KHU VỰC (TP: thành phố;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ tịch lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 86 - 91)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỘ TỊC HỞ VIỆT NAM

KHU VỰC (TP: thành phố;

(TP: thành phố; ĐB: đồng bằng; MN: miền núi) TỈNH/ THÀNH PHỐ Tổng số đơn vị cấp xã (đơn vị tính: xã) Kết quả đăng ký khai sinh theo năm

(đơn vị tính: việc)

Trung bình số việc một xã giải quyết theo năm

(đơn vị tính: việc) 2000 2001 2000 2001 TP trực thuộc TW TP. Hồ Chí Minh 303 68.475 78.561 226 259 Hải Phòng 216 24.395 27.450 113 127 MN phía Bắc Bắc Kạn 122 7.581 10.685 62 88 ĐB phía Bắc Nam Định 225 28.276 24.399 126 108

Tây Nguyên Gia Lai 175 26.960 26.109 154 149

ĐB Nam Trung Bộ Bình Định 159 13.868 30.177 87 190

ĐB Tây Nam Bộ Bến Tre 159 10.924 19.950 69 126

MN Đông Nam Bộ

Tây Ninh 90 20.005 24.025 222 267

Các số liệu định lượng trong biểu trên tuy mới phản ánh kết quả thực hiện trên một loại việc hộ tịch (đăng ký khai sinh) nhưng nó cho thâý:

(3)

Nguồn: Bộ Tư pháp, Báo cáo định kỳ về công tác hộ tịch năm 2000, 2001 của Sở Tư pháp các

- Kết quả đăng ký hộ tịch năm sau đạt cao hơn năm trước. Kết quả thực hiện năm 2001 của các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng, đô thị miền Nam tăng đột biến;

- Nếu tạm thời coi số ngày làm việc trong năm là 260 ngày (52 tuần x 5 ngày/tuần) thì có thể thấy trong năm 2001, chỉ riêng nghiệp vụ đăng ký khai sinh nhiều xã đã phải thực hiện với tần số xấp xỉ 1 ngày/ trường hợp (TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh); 1,5 ngày/trường hợp (Bình Định). Điều này cho thấy, công tác hộ tịch tuy chỉ là một trong rất nhiều hoạt động tư pháp của cấp xã nhưng nó chiếm phần không nhỏ trong quỹ thời gian làm việc của cán bộ tư pháp nói riêng và chính quyền cấp xã noí chung.

Thứ ba, để tiến tới việc quản lý đầy đủ các sự kiện hộ tịch, trong thời gian gần đây công tác quản lý hộ tịch đã có sự xác định trọng tâm, trọng điểm và đầu tư chiều sâu trong hai lĩnh vực quan trọng nhất là đăng ký khai sinh và đăng ký kết hôn. Những năm trước khi thực hiện Nghị định 83/1998/NĐ-CP tình trạng trẻ không được đăng ký khai sinh hoặc chỉ đăng ký quá hạn khi đến tuổi đi học và tình trạng nam nữ chung sống không đăng ký kết hôn là những hiện tượng rất phổ biến, gây nhiều hậu quả phức tạp cho sự phát triển xã hội. Để giải quyết tình trạng này, năm 2001 - “Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn” - Bộ Tư pháp đã triển khai Đề án “Năm tập trung đăng ký khai sinh cho trẻ em”. Đề án này đã mang lại hiệu quả xã hội to lớn, thu hút nhiều cấp, nhiều ngành hỗ trợ giải quyết triệt để tình trạng trẻ không được đăng ký khai sinh. Tính đến hết 30/11/2001, nhiều tỉnh đã cơ bản giải quyết dứt diểm tình trạng trẻ em dưới 16 tuổi chưa được khai sinh. Thống kê ở biểu 1 cho thấy số lượng trẻ được đăng ký khai sinh năm 2001 ở hầu hết các tỉnh đều tăng nhiều so với năm 2000. Tuy nhiên kết quả đăng ký khai sinh này không phản ánh sự gia tăng dân số tự nhiên mà thực chất nó chính là số lượng trẻ em được đăng ký quá hạn. Cũng trong năm 2001, Chính phủ đã ban hành

Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/01 quy định chi tiết việc đăng ký kết hôn đối với các trường hợp nam nữ chung sống không đăng ký kết hôn. Mục đích của việc ban hành Nghị định này là nhằm phấn đấu đến ngày 01/01/2003 có thể giải quyết triệt để các quan hệ hôn nhân thực tế ở nước ta. Đây là những động thái cho thấy việc hoạch định chính sách vĩ mô trong công tác quản lý hộ tịch thời gian vừa qua rất được chú trọng và luôn mang lại hiệu quả bởi đã đánh giá chuẩn xác và hoạch định chính sách từ chính nhu cầu bức xúc của thực tiễn.

