Hoàn thiện các quy định về quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài kinh nghiệm so sánh pháp luật trung quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật việt nam (Trang 100 - 104)

. Nơi công ty bảo hiểm hoặc người thứ ba có liên quan có trụ sở hoặc cư trú

3.3.1. Hoàn thiện các quy định về quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoà

+ Thực hiện hợp lý các điều ước quốc tế liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài.

3.3.1. Hoàn thiện các quy định về quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài

Các nước trên thế giới có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với việc điều chỉnh quan hệ tiền hợp đồng, trong đó điển hình là cách tiếp cận của hệ thống các nước thông luật và hệ thống các nước theo hệ thống luật dân sự. Về cơ bản, pháp luật hợp đồng của Trung Quốc nói chung và Luật hợp đồng của Trung Quốc năm 1999 nói riêng cũng tiệm cận với hệ thống các nước theo hệ thống luật dân sự.

Theo đó, pháp luật điều chỉnh quan hệ tiền hợp đồng bao gồm năm nhóm: + Hiệu lực của lời mời giao kết hợp đồng

+ Các công cụ làm thuận tiện giao dịch

+ Đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng + Các hình thức xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm quan hệ tiền hợp đồng

+ Luật áp dụng đối với các quan hệ tiền hợp đồng

Pháp luật Việt Nam về quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài đã đề cập một góc độ nhất định trong số những nội dung nêu trên như một số dạng thức của lời mời để đi đến đề nghị giao kết hợp đồng, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề

nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam còn thiếu tính hệ thống, toàn diện trong việc điều chỉnh quan hệ tiền hợp đồng và còn nhiều điểm chưa phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế về hợp đồng. Hiện tại, vẫn chưa có một khung pháp luật thống nhất điều chỉnh quan hệ tiền hợp đồng. Để đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng hài hòa hóa và thống nhất hóa pháp luật về hợp đồng trên toàn thế giới, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài ở Việt Nam cũng cần làm rõ những vấn đề nêu trên.

Qua nghiên cứu pháp luật Việt Nam về quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, có thể rút ra những nhận xét sau đây:

+ Phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế về điều chỉnh các quan hệ tiền hợp đồng, pháp luật Việt Nam cũng đã quy định việc áp dụng nguyên tắc thiện chí, trung thực trong quan hệ tiền hợp đồng nói chung và quan hệ tiền hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài nói riêng. Pháp luật Việt Nam đã đề cập đến một số khía cạnh của quan hệ tiền hợp đồng như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu đã chấp nhận giao kết hợp đồng mà lại giao kết hợp đồng với người khác và gây thiệt hại, các hoạt động thương mại có liên quan đến quan hệ tiền hợp đồng như quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hội chợ, triển lãm thương mại…, nghĩa vụ bảo mật thông tin của các bên tham gia giao dịch, chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

+ Khác với thông lệ chung của các nước, pháp luật Việt Nam không chỉ ra cụ thể mối quan hệ giữa lời mời để giao kết hợp đồng và đề nghị giao kết hợp đồng, chưa làm rõ những điều kiện để lời mời giao kết hợp đồng trở thành đề nghị giao kết. Điều này dẫn đến việc xác định trách nhiệm của các bên khi đưa ra lời mời để đi đến đề nghị giao kết hợp đồng còn gặp nhiều khó khăn.

+ Pháp luật Việt Nam còn có quá ít quy định về các quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. Trong khi đó, lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật ở các nước đã cho thấy pháp luật điều chỉnh quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài bao gồm rất nhiều nội dung như hiệu lực của lời mời giao kết hợp đồng; các công cụ làm thuận tiện giao dịch; đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm quan hệ tiền hợp đồng và luật áp dụng đối với các quan hệ tiền hợp đồng.

