Một số nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện Công ước CEDAW và Luật Bình đẳng giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở việt nam một số kinh nghiệm nước ngoài (Trang 65 - 72)

trình thực hiện Công ước CEDAW và Luật Bình đẳng giới

Mặc dù bình đẳng giới trong pháp luật tương đối tiến bộ và ngày càng có nhiều hơn các văn bản quy phạm pháp luật quan tâm đến bình đẳng giới

nhưng thành tựu không đáng kể, chưa bền vững, khoảng cách giữa quy định và thực tiễn còn tương đối xa, có thể xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:

* Trong xây dựng pháp luật

Một là, quy định bình đẳng giới tại hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành được thiết kế trong bối cảnh các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới và yêu cầu về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật không được quan tâm từ đầu; thiếu phân tích chi tiết, toàn diện và logic những tác động, ảnh hưởng dự kiến có thể nảy sinh trực tiếp hoặc gián tiếp đến nam, nữ khi chính thức được thực hiện.

Hai là, người tham mưu thiết kế chưa có (hoặc chưa được cung cấp) đủ thông tin, dữ liệu mang tính khoa học và thực tế về Công ước CEDAW để hiểu đúng, hiểu đủ và hiểu toàn diện, sâu sắc về bình đẳng giới nên hầu hết chỉ thể hiện dưới dạng nguyên tắc chung và có xu hướng lập luận nguyên tắc đó đã bao trùm tất cả các chế định, các khía cạnh khác trong dự thảo, không cần quy định rõ cũng hiểu là cả nam và nữ đều như nhau.

Một số quy định hướng dẫn thực hiện Công ước CEDAW và Luật Bình đẳng giới thiếu chi tiết, không sát thực tế, thủ tục rườm rà, không rõ ràng đối với những khía cạnh liên quan đến trẻ em thông qua người mẹ (giai đoạn mang thai và sinh con)

Một số quy định được ban hành tương đối tốt nhưng thiếu chế tài, biện pháp và cơ chế đủ mạnh để bảo đảm thực hiện.

Ba là, còn tình trạng không thống nhất giữa quy định của pháp luật chuyên ngành với các nguyên tắc và yêu cầu bảo đảm bình đẳng giới trong Công ước CEDAW và Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hiện tượng "chạy vòng" trách nhiệm giữa các văn bản quy phạm pháp luật là nguyên nhân sâu xa cản trở quá trình hoàn thiện quy định pháp luật về bình đẳng giới theo hướng đồng bộ.

* Trong thực thi pháp luật

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới vẫn chưa được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Nhận thức về bình đẳng giới và công tác bình đẳng giới vẫn còn nhiều bất cập nên việc triển khai thực hiện còn chưa bài bản, chưa thực chất.

Trong triển khai công tác bình đẳng giới, nhiều nơi chưa thực sự hiểu rõ yêu cầu nhiệm vụ cũng như thiếu kiến thức, kỹ năng nên sự phối hợp chưa nhịp nhàng, chưa hiệu quả.

Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vẫn chưa được thực hiện một cách thực chất và đúng quy định, nhất là trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

Thực tiễn có những vướng mắc, bất cập xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản, cụ thể như sau:

Một là, tư tưởng, tư duy, nhận thức, thái độ và hành vi mang tính định kiến giới còn tồn tại khá phổ biến trong nhân dân dẫn đến tình trạng chọn lọc giới tính thai nhi, bạo lực gia đình, đối xử bất công bằng với người thân..và trong cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có không ít người giữ cương vị quản lý, lãnh đạo thể hiện rõ nét nhất trong việc tuyển dụng, đánh giá, lựa chọn, đề bạt giữ các chức vụ lãnh đạo đối với phụ nữ như thiếu khách quan trong đánh giá, thiếu tin tưởng và không công bằng trong đề bạt, sử dụng, thiếu quan tâm cơ hội phát huy năng lực; thiếu tin cậy, đánh giá thấp khả năng, thiếu sự hỗ trợ giúp đỡ đúng mức của đồng nghiệp..

Hai là, thiếu các hướng dẫn kỹ thuật lồng ghép vấn đề giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thực thi pháp luật.

Mặc dù lý thuyết lồng ghép giới đã được trang bị khá nhiều cho một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhưng sẽ rất khó đi vào thực tế nếu thiếu các hướng dẫn mang tính kỹ thuật. Nhiều người hiểu lồng ghép giới là

một biện pháp để đảm bảo sự tham gia, đóng góp và hưởng lợi như nhau của cả nam và nữ có tính đến sự khác biệt về giới tính liên quan đến chức năng sinh sản. Tuy vậy, khi có đủ các nguyên tắc này họ vẫn lúng túng không biết làm thế nào để lồng ghép giới vào các lĩnh vực mà họ đang quản lý hoặc thực hiện.

