CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÀ NẴNG
Thành phố Đà Nẵng giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, tỉnh Quảng Nam và Biển Đông. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc. Thành phố Đà Nẵng có 6 quận và 2 huyện, 56 phường, xã với diện tích tự nhiên là 1.255,53 km2; dân số 795.670 người. Với những chính sách thu hút đầu tư của thành phố nhiều tổ chức, cá nhân đã đầu tư vào thành phố trên nhiều lĩnh vực, do đó số lượng doanh nghiệp và lao động không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2008, toàn thành phố có 4.614 doanh nghiệp (số liệu thống kê 2008), với 385.764 lao động có việc làm, đến nay toàn thành phố có trên 12.000 doanh nghiệp, với 436.400 lao động, trong đó có 80 doanh nghiệp Nhà nước, với 31.048 lao động; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 63 đơn vị, với 24.514 lao động; còn lại chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân,... hơn 10.000 doanh nghiệp, với hơn 380.000 lao động. Các doanh nghiệp được bố trí tập trung trên địa bàn 11 khu công nghiệp và nằm tập trung ở các quận nội thành như: Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Sơn Trà. Bên cạnh những công nhân lao động là người địa phương, thì các doanh nghiệp thu hút công nhân lao động ở các địa phương lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,.... chiếm khoảng 60 % tổng số công nhân lao động thành phố.
Đa số người lao động ở thành phố là người nhập cư từ các tỉnh lân cận. Ngoài tập trung ở các khu công nghiệp thì người lao động còn lao động sản xuất rãi trên khắp địa bàn của thành phố.
Cơ cấu lao động tiếp tục thay đổi theo xu hướng người lao động trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, phường, xã, doanh nghiệp nhà nước giảm; người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn tăng nhanh. Tính đến tháng 12/2011, người lao động trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, phường, xã, doanh nghiệp nhà nước giảm 1.145 người; người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn tăng 16.743 người.
Chất lượng lao động thành phố được nâng lên nhiều mặt: tuổi đời trẻ, được đào tạo cơ bản, có tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, có tay nghề và khả năng tiếp cận khoa học, sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến. Đại đa số người lao động ở các doanh nghiệp có phẩm chất, đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng, ủng hộ và quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, mong muốn được học tập nâng cao trình độ mọi mặt để có điều kiện cống hiến trong quá trình xây dựng Đà Nẵng phát triển đi lên.
Tình hình việc làm của người lao động tương đối ổn định. Trong 5 năm qua, thành phố tiếp tục kêu gọi đầu tư, mở rộng các khu công nghiệp với trên 300 dự án đầu tư; trên 11.200 doanh nghiệp dân doanh và 26.500 hộ kinh doanh cá thể, 181 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết việc làm hàng năm trên 30.000 lao động.
Theo thống kê lao động ở các doanh nghiệp, số lao động phổ thông giảm còn 16%, lao động kỹ thuật tăng hơn 22%. Đội ngũ thợ bậc cao trong các doanh nghiệp tăng về số lượng, qua các hội thi tay nghề đã nâng cao kỹ năng, thao tác của người lao động, thực hiện nhiều công trình sản phẩm có chất lượng. Riêng tại các Khu công nghiệp và chế xuất, đa phần người lao động là lực lượng trẻ, tuổi đời bình quân 27 tuổi, tỷ lệ lao động nữ chiếm trên 75%, công nhân nhập cư chiếm gần 60%, trình độ văn hóa chủ yếu là cấp 2 chiếm 53,5% còn lại trình độ cấp 3, trình độ tay nghề bậc 2 và bậc 3 chiếm 71%. Số công nhân kỹ thuật, công nhân được đào tạo chính qui ở các trường dạy nghề chiếm tỷ lệ không cao (số liệu theo báo cáo nhiệm kỳ XIV Công đoàn thành phố Đà Nẵng).
Tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại các doanh nghiệp và các khu công nghiệp, chế xuất, hơn 80% người
lao động được tham gia các loại Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đóng bảo hiểm theo mức lương tối thiểu, một số doanh nghiệp áp dụng theo mức lương làm căn cứ ký hợp đồng lao động, không bảo đảm quy định pháp luật theo lương thực tế như luật định gây thiệt thòi cho người lao động trước mắt cũng như lâu dài; bên cạnh đó tình trạng nợ, chậm đóng bảo hiểm xã hội tiếp tục diễn ra ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Số vụ tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể giảm dần do ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động được nâng lên, tăng cường trách nhiệm của tổ chức Công đoàn và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng thông qua công tác thanh, kiểm tra thường xuyên, đột xuất. Tuy vậy, vẫn còn một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa chấp hành nghiêm pháp luật lao động dẫn đến tranh chấp lao động.