II Tuyên truyền viên
Ở DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.4.4. Đổi mới các hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng
luật cho người lao động trong các doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng
Hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật rất quan trọng, nhằm đưa các nội dung pháp luật đến với người lao động một cách phù hợp nhất, thuận tiện nhất. Vì vậy, cần nghiên cứu cụ thể hình thức, phương pháp phù hợp để mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động nhằm khắc phục tình trạng chưa nghiên cứu cụ thể hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phù hợp với tính chất công việc, điều kiện làm việc của từng đối tượng người lao động trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật vẫn mang nặng tính hành chính, thiếu sự chủ động tham gia từ phía các đối tượng được tuyên truyền. Do đó, trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật mà đối tượng là người lao động trong các loại hình doanh nghiệp có trình độ học vấn thấp, xuất thân từ nông thôn, nhận thức pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của người lao động còn thấp và không đồng đều, thời gian và điều kiện lao động căng thẳng, thu nhập thấp, đời sống người lao động khó khăn nên không có điều kiện tìm hiểu pháp luật thì cần tăng cường giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ của công dân bằng các hình thức truyền thống đã và đang được áp dụng có hiệu quả như
tờ gấp, sách hỏi đáp pháp luật bỏ túi, giỏ pháp luật, tủ sách pháp luật, ngày pháp luật lao động, 15 phút truyền thanh pháp luật trong lúc nghỉ ăn trưa; tư vấn pháp luật; hình thức tuyên truyền miệng thông qua hòa giải viên lao động cơ sở, hòa giải viên lao động cấp huyện, báo cáo viên pháp luật, cán bộ công đoàn, cán bộ nhân sự của doanh nghiệp, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh nội bộ v.v… Tổ chức cho người lao động tại các doanh nghiệp tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ của công dân trên ti vi, trên báo, đài và tại các địa phương, cơ sở. Đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, pháp luật công đoàn và các quy định pháp luật liên quan thành nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm và chỉ tiêu thi đua của tổ chức công đoàn các cấp.
Cụ thể của giải pháp này đó là:
- Thực hiện tốt Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới. Tập huấn, giới thiệu văn bản pháp luật mới và những văn bản pháp luật liên quan đến người lao động. Chú trọng việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người lao động ở các khu công nghiệp, tuyên truyền ở các tổ tự quản công nhân, tổ tự quản công nhân, sinh viên. Đổi mới phương pháp giới thiệu văn bản pháp luật theo hướng tăng cường trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp những yêu cầu từ phía người được tuyên truyền nhằm nâng cao tính chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức pháp luật của người lao động. Tăng cường giới thiệu các quy định pháp luật thông qua hình thức tuyên truyền miệng, đây là hình thức mang lại nhiều hiệu quả trong thời gian qua, đây là hình thức vừa tuyên truyền miệng vừa giải đáp pháp luật trực tiếp, tạo cho người lao động ý thức xem đây là buổi sinh hoạt thường kỳ, cần thay đổi thường xuyên các phương pháp truyền đạt để thu hút người lao động. Với điều kiện lao động sản xuất của người lao động, trong công tác tuyên truyền miệng cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chọn thời gian thích hợp. Với những đơn vị lao động làm giờ hành chính thì tổ chức vào thời điểm sau giờ làm việc; đối với những đơn vị làm ca thì phải xây dựng kế hoạch tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật theo từng ca sau giờ làm việc của ca, thời gian tiến hành có thể từ 30 đến 60 phút một lần phổ biến, giáo dục pháp luật, không nên tiến hành quá dài gây nhàm chán và với trình độ có hạn của người lao động sẽ không
tiếp thu hết được nội dung cần phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong tuyên truyền miệng cần có hình ảnh minh họa để gây hiệu ứng thu hút người lao động; nghiên cứu biên soạn tài liệu truyền đạt ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đi vào đời sống người lao động; trong quá trình tuyên truyền miệng nghiên cứu có những câu chuyện vui pháp luật nhằm đa dạng hóa phương pháp tuyên truyền, tạo được không khí vui vẻ cho người lao động sau giờ làm việc, không nên tuyên truyền cứng nhắc, gò bó, theo kiểu đọc văn bản pháp luật sẽ không đi vào được đời sống người lao động; thay các bài học "giáo huấn" bằng việc nêu ra những hành vi ứng xử văn hóa, đúng pháp luật.
Nghiên cứu đưa vào chương trình giảng dạy nội dung giáo dục về pháp luật lao động, luật công đoàn, luật bảo hiểm trong chương trình đào tạo nghề ở cơ sở dạy nghề, đào tạo ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học với giáo trình dạy học phù hợp. Vì, những học viên, sinh viên này sau khi ra trường sẽ gia nhập vào thị trường lao động, do đó cần trang bị cho họ những kiến thức ban đầu về pháp luật liên quan đến quan hệ lao động, để tự bảo vệ mình và có ý thức chấp hành tốt các quy định pháp luật khi tham gia vào thị trường lao động.