Ba là, chưa quan tâm đúng mức đến nguồn nhân lực nữ nói chung và nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nói riêng một cách hợp lý, đủ mạnh, có tầm chiến lược, có quan tâm đầy đủ đến các điểm tương đồng và khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về giới tính và những bất lợi về giới trên thực tế. Quy hoạch còn nặng về quản lý, lãnh đạo, thiếu các biện pháp thực tế hiệu quả để quy hoạch, phát triển đội ngũ chuyên gia giỏi. Thiếu chiến lược sử dụng và phát huy con người hiệu quả theo các giai đoạn tiềm năng phù hợp với sự phát triển tự nhiên của giới tính thực tế.

Bốn là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới đặc biệt là phổ biến Công ước CEDAW và Luật Bình đẳng giới chưa có điểm nổi bật về chất lượng. Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được quan tâm đầu tư theo hướng gắn kết với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và những thông tin khoa học quốc tế và kinh nghiệm các nước về giới, hầu hết mới chỉ tập trung mang tính bó hẹp trong giới hạn phạm vi giản đơn từng văn bản quy phạm pháp luật. Các nguyên tắc về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được quán triệt đồng bộ nên còn dàn trải nội dung.

Do vậy, việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là hết sức cần thiết và quan trọng nhưng không thể tách rời với quá trình thực thi.

Vê vấn đề quan tâm đến sự khác biệt giữa nam và nữ, các qui định quan tâm đến sự khác biệt giữa nam và nữ được thể hiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chủ yếu là các qui định liên quan đến việc thực hiện thiên chức mang thai và sinh con của phụ nữ, được thể hiện trực tiếp trong các

lĩnh vực lao động, hôn nhân và gia đình, kỷ luật, xử lí hành chính, hình sự và lĩnh vực dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong đó phần lớn là tập trung trong lĩnh vực lao động. Ngoài ra, các qui định quan tâm đến sự khác biệt giữa nam và nữ còn được thể hiện gián tiếp thông qua lĩnh vực chính trị, giáo dục với tư cách là những qui định giải quyết những bất hợp lí do việc mang thai và sinh con của phụ nữ ảnh hưởng đến sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ. Chẳng hạn qui định việc đảm bảo tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, qui định mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng riêng cho phụ nữ; phụ nữ có con nhỏ được nhà trường tạo điều kiện để bảo đảm có thể vừa học vừa nuôi con…

Vấn đề quan tâm đến yếu tố phong tục tập quán như những nguyên nhân sâu xa của các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới. Các qui định của pháp luật về bình đẳng giới đã quan tâm đến yếu tố phong tục tập quán, các yếu tố đặc thù của từng dân tộc, nhóm người. Các phong tục tập quán được xem xét qui định trong nhiều lĩnh vực pháp luật, trong đó chủ yếu là pháp luật hôn nhân và gia đình dưới hai góc độ vừa đề cao, tôn trọng và phát huy những phong tục tập quán truyền thống lạc hậu là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng cần được loại trừ bằng nhiều hình thức, trong đó có qui định trách nhiệm vận động, tuyên truyền, giáo dục của các cơ quan, tổ chức, người đứng đầu các dân tộc… và khẳng định rất rõ một số vấn đề liên quan cần được loại bỏ và nghiêm cấm, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

* Trên cơ sở các phân tích đánh giá nêu trên, có thể đưa ra một vài nhận xét, đánh giá như sau:

Hầu hết các qui định trong hệ thống pháp luật Việt Nam có chú ý đến khía cạnh của bình đẳng giới. Có thể thấy, Việt Nam có một hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ về vấn đề bình đẳng giới và được quốc tế đánh giá là một trong những nước có hệ thống chính sách, pháp luật về bình đẳng giới tiến bộ. Các văn bản qui phạm pháp luật vừa tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ

và nam giới phấn đấu vươn lên, vừa đặt ra yêu cầu phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề và kỹ năng, đóng góp ngày càng tăng cho sự phát triển của đất nước.

Hai chủ thể nam giới và nữ giới luôn được qui định trong các văn bản khi là đối tượng thụ hưởng, khi là đối tượng chịu trách nhiệm thực thi. Tuy nhiên được thể hiện dưới các cụm từ rất chung chung như "công dân", "người lao động", "người nào", "ai", "cá nhân", "người đứng đầu…", suy rộng ra, có nghĩa là cả nam và nữ đều được hưởng đầy đủ các quyền con người, quyền công dân và có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nước, xã hội, gia đình trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Các qui định chỉ rõ ràng chủ thể nam, nữ trong từng mối quan hệ cụ thể chủ yếu được thể hiện trong các lĩnh vực lao động và hôn nhân, gia đình.

Tuy nhiên, tỷ lệ những qui định chung chung còn chiếm khá lớn, khoảng 70%, chỉ có trên dưới 30% có qui định về nữ.

