thể và đình cơng hợp pháp nhằm mục đích tạo cơ sở bình đẳng với người sử dụng lao động. Ở Nhật Bản, đối với những tranh chấp lao động tập thể về quyền - các vụ việc thực hành lao động không công bằng (Unfair labour practices case) bao gồm: người sử dụng sa thải hoặc đối xử

không công bằng đối với người lao động là thành viên công đoàn, từ chối thương lượng Thỏa ước lao động tập thể mà khơng có lý do chính đáng, kiểm sốt và can thiệp vào hoạt động và các vấn đề khác của tổ chức cơng đồn; đối xử không công bằng đối với người lao động khi khiếu nại với Ủy ban quan hệ lao động (Điều 7 Luật Công đồn 1946) thì Ủy ban quan hệ lao động tiến hành giải quyết theo quy định tại Luật cơng đồn. Đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (labor

dispute adjustment case) thì việc giải quyết theo quy định tại Luật điều chỉnh các

quan hệ lao động.

2.3.2 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Ở Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền khác nhau và theo trình tự, thủ tục khác nhau. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền trải qua trình tự: thương lượng, hịa giải, giải quyết bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân còn tranh chấp lao động tập thể về lợi ích trải qua trình tự: thương lượng, hòa giải, giải quyết bằng phương thức trọng tài tại Hội đồng trọng tài. Ngược lại, Nhật Bản việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền do Ủy ban quan hệ lao động tiến hành theo một trình tự duy nhất, đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích các bên có quyền lựa chọn giải quyết bằng hịa giải, trung gian hòa giải hoặc trọng tài.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể ở Việt Nam cụ thể nhƣ sau:

- Thương lượng

Khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể về quyền, pháp luật khuyến khích:

“hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hịa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội” [6, Khoản 4

Điều 194]. Khi một bên từ chối thương lượng, bên cịn lại có quyền u cầu các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

- Hoà giải tại cơ sở

Trường hợp một bên của tranh chấp lao động tập thể về quyền từ chối thương lượng hoặc thương lượng khơng thành thì các bên có quyền gửi Đơn yêu cầu Hòa giải đến Phòng lao động - Thương Binh - Xã hội [1, Khoản 1 Điều 7]. Hòa giải viên được cử để giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tiến hành như trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Căn cứ vào Điều 207 Bộ luật lao động năm 2012 thì thời hiệu để u cầu Hịa giải viên giải quyết là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

- Giải quyết tại Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện

Tranh chấp lao động tập thể về quyền có thể được giải quyết bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện trong trường hợp: tranh chấp đã được Hoà giải viên lao động tiến hành hồ giải nhưng khơng thành hoặc một trong các bên không thực hiện các thoả thuận trong Biên bản hoà giải thành hoặc hết thời hạn 05 ngày làm việc mà Hoà giải viên khơng tiến hành hồ giải [5, Khoản 2 Điều 204]. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tiến hành giải quyết tranh chấp trong thời hạn 05 ngày làm việc. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì phiên họp giải quyết tranh chấp với sự tham dự của đại diện hai bên tranh chấp, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự phiên họp. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác để xem xét giải quyết tranh chấp lao động. Trong trường hợp các bên không đồng ý với

quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khơng giải quyết thì các bên có quyền u cầu Tịa án giải quyết [5, Điều 205].

- Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Toà án nhân dân

Tranh chấp lao động tập thể về quyền có thể được giải quyết tại Tòa án nhân dân trong trường hợp hai bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc đã hết thời hạn luật định mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân không giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền thuộc Toà án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự.

Trình tự, thủ tục giải quyết một vụ tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Tồ án giống trình tự, thủ tục giải quyết vụ tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án.

ii) Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

- Thương lượng

Tương tự đối với các tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền, hai bên trong tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải tiến hành thương lượng để giải quyết tranh chấp.

- Hòa giải tại cơ sở

Nếu một trong hai bên trong tranh chấp từ chối thương lượng, thương lượng nhưng khơng thành thì các bên có quyền yêu cầu Hoà giải viên lao động tiến hành hồ giải tranh chấp. Trình tự, thủ tục hồ giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích giống trình tự, thủ tục hồ giải tranh chấp lao động cá nhân.

- Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích tại Hội đồng trọng tài

Khoản 2 Điều 204 Bộ luật lao động năm 2012 quy định trường hợp hồ giải khơng thành hoặc một trong hai bên tranh chấp không thực hiện các thoả thuận trong biên bản hoà giải thành thì các bên trong tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền u cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài lao động được quy định tại Điều 206 Bộ luật Lao động năm 2012, cụ thể như sau:

Tại phiên họp của Hội đồng trọng tài lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp. Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm hỗ trợ các bên tự thương lượng, trường hợp hai bên khơng thương lượng được thì Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án để hai bên xem xét.

Trong trường hợp hai bên tự thỏa thuận được hoặc chấp nhận phương án hòa giải thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hồ giải thành đồng thời ra quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các bên.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt khơng có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hồ giải khơng thành. Biên bản có chữ ký của các bên có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động.

Bản sao biên bản hồ giải thành hoặc hồ giải khơng thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình cơng.

Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hịa giải khơng thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình cơng.

Từ các quy định trên có thể thấy, việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích tại Hội đồng trọng tài có nhiều điểm tương đồng khi giải quyết tại Hịa giải viên lao động. Ngồi ra, như đã trình bày ở trên, pháp luật Việt Nam đã bổ sung quy định về việc cơng nhận kết quả Hịa giải thành ngồi tịa án nên tạo điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của việt nam và nhật bản (Trang 59 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)