Hội nhập quốc tế và những vấn đề mới đặt ra đối với việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở việt nam một số kinh nghiệm nước ngoài (Trang 83 - 86)

đảm quyền bình đẳng của phụ nữ

Trong suốt quá trình cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ và bình đẳng được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết của Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Nhà nước đã ban hành chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới.

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, phong trào phụ nữ và bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ ở nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Phụ nữ đã phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo trong học tập, lao động và công tác đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, góp phần xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ. Quyền bình đẳng của phụ nữ ở Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Tuy vậy, trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình phụ nữ và công tác phụ nữ còn nhiều hạn chế, đồng thời lại có những vấn đề mới đặt ra với nhiều thách thức.

Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 27 tháng 4 năm 2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đưa ra mục tiêu:

Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực, đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất khu vực [16].

Nghị quyết cũng đưa ra định hướng:

- Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu.

- Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, đấu tranh xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

- Thực hiện việc giáo dục, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và giáo dục phẩm chất đạo đức người phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể vận động, hướng dẫn phụ nữ phấn đấu rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu. Theo đó, Nghị quyết cũng đưa ra một số giải pháp để thực hiện các mục tiêu này:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Các cấp ủy Đảng có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng quy hoạch cán bộ nữ trong quy hoạch tổng thể về cán bộ của Đảng ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Đối với cán bộ nữ, đồng thời với việc xây dựng quy hoạch,

phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng để chủ động về nhân sự, đề bạt, bổ nhiệm cần bảo đảm tiêu chuẩn của từng chức danh, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát huy được thế mạnh, ưu điểm của cán bộ nữ. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm;

- Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên, nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%;

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện tốt các chính sách nhằm phát triển cán bộ nữ trong nghiên cứu khoa học, trong lãnh đạo, quản lý. Có chính sách cụ thể về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển đối với cán bộ nữ, đặc biệt quan tâm cán bộ nữ là trí thức, có chính sách đặc thù đối với cán bộ nữ công tác ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ đi học có con nhỏ.

Khi đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Vai trò này đang được khẳng định một cách rõ nét. Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động. Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước, thể hiện ở số nữ chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động. Như vậy, có thể nói, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia

sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình, tạo cho họ có nhiều thời gian hơn để tham gia vào các hoạt động khác. Khi bước vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới, để khẳng định và phát huy vai trò của mình, người phụ nữ có nhiều mặt thuận lợi do sự phát triển kinh tế mang lại nhưng đồng thời với nó là những thử thách họ cần vượt qua. Điều này đòi hỏi bản thân người phụ nữ không ngừng học hỏi, khẳng định, phát huy vai trò của mình. Trước hết, người phụ nữ phải ý thức được đầy đủ vai trò về giới của mình, mới có thể nắm bắt được những cơ hội, cùng với xã hội hướng tới cách ứng xử bình đẳng giới. Phụ nữ hiện đại cần nỗ lực nhiều mặt như nâng cao tri thức, văn hóa, có ý thức cầu tiến, độc lập, sống có mục đích, tự tin, sáng tạo, biết hoạch định kế hoạch, biết đối mặt với áp lực, biết chăm sóc bản thân. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước cần quan tâm đến việc tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy hơn nữa vai trò của mình trong quá trình hội nhập như mở rộng các quan hệ hợp tác giao lưu, vừa phù hợp với xu hướng thời đại, vừa chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề về giới, đồng thời tạo nhiều cơ hội học tập, làm việc cho phụ nữ. Tạo điều kiện trao đổi các ý tưởng với phụ nữ, nâng cao tính minh bạch trong hoạch định chính sách. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, phụ nữ vừa là nguồn lực quan trọng của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, vừa là nguồn gốc của những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống, giữ vững ổn định chính trị xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thực tế việc thực hiện Luật Bình đẳng giới vẫn còn nhiều thách thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở việt nam một số kinh nghiệm nước ngoài (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)