+ Pháp luật Việt Nam nhìn chung chưa có quy định rõ ràng về chế độ trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm quan hệ tiền hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài nói riêng. Vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết như chế độ trách nhiệm đối với quan hệ tiền hợp đồng, vấn đề lỗi của người vi phạm …

+ Pháp luật Việt Nam chưa làm rõ về giá trị pháp lý của các quan hệ có tính chất tiến triển hướng tới việc giao kết hợp đồng nhưng trên thực tế hợp đồng không được giao kết.

+ Pháp luật Việt Nam chưa xác định cụ thể giá trị pháp lý của các thỏa thuận đạt được trong quá trình đàm phán hợp đồng. Pháp luật Việt Nam chưa làm rõ được giá trị của các tài liệu tiền hợp đồng, nghĩa là các tài liệu được soạn thảo trong quá trình thương lượng, đàm phán hợp đồng sau khi đã được giao kết, cũng như chưa làm rõ được mối quan hệ giữa những tài liệu tiền hợp đồng này với hợp đồng đã được giao kết.

Những phân tích trên cho thấy, việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là nội dung quan trọng trong hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài nói riêng.

Để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài cần thực hiện những biện pháp sau đây:

+ Xây dựng và ban hành quy định về lời mời đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng và giá trị pháp lý của những lời mời này

+ Xây dựng và ban hành các quy định về giá trị pháp lý của các quan hệ có tính chất tiến triển hướng tới việc giao kết hợp đồng nhưng trên thực tế hợp đồng không được giao kết

Pháp luật Việt Nam cần chỉ rõ giá trị pháp lý của những quan hệ có tính chất tiến triển hướng tới việc giao kết hợp đồng nhưng trên thực tế hợp đồng không được giao kết do một bên tự động chấm dứt và gây thiệt hại tới bên kia. Đây là những quan hệ hay xảy ra trong thực tế, tuy nhiên mức độ trách nhiệm của bên tự động chấm dứt như thế nào và việc bồi thường thiệt hại của họ ra sao là vấn đề đang còn bỏ ngỏ.

Trường hợp một bên tự động chấm dứt và gây thiệt hại tới bên kia thì bên tự động chấm dứt và gây thiệt hại cho bên kia phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

+ Xây dựng và ban hành các quy định xác định cụ thể giá trị pháp lý của các thỏa thuận đạt được trong quá trình đàm phán hợp đồng

Pháp luật Việt Nam nên được làm rõ theo hướng xác định giá trị của các tài liệu tiền hợp đồng, nghĩa là các tài liệu được soạn thảo trong quá trình thương lượng, đàm phán hợp đồng trước khi hợp đồng đã được giao kết.

+ Xây dựng và ban hành các quy định về chế độ trách nhiệm đối với những hành vi xâm phạm quan hệ tiền hợp đồng

Pháp luật Việt Nam đã thừa nhận nghĩa vụ trung thực, thiện chí trong quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa chỉ rõ các hình thức trách nhiệm đối với việc vi phạm nghĩa vụ trung thực, thiện chí trong quan hệ

tiền hợp đồng; trách nhiệm liên quan tới lời hứa hẹn được đưa ra trong quá trình đàm phán hợp đồng và trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quan hệ tiền hợp đồng, việc căn cứ vào những quy định hiện hành là không đủ. Điều này đặt ra yêu cầu là phải tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về chế độ trách nhiệm đối với các quan hệ tiền hợp đồng.

Việc xây dựng và hoàn thiện chế độ trách nhiệm đối với các quan hệ tiền hợp đồng cần được làm rõ theo ba chế độ trách nhiệm sau đây:

+ Chế độ trách nhiệm đối với việc vi phạm nghĩa vụ trung thực, thiện chí trong quan hệ tiền hợp đồng;

+ Chế độ trách nhiệm liên quan đến lời hứa hẹn được đưa ra trong quá trình đàm phán hợp đồng;

+ Chế độ trách nhiệm đối với hành vi thủ đắc không có căn cứ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài kinh nghiệm so sánh pháp luật trung quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật việt nam (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)