- Tiếp tục phát huy hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng như các chuyên mục trên báo Đà Nẵng, trên chương trình phát thanh truyền hình Đà Nẵng, trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng, hệ thống loa truyền thanh, loa nội bộ tại các doanh nghiệp. Trọng tâm là huy động sức mạnh và lợi thế sẵn có của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động; mở chuyên mục mới, tăng thời lượng, bảo đảm chính xác về nội dung, hình thức thể hiện phong phú, hấp dẫn. Nâng cao tính định hướng, hướng dẫn dư luận xã hội khi phổ biến, thông tin pháp luật. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động trên báo chí bằng tiếng nước ngoài; sử dụng tối đa các phương tiện phát thanh và truyền hình của thành phố, quận, huyện, loa nội bộ tại công ty trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động; quan tâm đầu tư trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng số lượng và chất lượng các loại tài liệu pháp luật khác để hỗ trợ cho việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở. Với đặc thù đối tượng là người lao động và số lượng lớn loa truyền thanh cơ sở, cần ký kết chương trình liên tịch giữa Liên đoàn Lao
động thành phố và Đài phát thanh-truyền hình thành phố, chỉ đạo các Liên đoàn Lao động quận, huyện phối hợp cùng Đài truyền thanh quận huyện tổ chức chuyên mục Lao động-Công đoàn trên chương trình đài truyền thanh, mỗi tháng 02 chuyên mục và phát vào thời gian hợp lý như lúc 6 giờ đến 6 giờ 30 sáng hoặc 17 giờ đến 18 giờ chiều lúc đó người lao động đi làm hoặc tan tầm có thể nghe được. Từng bước đầu tư các trạm phát thanh riêng của tổ chức Công đoàn đặt tại các khu công nghiệp để thông tin hoạt động và phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động và dùng để giải quyết các cuộc đình công và ngừng việc tập thể. Bên cạnh đó, công đoàn cơ sở công ty phối hợp cùng Ban giám đốc hàng tuần có thông tin pháp luật mới có liên quan đến người lao động trên loa nội của công ty, đây là hình thức tuyên truyền mang lại nhiều hiệu quả cần tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng bên cạnh việc phổ biến, giáo dục pháp luật cần đấu tranh, phê phán những hành vi tiêu cực vi phạm pháp luật của người lao động, tập trung phê phán, phân tích, tìm nguyên nhân của những người lao động, doanh nghiệp vi phạm pháp luật một cách thẳng thắn, sắc bén. Thông tin đại chúng phải luôn sáng tạo, bám sát yêu cầu của đời sống pháp luật, tạo sự hấp dẫn để nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chúng nói chung, trong đó có người lao động. Sự hấp dẫn của chuyên mục được quy định bởi nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố cơ bản là: sự khái quát cao; nhẹ nhàng nhưng sâu sắc; phản ảnh được tính phong phú của đời sống pháp luật; ghi lại dấu ấn sâu sắc cho công chúng...
- Đa dạng hóa và đầu tư nghiên cứu, biên soạn các loại tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động, bao gồm: sách, tờ gấp, băng, đĩa hình, đĩa tiếng, lịch, pa nô, áp phích với nội dung ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ. Các ấn phẩm pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm phát miễn phí tới người lao động. Chú trọng tài liệu song ngữ dành cho người nước ngoài ở trên địa bàn thành phố.Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật bằng hình thức thông tin cổ động, chiếu phim lưu động lồng ghép các nội dung pháp luật, tăng cường hoạt động của các đội văn hóa thông tin lưu động, phát triển các trạm tin, bảng tin ở cụm ở từng khu công nghiệp. Đầu tư xây dựng nhà văn hóa mở tại khu công nghiệp để thu hút người lao động đến sinh hoạt, vui chơi qua đó tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động.