Qui định của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực còn tản mạn, chưa thống nhất, chưa quán triệt đầy đủ, triệt để nguyên tắc bình đẳng nam, nữ và không cụ thể, chi tiết. Điều này xuất phát từ nhiều lí do riêng, nhưng nhìn chung hậu quả của các qui định đã có ảnh hưởng rất lớn đến nam giới và phụ nữ trong quá trình thực thi, làm cho khoảng cách nam, nữ trong thực tế khác rất xa so với những qui định về mặt pháp luật. Đồng thời cũng làm cho các nguyên tắc của pháp luật về bình đẳng giới trở nên «khập khiễng», không bảo đảm tính đồng bộ của pháp luật Việt Nam. Điều này dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất, tùy tiện hoặc sẽ tạo ra «khoảng trống khó lấp đầy» trong việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân sau: Quá trình xây dựng và bảo đảm thực thi pháp luật chưa tính đến một cách đầy đủ những khác biệt về giới tính và những đặc điểm của nữ giới không giống với nam giới trong điều kiện Việt Nam chịu ảnh hưởng của

chế độ nho giáo và còn tồn tại tư tưởng "trọng nam khinh nữ"; Việc hiểu và vận dụng đúng quan điểm "ưu tiên" và "bình đẳng" chưa được chú ý đầy đủ trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách; Các qui định của pháp luật và chính sách đã có chú ý đến đặc thù của phụ nữ nhưng mới chỉ quan tâm dưới góc độ bảo đảm cho mối quan hệ giữa phụ nữ và trẻ em được thực hiện tốt, bảo đảm sự phát triển hài hòa cho thế hệ tương lai, chưa quan tâm đến việc bù đắp khoảng trống cho phụ nữ do việc mang thai, sinh con và chăm sóc đem lại. Thực tế, để thực hiện thiên chức tái tạo nguồn nhân lực, trung bình một người phụ nữ mất ít nhất từ 8 - 10 năm cho việc mang thai, sinh con và chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục 2 đứa con, nên họ rất ít thời gian để đầu tư cho bản thân. Chính điều này tạo nên nhiều bất lợi cho phụ nữ. Hơn thế, việc xác định các quan hệ bình đẳng đích thực chỉ tồn tại ở một số lĩnh vực dễ va chạm nhất, đó là quan hệ nam, nữ theo khía cạnh tâm, sinh lý.

Các qui định pháp luật chú ý đến sự khác biệt nam, nữ, phản ảnh xu hướng "ưu tiên" nhiều hơn việc kết hợp cả "ưu tiên" và "bình đẳng" theo các khía cạnh của khái niệm bình đẳng giới. Cần xem xét cả hai khía cạnh "ưu tiên" và "bình đẳng". Ưu tiên không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai nhưng đồng thời cũng phải bình đẳng, để phụ nữ phát huy vai trò và khả năng của mình như nam giới.

Các qui định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động mới chủ đề cập đến những người là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước và người lao động trong khu vực có quan hệ lao động, chưa có các qui định điều chỉnh đối với những người lao động trong các khu vực lao động khác, nhất là khu vực nông nghiệp, ngư nghiệp có tỷ lệ lao động nữ còn rất cao.

Các qui định về ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp sử dụng đông lao động nữ chỉ dành cho các doanh nghiệp có sử dụng "nhiều lao động nữ", do đó tạo nên sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa bản thân những người lao động là nữ ở những doanh nghiệp này.

Các văn bản qui phạm pháp luật thiếu các biện pháp, cơ chế thực thi đủ mạnh để bảo đảm tính khả thi của các qui định về bình đẳng giới. Thực chất, có nhiều nghị định đã được ban hành như nghị định qui định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới nhưng trên thực tế nhiều qui định không được thực hiện vì nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ cơ chế thực thi. Hầu như chưa có văn bản pháp luật nào tính toán được số lượng các chủ thế, số lượng kinh phí cần thiết cũng như các chế tài đủ mạnh để thực thi các qui định của văn bản pháp luật đó.

Các văn bản pháp luật chưa đề cập đến nhiều vấn đề có tác động, ảnh hưởng lớn đến bình đẳng giới trên thực tế. Thiếu các qui định nhằm giảm tối đa và đi thủ tiêu những định kiến giới: Coi nhẹ vai trò lao động của phụ nữ, phụ nữ vẫn có "nghề truyền thống là nội trợ" … Thiếu các qui định về cụ thể về trách nhiệm vợ, chồng và các thành viên trong gia đình trong việc thực hiện nghĩa vụ lao động trong gia đình. Thiếu những qui định giải thích, hướng dẫn, áp dụng pháp luật. Các qui định còn chung chung, chưa cụ thể, do đó người dân khó thực hiện hoặc thực hiện cũng không có hiệu quả. Các qui định của pháp luật về ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ như giảm thuế, xác định chi phí cho lao động nữ là chi phí hợp lí… còn chưa rõ ràng, thiếu căn cứ thực tế nên hầu hết các qui định không được thực hiện, ngược lại tạo tâm lý làm cho các doanh nghiệp ngại sử dụng lao động nữ.

Trong các văn bản pháp luật hiện hành chưa có qui định liên quan đến thời gian tham gia hoạt động kinh tế của các chủ thể là nữ, hoặc có qui định còn chưa rõ ràng, thiếu căn cứ thực tế nên hầu hết các qui định không được thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở việt nam một số kinh nghiệm nước ngoài (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)