Quảng cáo bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy định của Pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 36 - 39)

Luật kinh doanh bất động sản thừa nhận quảng cáo bất động sản là một dịch vụ hợp pháp tại điều 65 và 78. Quy định trên hoàn toàn phù hợp với quy định của Luật thương mại năm 2005 và dịch vụ quảng cáo thương mại.

4. Quản lý bất động sản

Một nhà đầu tư thông minh sẽ mời nhà quản lý bất động sản tham gia ngay từ giai đoạn đầu thiết kế xây dựng để hiệu quả quản lý sau này có được chất lượng cao nhất. Luật kinh doanh bất động sản quy định dịch vụ quản lý bất động sản tại điều 66 và điều 79 là một bước tiến đáng kể.

*Bộ Xây dựng cho biết những người nước ngoài có chứng chỉ hành nghề môi giới, định giá bất động sản do tổ chức nước ngoài cấp còn giá trị, được công nhận và sử dụng để hành nghề tại Việt Nam.

Tuy nhiên, chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp phải được dịch ra tiếng Việt có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam và người sử dụng phải nộp cho cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản tại địa phương nơi hành nghề để theo dõi, quản lý.

Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu và có quy định riêng về việc cấp chứng chỉ môi giới và chứng chỉ định giá bất động sản cho cá nhân người nước ngoài.

Pháp luật kinh doanh bất động sản nói chung và quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản nói riêng đối với nhà kinh doanh nước ngoài tại Việt Nam như đã trình bầy trong chương 1 có ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường bất động sản Việt Nam, thị trường có được khơi thông hay không, nhà kinh doanh bất động sản nước ngoài có tiếp tục đầu tư vào Việt Nam hay không chính là do quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản nói riêng và hệ thống pháp luật kinh doanh bất động sản nói chung.

1.3. Đặc điểm điều chỉnh pháp lý hoạt động kinh doanh bất động sản 1.3.1.Các nguyên tắc hoạt động kinh doanh bất động sản 1.3.1.Các nguyên tắc hoạt động kinh doanh bất động sản

Kinh doanh bất động sản là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do vậy các chủ thể kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện nhất định về chủ thể kinh doanh và bất động sản đưa vào kinh doanh cũng phải là những bất động sản đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. Những giàng buộc về mặt pháp lý cũng chính là cơ sở để hoạt động kinh doanh bất động sản đi vào khuôn khổ, tránh tình trạng huy động vốn trái phép của khách hàng, huy động vốn đối với các dự án nhà ở khi chưa hoàn thành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để phục vụ dự án. Vì vậy trong hoạt động kinh doanh bất động sản, các chủ thể kinh doanh phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Một là: Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bất động sản bình đẳng

trước pháp luật; tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản thông qua hợp đồng, không trái với quy định của pháp luật.

Nguyên tắc trên xác định địa vị pháp lý của chủ thể kinh doanh. Dù là tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước hay tổ chức, cá nhân nước ngoài, người

Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì trong phạm vi kinh doanh của mình đều được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp, đảm bảo quyền kinh doanh theo quy định của pháp luật và không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế khác nhau khi tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong giao dịch kinh doanh bất động sản, các chủ thể phải tuân thủ các quy định của Luật kinh doanh bất động sản và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của các bên, được thể hiện trong cả nội dung và hình thức giao dịch. Qua đó quyền lợi của khách hàng và quyền lợi của doanh nghiệp được bảo vệ bởi hành lang pháp lý của Nhà nước.

Hai là: Bất động sản đưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện theo quy

định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trên thực tế bất động sản được phép đưa vào kinh doanh có hai loại chủ yếu. Đó là nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất. Do đó nhà ở, công trình xây dựng phải là nhà ở, công trình xây dựng đủ các điều kiện theo quy định của luật nhà ở, Luật xây dựng, cũng như quyền sử dụng đất được phép đưa vào kinh doanh phải tuân thủ quy định của luật đất đai. Các đạo luật này không chỉ xác định các khái niệm về nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất nói chung mà còn quy định rõ loại nhà, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất được phép đưa vào kinh doanh. Người ta không thể đưa các loại nhà bị cấm vào kinh doanh, không thể đưa các công trình bí mật quốc phòng, các công trình di tích lịch sử văn hóa vào kinh doanh cũng như đưa các loại đất sử dụng vào mục đích công cộng, loại đất không được coi là hàng hóa vào kinh doanh.

Ba là: Hoạt động kinh doanh bất động sản phải công khai, minh bạch.

Nguyên tắc này chính là cơ sở để Điều 11 luật kinh doanh bất động sản yêu cầu các chủ thể kinh doanh bất động sản phải cung cấp đầy đủ thông tin

cho khách hàng trong các giao dịch về bất động sản. Nguyên tắc này thể hiện ở các điểm sau đây:

- Nhà đầu tư phải công khai thông tin về bất động sản khi đưa vào kinh doanh.

- Thông tin về bất động sản được công khai tại sàn giao dịch bất động sản. - Công khai nội dung thông tin của bất động sản khi đưa vào kinh doanh. - Các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua phải được giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản.

- Người điều hành quản trị sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ kinh doanh dịch vụ với quy mô theo quy định.

Với các nguyên trên, hoạt động kinh doanh bất động sản sẽ phát triển lành mạnh, tuân thủ pháp luật và đảm bảo đầy đủ lợi ích từ phía Nhà nước đến quyền lợi của nhà đầu tư và khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy định của Pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)