II Tuyên truyền viên
Ở DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.4.8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật tại các doanh nghiệp
tại các doanh nghiệp
Kiểm tra, giám sát là một khâu của quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của một tổ chức, cơ quan. Với chức năng nhiệm vụ được giao của Liên đoàn Lao động
thành phố và Sở Lao động Thương binh- Xã hội cần phối hợp tổ chức các đoàn kiểm tra thực hiện pháp luật lao động, luật công đoàn, luật bảo hiểm, các chế độ chính sách của người lao động. Qua kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật tại doanh nghiệp sẽ phổ biến những chủ trương, chính sách, pháp luật mới đến doanh nghiệp. Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành chặt chẽ, cán bộ kiểm tra phải là những người có năng lực chuyên môn giỏi, nắm vững pháp luật.
Bên cạnh việc kiểm tra, cần tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, duy trì thường xuyên hoạt động tiếp người lao động. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo tư vấn pháp luật trực tiếp cho người lao động. Việc kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, người lao động có ý nghĩa lớn trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp trên với cấp dưới cả công đoàn và chính quyền, đảm bảo đúng định hướng chính trị; nâng cao hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng, đề cao kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức Công đoàn trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động. Hàng năm lấy kết quả nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá, phân loại khen thưởng người lao động vào cuối năm.