- Đầu tư tủ sách pháp luật tại doanh nghiệp, giao cho Công đoàn cơ sở quản lý và khai thác. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố chưa có tủ sách pháp luật, nếu có thì đặt ở những nơi không thuận tiện cho người lao động nghiên cứu, tìm hiểu. Đây là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp đối với điều kiện lao động sản xuất của người lao động. Vì vậy, hệ thống Công đoàn từ thành phố, đến cơ sở cần phát động cuộc vận động "tủ sách pháp luật cho công nhân", với phương châm mỗi công đoàn cơ sở khối hành chính-sự nghiệp cam kết đầu tư, giúp đỡ cho mỗi Công đoàn cơ sở doanh nghiệp một tủ sách pháp luật có từ 20 đầu sách trở lên, đặt ở những nơi thuận tiện tại công ty như: nhà ăn tập trung của công nhân, địa điểm công nhân thường nghỉ trưa, địa điểm thuận lợi trong khu vực sản xuất, phấn đấu mỗi công đoàn cơ sở doanh nghiệp đều xây dựng được tủ sách pháp luật; thường xuyên cập nhật, bổ sung các đầu sách mới, các văn bản mới ban hành, xây dựng tủ sách pháp luật phong phú về nội dung và thể loại. Nghiên cứu xây dựng các "góc pháp luật" ở những địa điểm phù hợp tại doanh nghiệp với các đầu sách báo pháp luật, được bố trí khoa học, thoáng mát thu hút người lao động, tạo phong trào đọc sách pháp luật cho người lao động. Từng bước xây dựng tủ sách điện tử tại các doanh nghiệp có đông công nhân lao động. Xây dựng các túi pháp luật với các tờ rơi, tờ gấp cung cấp miễn phí cho người lao động và đặt ở những địa điểm thuận lợi như nhà xe, cổng bảo vệ, nhà ăn, địa điểm nghỉ trưa,...
Phát huy vai trò của Hội đồng hòa giải ở doanh nghiệp trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động. Căn cứ Thông tư số 22/2007/TT- BLĐTBXH, ngày 23 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở và hòa giải viên lao động, tiến hành thành lập mới, kiện toàn, củng cố Hội đồng hòa giải và đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải viên lao động tại các doanh nghiệp đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay; đổi mới công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên lao động, chú trọng đến cán bộ công đoàn làm hòa giải viên lao động; định kỳ cung cấp tài liệu, tổ chức giao lưu, hội thi tạo điều kiện thuận lợi cho các hòa giải viên lao động gặp gỡ, trao đổi và học tập kinh nghiệm.
- Xây dựng các mô hình câu lạc bộ "công nhân lao động không vi phạm pháp luật" tại các doanh nghiệp, các tổ tự quản công nhân. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của các mô hình câu lạc bộ pháp luật. Công đoàn cơ sở doanh nghiệp xây dựng các mô hình câu lạc bộ pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động. Tổ chức tuyên truyền pháp luật tại câu lạc bộ theo hướng sinh hoạt pháp luật theo chuyên đề, trao đổi, giải đáp những tình huống pháp luật từ thực tiễn; đảm bảo kinh phí một phần từ nguồn ngân sách công đoàn và huy động sự hỗ trợ từ chủ doanh nghiệp và tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân để duy trì hoạt động của câu lạc bộ; lồng ghép nội dung pháp luật vào sinh hoạt của loại hình câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp để thu hút sự tham gia và đáp ứng kịp thời nhu cầu tìm hiểu, áp dụng pháp luật của doanh nghiệp;
- Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức thi tìm hiểu pháp luật, giao lưu, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ có lồng ghép nội dung pháp luật; tổ chức hiệu quả hình thức thi viết, thi qua hình thức sân khấu hóa, thi tìm hiểu pháp luật trên truyền hình; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trên mạng Internet; chú trọng lồng ghép nội dung pháp luật vào các buổi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Xây dựng các tác phẩm điện ảnh, sân khấu, mở trại sáng tác văn học về đề tài pháp luật. Định kỳ tổ chức sinh hoạt "hái hoa dân chủ", hội thi với chủ đề "công nhân với pháp luật" nhân các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của tổ chức Công đoàn, của doanh nghiệp. Tổ chức các hội diễn văn nghệ quần chúng đưa về các khu công nghiệp biểu diễn lồng ghép các tiểu phẩm, các tiết mục văn nghệ về các tình huống pháp luật trong thực tế để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Phối hợp với Công đoàn, chính quyền ở các địa bàn có đông công nhân lao động, xây dựng thí điểm các cụm văn hóa thể thao công nhân gắn với từng địa bàn dân cư, với nguyên tắc hoạt động tự nguyện, bình đẳng, tương thân tương ái, tạo được sân chơi mới cho người lao động sau những giờ làm việc ở công ty, xí nghiệp, qua đó có điều kiện tổ chức phổ biến giáo dục, pháp luật cho người lao động một cách hiệu quả.
- Đa dạng hóa các loại hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, cung cấp văn bản pháp luật, sử dụng triệt để công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức tư vấn và giải đáp pháp
luật trực tuyến trên mạng Internet của trang Website của Liên đoàn Lao động thành phố và Sở Lao động Thương binh và xã hội, cung cấp các tài liệu, văn bản pháp luật liên quan trên trang thông tin điện tử tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động tra cứu; đưa hình thức giải đáp pháp luật qua thư điện tử, gửi ý kiến giải đáp qua đường bưu điện và thực hiện các buổi giao lưu trực tuyến trên mạng Internet vào chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động. Kết hợp phổ