Về quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở việt nam một số kinh nghiệm nước ngoài (Trang 87 - 89)

Hầu hết các quốc gia đều ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ về chính trị trong Hiến pháp và đạo luật về bình đẳng giới. Theo đó, pháp luật bảo đảm phụ nữ bình đẳng với nam giới trong việc bầu cử, ứng cử vào cơ quan nhà nước, bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong các cơ quan dân cử, bổ nhiệm, đề bạt phụ nữ vào vị trí lãnh đạo trong cơ quan nhà nước, tham gia thảo luận, quyết định chính sách của Nhà nước…Ở Trung Quốc, Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ cả nước được hưởng quyền về chính trị bình đẳng với nam giới. Phụ nữ thông qua các con đường và hình thức khác nhau có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội. Ở Lào, pháp luật quy định Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ có quyền về mặt chính trị ngang với nam giới. Xã hội và gia đình tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện được những quyền về chính trị. Ở Đan Mạch, phụ nữ và nam giới phải được đối xử bình đẳng trong nền hành chính công, trong hoạt động nghề nghiệp và trong các hoạt động chung khác. Sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, lao động và việc làm,.. là cơ sở để xây dựng một xã hội bình đẳng giới. Luật cơ bản về một xã hội bình đẳng giới của Nhật Bản quy định: việc xây dựng một xã hội bình đẳng giới

phải dựa trên việc bảo đảm các cơ hội để phụ nữ và nam giới cùng tham gia với tư cách là những đối tác bình đẳng trong xã hội trong việc lập kế hoạch, ra quyết định về các chính sách của Nhà nước, của chính quyền địa phương hoặc của các tổ chức tư nhân.

- Quyền bình đẳng của phụ nữ về quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước, bổ nhiệm, đề bạt vào vị trí lãnh đạo cơ quan nhà nước.

Pháp luật các nước đều ghi nhận quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong bầu cử, ứng cử vào cơ quan nhà nước (Trung Quốc, Lào, Kyggyzstan, Kosovo,..). Ở Trung Quốc, phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới về bầu cử, ứng cử. Trong số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có số lượng nữ đại biểu thích hợp. Pháp luật Hàn Quốc, Trung Quốc còn quy định việc bổ nhiệm, đề bạt phụ nữ vào vị trí lãnh đạo trong cơ quan nhà nước. Điều 16 Luật cơ bản về phát triển phụ nữ của Hàn Quốc quy định: Nhà nước và các đoàn thể tự quản địa phương phải tạo điều kiện để mở rộng sự tham gia của phụ nữ vào các công việc của Nhà nước thông qua việc tiến hành các hoạt động sử dụng, bổ nhiệm vị trí, thăng tiến, thưởng, huấn luyện nghiệp vụ cho công chức.

Quyền bình đẳng của phụ nữ trong tham gia vào các cơ quan nhà nước và quyết định chính sách được khẳng định. Pháp luật Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy... đều có quy định bảo đảm cho phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong việc tham gia vào cơ quan nhà nước và quyết định các chính sách của Nhà nước. Điều 9 Luật về các cơ sở đảm bảo sự tham gia bình đẳng cho cả nam giới và phụ nữ trong quản lý nhà nước. Nhà nước sẽ đảm bảo thông qua luật pháp, tổ chức và các phương thức khác, một tỷ lệ ngang bằng cả nam giới và phụ nữ trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ở Phần Lan, Na Uy, Kosovo, tỷ lệ phần trăm tối thiểu của cả nam giới và phụ nữ trong các cơ quan nhà nước là 40%, Đan Mạch là 50%.

Quyền bình đẳng của phụ nữ trong khiếu nại, tố cáo: Nhìn chung, pháp luật các nước đều ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ trong khiếu nại, tố cáo. Pháp luật về bình đẳng giới của Đan Mạch quy định người lao động có quyền khiếu nại về sự vi phạm các điều khoản trong hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể mà trong đó có quy định về bình đẳng trả lương, bình đẳng về việc làm, nghỉ đẻ… Điều 18 của Luật về sự phát triển và bảo vệ phụ nữ của Lào quy định: trong trường hợp cá nhân hoặc tổ chức nào có biểu hiện hạn chế, ngăn chặn hoặc xâm phạm đến quyền bình đẳng về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội hoặc gia đình, phụ nữ có quyền góp ý, khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan có liên quan để xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở việt nam một số kinh nghiệm nước ngoài (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)