Quy chế quốc gia và quốc tế bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế xã hội và văn hóa theo Công ước CEDAW và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở việt nam một số kinh nghiệm nước ngoài (Trang 56 - 61)

đẳng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và văn hóa theo Công ước CEDAW và Luật bình đẳng giới

Với dung lượng gồm 5 điều khoản, phần III của Công ước CEDAW đề cập khá chi tiết đến nghĩa vụ của quốc gia thành viên trong vấn đề tạo cơ chế để bảo đảm thực hiện những quyền bình đẳng cho phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội - văn hóa.

Đối với phụ nữ, quyền được giáo dục đào tạo như nam giới (bao gồm bình đẳng trong hưởng cơ hội, điều kiện, chương trình các cấp đào tạo, ngành nghề và các chế định về trợ cấp học tập) là một quyền không thể thiếu. Các qui định về bình đẳng của phụ nữ trong giáo dục đào tạo của Công ước CEDAW đặt ra nghĩa vụ bảo đảm và thực hiện của các quốc gia thành viên trên cả ba phương diện: (1) Quyền được tham gia của phụ nữ; (2) thay đổi quan niệm truyền thống về vai trò của phụ nữ trong các hoạt động giáo dục và đào tạo; (3) xóa các khoảng trống hiện đang tồn tại trong các cấp giáo dục bằng việc lập chương trình để đem đến cho phụ nữ nhiều cơ hội được đào tạo tại các trường học hay các khóa đào tạo đặc biệt.

Các quyền bình đẳng trong lao động, việc làm và y tế cũng được tiếp cận tương tự như trong lĩnh vực giáo dục, với mục tiêu giải phóng phụ nữ và bảo vệ phụ nữ thoát khỏi tất cả các hình thức xâm hại tình dục và bạo hành với phụ nữ. Tuy nhiên, những nỗ lực của Công ước CEDAW để bảo vệ quyền này của phụ nữ hiện mới chỉ có thể áp dụng với phụ nữ trong những công việc chính thức, còn đối với đối tượng phụ nữ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hay lao động tại gia đình thì dường như vẫn còn đang có khoảng trống của pháp luật.

Trong lĩnh vực kinh tế, những chính sách mới về kinh tế của Nhà nước đã thực sự đem lại cho phụ nữ cơ hội để tham gia nhiều hơn các hoạt động kinh tế -xã hội của đất nước. Cụ thể là: Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo qui định của pháp luật; Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo qui định của pháp luật (khoản 2 Điều 12 Luật Bình đẳng giới).

Trong các gia đình Việt Nam hiện tại, phúc lợi gia đình được coi là của chung, các thành viên đều được hưởng thụ, không phân biệt nam hay nữ. Pháp luật Việt Nam quy định, phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới trong các quan hệ tín dụng và tài sản. Ví dụ, bắt đầu từ năm 1999, Nhà nước công

bố chính sách cho vay mức dưới 10 triệu đồng, không cần thế chấp đã tạo thuận lợi cho phụ nữ có điều kiện tự chủ tham gia quan hệ tín dụng để phát triển và làm kinh tế gia đình. Riêng đối với phụ nữ nông thôn, lực lượng lao động chiếm 50,8% dân số và 51,3% lực lượng lao động ở nông thôn Việt Nam thì trong những năm qua, Nhà nước đang có nhiều cố gắng lớn trong việc loại bỏ khoảng cách giới cũng như sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị để tạo điều kiện vừa xóa đói giảm nghèo, vừa để phụ nữ nông thôn được hưởng những thành quả tốt đẹp từ sự phát triển kinh tế nông thôn. Với sự triển khai thực hiện qui chế dân chủ cơ sở một cách sâu rộng trên qui mô toàn quốc, phụ nữ ở các vùng nông thôn đã được quyền tham gia trực tiếp vào xây dựng kế hoạch phát triển của địa phương . Công tác khuyến nông, khuyên lâm thời gian gần đây được đẩy mạnh đã giúp phụ nữ nông thôn nâng cao ki ến thức khoa học kĩ thuật, tổ chức sản xuất. Từ thực hiện các chương trình, các cấp hội và đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ của các địa phương đã giúp một phần quan trọng để phụ nữ nghèo phát triển kinh tế gia đình, góp phần đem lại thay đổi cơ bản cho đời sống của phụ nữ nông thôn Việt Nam.

