PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 111 - 114)

II Tuyên truyền viên

Ở DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.3. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Căn cứ Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Căn cứ Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến 2012;

Căn cứ Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về phê duyệt đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009-2012; Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013;

Căn cứ kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09-12-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016.

Căn cứ quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09-12-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016.

Phương hướng, nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phổ Đà Nẵng được định hướng như sau:

Tiếp tục củng cố, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, lãnh đạo doanh nghiệp trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động. Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan nhà nước, tổ chức Công đoàn, các Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ở từng cấp công đoàn. Bảo đảm mọi chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước được phổ biến kịp thời, đầy đủ đến toàn thể

cán bộ công đoàn và người lao động. Với nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền, với lực lượng lao động chiếm 60% tổng số dân cư thành phố, vì vậy cần đặt ra mục tiêu đến những năm đến có từ 80-90% người lao động được phổ biến, giáo dục pháp luật (trên tổng các hình thức).

Triển khai thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trong toàn thể hệ thống tổ chức Công đoàn từ thành phố đến cơ sở. Phối hợp cùng Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại-Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng triển khai đến các chủ sử dụng lao động trên địa bàn thành phố; kiến nghị với Ủy ban Nhân dân thành phố xây dựng cơ chế thực hiện chủ trương xã hội hóa, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động.

Gắn việc phổ biến, giáo dục pháp luật vào các phong trào thi đua, các hoạt động xây dựng "doanh nghiệp văn hóa", "doanh nghiệp xanh", việc xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh; các hoạt động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Tiếp tục tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động. Ðề cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan truyền thông đại chúng, các cán bộ chuyên trách và Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm lao động và các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động; kiểm điểm, phê bình, những Công đoàn, doanh nghiệp không thực hiện đúng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được giao.

Tiếp tục đổi mới việc biên soạn chương trình, giáo trình, sổ tay tuyên truyền, sách giáo khoa, tờ rơi, tờ gấp về pháp luật cung cấp cho cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và người lao động; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn từng bước chuẩn hóa đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ công đoàn từ thành phố đến cơ sở. Tăng cường tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải lao động ở các hội đồng hòa giải, cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý.

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp thành phố thời gian đến cần tập trung vào quyền và nghĩa vụ của người lao động, pháp luật về việc làm, an toàn vệ sinh lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật công đoàn và các quy định khác của pháp luật về lao động với các hình thức phổ biến trực tiếp, niêm yết các quy định pháp luật tại nơi làm việc, tủ sách pháp luật, giỏ sách pháp luật, tờ gấp, lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ và hệ thống Đài truyền thanh cơ sở và loa nội bộ ở các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)