Đặc điểm của kinh doanh quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy định của Pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 64 - 66)

a/ Khoản 1 Điều 16 của Luật Thương mại: “Thương nhân nước ngoà

2.2.3.3. Đặc điểm của kinh doanh quyền sử dụng đất

Với đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện, hoạt động kinh doanh quyền sử dụng đất có một số đặc trưng cơ bản sau;

Thứ nhất: Quyền sở hữu đối với đất đai thuộc về Nhà nước nên đối

tượng của hoạt động kinh doanh quyền sử dụng đất không phải là bản thân đất mà là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất.

Thứ 2, với vai trò đại diện chủ sở hữu đối với đất đai, Nhà nước can

thiệp rất sâu vào hoạt động kinh doanh quyền sử dụng đất trên nhiều lĩnh vực như quy định về điều kiện, năng lực tài chính của chủ thể kinh doanh quyền sử dụng đất, điều kiện đối với quyền sử dụng đất được đưa vào kinh doanh, các nghĩa vụ về thuế , lệ phí khi thực hiện giao dịch, quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh quyền sử dụng đất… Hàng hóa – quyền sử dụng đất khác với các hàng hóa thông thường khác, nên đòi hỏi Nhà nước phải có cơ chế quản lý, cơ chế điều tiết thị trường mang đặc thù, thích ứng với thuộc tính vốn có của đất đai.

Thứ 3, quyền sử dụng đất cũng như kinh doanh quyền sử dụng đất liên

quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật như; Luật đất đai, Luật Nhà ở, luật đầu tư, luật xây dựng… vì vậy hoạt động kinh doanh quyền sử dụng đất chịu sự điều chỉnh , tác động của nhiều luật khác nhau. Hơn nữa đây là hoạt động kinh doanh mang tính phức tạp, khá nhạy cảm nên đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia về đại ốc hoạt động có tính chuyên nghiệp, làm nhiệm vụ tư vấn, môi giới, đinh giá để hỗ trợ các chủ thể kinh doanh quyền sử dụng đất, giúp cho thị trường này hoạt động có hiệu quả.

Thứ 4, do đất đai là tài nguyên có giới hạn và có giá trị kinh tế cao nên

rất dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ, từ đó phát sinh các tiêu cực như tăng giá, tăng nợ ở mức cao làm phá vỡ thế cân bằng và phát triển. Bên cạnh đó thị trường quyền sử dụng đất cũng rất dễ bị biến động khi có biến động của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Thị trường này dễ bị nóng khi nền kinh tế có mức tăng trưởng cao và cũng dễ bị đóng băng khi kinh tế suy giảm.

Thứ 5, đất đai là tài sản mang tính cố định, giới hạn về khối lượng và

không gian, nhưng vô hạn về thời gian. Đối với hàng hóa – quyền sử dụng đất, chúng ta không di chuyển được nó trong quá trình thực hiện giao dịch. Vì vậy việc này chuyển nhượng hay cho thuê phải thông qua giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất

Thứ 6. Cũng như các bất động sản khác, quyền sử dụng đất là hàng hóa

có giá trị cao hơn hẳn so với các loại hàng hóa thông thường khác, khách hàng cần phải thanh toán một lượng tiền lớn và thời gian giao dịch dài nên cần phải có quá trình tìm hiểu, xem xét tính hữu dụng của quyền sử dụng đất phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính cũng như thời gian để thực hiện các thủ tục chuyển quyền tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy định của Pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)