Cùng với việc tạo cơ hội để phụ nữ tham gia làm việc, Nhà nước cũng ban hành các chính sách, qui định của pháp luật phù hợp để bảo đảm quyền lợi cho phụ nữ trong lĩnh vực bảo hiểm, y tế. Các qui định về chế độ nghỉ hưu của nữ cũng được ưu tiên trên cơ sở đặc trưng về giới nhằm bảo đảm sức khỏe cho phụ nữ. Trên thực tế, các cấp, hội phụ nữ thường xuyên có các chương trình hoạt động cụ thể để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản tại cộng đồng, kết hợp với các hoạt động tuyên truyền khác để phụ nữ được hưởng sự chăm sóc chung của toàn xã hội đối với nguồn nhân lực chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.

Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là: Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo qui định của pháp luật (khoản 5

Điều 14 Luật Bình đẳng giới). Từ khi Luật được ban hành, phụ nữ Việt Nam cũng đã nhận được sự quan tâm đáng kể của Nhà nước và xã hội, được thể hiện bằng các qui định khuyến khích, tạo điều kiện cho phụ nữ học tập nâng cao trình độ, năng lực như trợ cấp đào tạo cho nữ cao hơn nam, mở lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo riêng phụ nữ…

Những qui định trên trở thành cơ sở quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các qui định cụ thể khi trong lĩnh vực nào đó có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.

Tóm lại, Công ước CEDAW được coi là bộ luật quốc tế về quyền của phụ nữ, đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống điều ước quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc. Công ước CEDAW là công cụ pháp lý duy nhất quy định tập trung và toàn diện về việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và bảo đảm quyền của phụ nữ trên các lĩnh vực, quy định trách nhiệm của Chính phủ trong việc bảo đảm thực thi các quyền này trên thực tế và cơ chế đánh giá việc thực hiện Công ước ở mỗi quốc gia. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm thông qua CEDAW, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki - Moon đã nhận định rằng, Công ước CEDAW là Công ước thành công nhất trong số các điều ước về quyền con người. Tuy nhiên, bình đẳng giới không tự nhiên có được mà cần có các cam kết, hành động tích cực của các quốc gia nhằm đạt được những thay đổi cần thiết trong xã hội.

Với tư cách là thành viên của Công ước CEDAW, Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều chủ trương, biện pháp về lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, thúc đẩy sự bình đẳng nam - nữ, đảm bảo sự phát triển đầy đủ của phụ nữ và nâng cao vị trí, vai trò của họ trên các lĩnh vực. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử với phụ nữ, chống các biểu hiện định kiến, thiên kiến về giới trong gia đình và xã hội tiếp tục được cụ thể hóa trong tất cả các văn bản pháp luật của

Việt Nam. Đặc biệt, các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Luật Bình đẳng giới đã phản ánh đầy đủ nội dung và tinh thần của Công ước CEDAW, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, đồng thời khẳng định cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam thực hiện tốt Công ước CEDAW. Luật đã quy định rõ các chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới, các nội dung bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, các biện pháp bảo đảm và thúc đẩy bình đẳng giới, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân cũng như việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

Luật Bình đẳng giới ra đời đã thể hiện rõ quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo đảm quyền bình đẳng giới, nội luật hóa Công ước CEDAW. Đây là sự khẳng định rõ nhất, tập trung nhất nỗ lực và bước tiến không ngừng của Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng nam nữ, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và đưa ra những biện pháp thiết thực có tính đến đặc thù về giới tính của phụ nữ để đạt được bình đẳng thực chất giữa phụ nữ và nam giới như mục tiêu mà Công ước CEDAW đề ra.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở việt nam một số kinh nghiệm nước ngoài (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)