. Nơi công ty bảo hiểm hoặc người thứ ba có liên quan có trụ sở hoặc cư trú
3.3.2. Hoàn thiện các quy định về xử lý xung đột pháp luật và lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán
chọn luật áp dụng đối với hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
Qua nghiên cứu các quy định pháp luật về xử lý xung đột pháp luật và lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng cũng như thực tiễn áp dụng tại Trung Quốc và Việt Nam, có thể đi đến những nhận xét khái quát sau đây:
- Pháp luật Việt Nam chưa có những quy định cụ thể về lựa chọn luật áp dụng đối với các quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Điều này có thể nhận thấy thông qua những nét căn bản sau đây:
- Pháp luật Việt Nam cho phép các bên được lựa chọn tập quán thương mại quốc tế làm nguồn luật để áp dụng, nhưng hiện tại vẫn chưa có văn bản nào cho phép một cách rõ ràng để áp dụng các thông lệ quốc tế theo kiểu Nguyên tắc Hợp đồng thương mại quốc tế.
Thứ nhất, pháp luật hiện hành của Việt Nam đối với các tiêu chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm... là chưa đầy đủ, lạc hậu với yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế. Tốc độ xây dựng tiêu chẩn hàng năm chậm, việc bổ sung các tiêu chuẩn quốc tế lại không kịp thời. Trong khi đó, những vụ kiện tụng trong khuôn khổ WTO về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm rất phức tạp, nếu không bổ sung kịp thời sẽ khó bảo vệ được doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. V
Thứ hai, pháp luật Việt Nam chưa làm rõ được trường hợp giao dịch được diễn ra giữa một chi nhánh của thương nhân nước ngoài và một doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ ba, khi điều chỉnh các giao dịch kinh doanh, pháp luật phản ánh, trực tiếp hoặc gián tiếp, những giá trị đạo đức mà người kinh doanh cần phải hành động khi quan hệ với người khác. Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh buộc chủ thể kinh doanh phải trung thực và hợp tác khi giao kết hợp đồng, người quản lý doanh nghiệp phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của doanh nghiệp.
Thứ tư, pháp luật Việt Nam chưa làm rõ được hiệu lực pháp lý của những giao dịch kinh doanh đối với đối tác nước ngoài được pháp luật, thông lệ quốc tế xem là trái pháp luật, cụ thể là những trường hợp sau đây:
+ Pháp luật Việt Nam chưa làm rõ được hiệu lực pháp lý của những giao dịch kinh doanh đối với đối tác nước ngoài nhưng trong trường hợp bị nước đó cấm vận.
+ Pháp luật Việt Nam chưa làm rõ được hiệu lực pháp lý của những giao dịch kinh doanh đối với đối tác nước ngoài nhằm rửa tiền.
+ Pháp luật Việt Nam chưa làm rõ được hiệu lực pháp lý của những giao dịch kinh doanh đối với đối tác nước ngoài nhưng nhằm tài trợ cho hoạt động khủng bố.
Để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, theo chúng tôi cần thực hiện các giải pháp sau đây:
Một là, đối với các quy định pháp luật về hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, cần:
+ Nhanh chóng bổ sung, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm đầy đủ và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
+ Pháp luật Việt Nam cần làm rõ hiệu lực pháp lý của những giao dịch kinh doanh đối với thương nhân nước ngoài bị cấm vận.
Hai là, đối với các quy định pháp luật về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, cần làm rõ giá trị pháp lý của sự ủy quyền trong trường hợp giao dịch được diễn ra giữa một chi nhánh của thương nhân nước ngoài và một doanh nghiệp Việt Nam và luật áp dụng đối với hành vi ủy quyền đó
Ba là, đối với các quy định pháp luật về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, cần:
+ Làm rõ hiệu lực của những giao dịch kinh doanh với nước ngoài có tính hợp pháp nhưng lại trái với các quy tắc đạo đức. Những hành vi hợp pháp nhưng trái với những chuẩn mực đạo đức công cộng thì không thể công nhận là có giá trị pháp lý. Trong trường hợp này, cần xác định rõ là phải trái với các chuẩn mực đạo đức nói chung.
+ Làm rõ hiệu lực pháp lý của những giao dịch kinh doanh đối với thương nhân nước ngoài nhằm rửa tiền và/hoặc nhằm tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố. Nếu chứng minh được giao dịch kinh doanh với thương nhân nước ngoài được thực hiện nhằm rửa tiền và/hoặc nhằm tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố thì cần xác định đây là giao dịch vô hiệu bởi lẽ mục đích và nội dung của giao dịch này vi phạm điều cấm của pháp luật. Đây là việc làm cần thiết bởi lẽ việc phòng chống rửa tiền và tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố là vấn đề được ghi nhận trong pháp luật và thông lệ quốc tế, trong đó các Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc. Hành vi rửa tiền và tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố là vấn
đề được ghi nhận trong pháp luật và thông lệ quốc tế coi đó là những hành vi vi phạm pháp luật bi nghiêm cấm. Mặt khác, việc thoả thuận nhằm phòng viống rửa tiền đã trở thành thói quen của nhiều doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. Tuy nhiên, sự thỏa thuận này chưa trở thành thói quen của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia giao dịch mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. Do đó, trong điều kiện doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo lập được thói quen xác lập các thỏa thuận trong hợp đồng đề bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia các giao dịch quốc tế, pháp luật Việt Nam cần bổ sung quy định nhằm ngăn cấm việc sử dụng các quỹ bất hợp pháp vào các giao dịch mua bán với nước ngoài.