Thứ tư, việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch được tiến hành khá mạnh mẽ, có hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/02 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc đơn giản hoá thủ tục đăng ký một số việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài thông qua việc rút ngắn tối đa thời hạn giải quyết (VD: thời hạn đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài trước đây quy định là 60 ngày, nay rút xuống 30 ngày); giảm bớt một số giấy tờ, đồng thời công nhận giá trị pháp lý một số loại giấy tờ theo quy định của pháp luật nước ngoài (VD: công nhận giá trị pháp lý của giấy tuyên thệ về tình trạng hôn nhân của đương sự); tăng cường trách nhiệm và tính phục vụ của cơ quan đăng ký hộ tịch... Đặc biệt thủ tục đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới đã được cải cách rất mạnh dạn theo tinh thần phục vụ và bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam trong các quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân của nước láng giềng ở khu vực biên giới. Trước đây, việc đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, nhận cha, mẹ con giữa các đối tượng này được quy định thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh và phải giải quyết theo quy trình, thủ tục rất phức tạp, lệ phí cao nên đã đưa đến tình trạng người dân khu vực biên giới – hầu hết vốn là đối tượng nghèo, trình độ thấp – dù có ý thức đi đăng ký hộ tịch cũng khó lòng đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu ngặt nghèo

về thủ tục. Đây là một thực tế hết sức bức xúc đã tồn tại nhiều năm ở nước ta. Giải quyết vấn đề này, Nghị định 77/2001/NĐ-CP, Nghị định 68/2002/NĐ-CP đã áp dụng chế độ đăng ký một số việc hộ tịch cho đối tượng này tương tự như đối với việc đăng ký các quan hệ giữa công dân Việt Nam với nhau.

Thành công của việc cải cách thủ tục đăng ký hộ tịch thể hiện rất rõ trong lĩnh vực đăng ký kết hôn thông qua việc áp dụng cùng lúc nhiều thủ tục kết hôn khác nhau phù hợp với đặc thù của những đối tượng dân cư khác nhau. Đến nay pháp luật về hộ tịch của nước ta cùng lúcc quy định 5 loại thủ tục đăng ký đăng ký kết hôn để áp dụng với các đối tượng dân cư khác nhau, trong đó việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau có 3 loại thủ tục: thủ tục bình thường, thủ tục đăng ký kết hôn đối với hôn nhân thực tế, thủ tục đăng ký kết hôn đối với đồng bào dân tộc thiểu số, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài có 2 loại thủ tục: thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài bình thường và thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới. Hiệu quả trực tiếp của việc áp dụng cùng lúc những thủ tục đăng ký kết hôn này là đến nay tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn đã được giải quyết một cách cơ bản.

Những điểm khái quát nói trên cho thấy trong một khoảng thời gian chưa dài (từ năm 1998 đến nay) nhưng những nỗ lực của nước ta trong quản lý hộ tịch đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, đặt bên cạnh các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý hộ tịch, có thể thấy thực trạng quản lý hộ tịch ở nước ta còn nhiều bất cập, đó là:

Thứ nhất, tồn tại sự chênh lệch khá lớn về hiệu quả quản lý và đăng ký hộ tịch giữa các vùng miền, địa phương. Nhìn chung, hiệu quả quản lý hộ tịch ở các địa bàn đô thị, đồng bằng đạt được khá cao, đặc biệt là khu vực các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, các sự kiện hộ tịch được đăng ký kịp thời và quản lý chặt chẽ. Trong khi đó, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

hoặc các khu vực có những khó khăn đặc thù đối với công tác quản lý hộ tịch như khu vực người dân có tập quán thuỷ cư, khu vực tập trung người di dân tự do... hiệu quả đạt thấp, tình trạng đăng ký quá hạn hoặc không đăng ký hộ tịch rất phổ biến. Trước thời điểm Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện Đề án “Năm tập trung đăng ký khai sinh cho trẻ em”, số lượng cấp xã được coi là “điểm trắng” về đăng ký hộ tịch ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc không phải là những trường hợp cá biệt. Tình trạng này có thể lý giải bằng hai nguyên nhân cơ bản, đó là: 1) người dân chưa nhận thức đúng tầm quan trọng và sự cần thiết của đăng ký hộ tịch, lại bị chi phối bởi các tập quán lạc hậu; 2) năng lực hoạt động của UBND cấp xã và cán bộ tư pháp còn hạn chế, vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ tư pháp chuyên trách tính đến 31/1/2001 cho thấy, vào thời điểm khảo sát có 34,6% cán bộ tư pháp cấp xã mới tốt nghiệp phổ thông cơ sở, 7,9% tốt nghiệp tiểu học và còn tới 1,3% chưa tốt nghiệp tiểu học(1

.

Thứ hai, hiệu quả quản lý hộ tịch chưa đồng đều trên các loại việc hộ tịch. Công tác đăng ký khai sinh và đăng ký kết hôn được thực hiện khá tốt nhưng công tác đăng ký khai tử và một số loại việc hộ tịch khác hiệu quả đạt thấp. Tình trạng đăng ký quá hạn vẫn chưa được thanh toán triệt để.

BIỂU 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ tịch lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)