Các quy định về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài kinh nghiệm so sánh pháp luật trung quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật việt nam (Trang 86 - 95)

. Nơi công ty bảo hiểm hoặc người thứ ba có liên quan có trụ sở hoặc cư trú

2.3.3. Các quy định về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoà

với thương nhân nước ngoài

Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định những điều khoản nào là điều khoản bắt buộc đối với hợp đồng. Đây là quy định khác so với trước đây. Cả Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989, Bộ luật Dân sự năm 1995 và Luật Thương mại năm 1997 đều quy định những nội dung chủ yếu của hợp đồng, trong đó Luật Thương mại năm 1997 cũng quy định thêm những nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây (Điều 402 Bộ luật Dân sự):

- Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;

- Số lượng, chất lượng;

- Giá, phương thức thanh toán;

- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; - Quyền, nghĩa vụ của các bên;

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; - Phạt vi phạm hợp đồng;

- Các nội dung khác.

Cách quy định này của pháp luật Việt Nam có nét tương đồng với pháp luật Trung Quốc. Luật Hợp đồng Trung Quốc năm 1999 không quy định

về các điều khoản chủ yếu của hợp đồng mà quy định rằng, các điều khoản của hợp đồng do các bên ấn định. Theo Luật Hợp đồng Trung Quốc năm 1999, các điều khoản do các bên ấn định thông thường bao gồm: Tên của các bên và địa chỉ của họ; Đối tượng hợp đồng; Số lượng; Chất lượng; Giá cả hoặc mức thù lao; Thời gian, địa điểm và phương thức thực hiện hợp đồng; Các trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp (Điều 12).

Như vậy, pháp luật Việt Nam có sự thay đổi so với trước đây khi không quy định điều khoản chủ yếu của hợp đồng mà dành quyền thỏa thuận các điều khoản hợp đồng cho các bên. Điều này thể hiện sự tôn trọng và đề cao ý chí tự nguyện của các bênn khi thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng. Đã có nhiều trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đã có sự chủ động trong việc đàm phán với các thương nhân nước ngoài, tuy nhiên thực tế cho thấy doanh nghiệp Việt Nam còn chưa có ý thức và thiếu kinh nghiệm trong việc xác lập các điều khoản của hợp đồng với thương nhân nước ngoài. Một ví dụ cụ thể là trường hợp sau đây:

Ngày 21 tháng 3 năm 2005, công ty Dũng Hải (Việt Nam) nhận được thư chào hàng của đại diện công ty trách nhiệm hữu hạn Stemcor (SEA) có trụ sở tại 350 đường Orchard, số 18 đường Shaw House, Xingapo, và văn phòng đại diện tại số 2, Ngô Quyền, Hà Nội, về mặt hàng thép cán nóng có chiều dài "tối thiểu 600 - 1.200 mm, tối đa 1.500 - 4.000 mm, tỷ lệ cong vênh chiếm 5%/500 tấn. Ngày 1 tháng 4 năm 2005, hai bên đã ký kết hợp đồng thương mại số SP 27929 và hàng đã được chuyển về bãi hàng của công ty Dũng Hải. Nhiều điều khoản trong hợp đồng có sự bất lợi cho phía Việt Nam. Ví dụ, về giám định hàng hóa, theo hợp đồng thì hai bên bắt buộc phải mời công ty SGS giám định nếu bên mua thấy có vấn đề về chất lượng nhưng phải thực hiện ngay tại cảng. Nếu muốn mời cơ quan giám định khác thì phải được sự đồng ý của các hai bên. Công ty Dũng Hải đã mời Vinacontrol giám định, nhưng nếu không

có sự đồng ý của công ty Stemcor thì chứng thư giám định trên vô hiệu. Hợp đồng quy định thanh toán bằng thư tín dụng, bên mua phải làm mọi thủ tục thanh toán đầy đủ tại ngân hàng thì hàng mới được thông quan. Như vậy, công ty Dũng Hải đã dành toàn bộ ưu đãi về thanh toán cho bên bán. Mặt khác, điều khoản trọng tài quy định rằng, mọi tranh chấp liên quan đến hợp đồng sẽ được phân xử bởi Tòa án kinh tế Việt Nam tại Hà Nội, nhưng phần cuối lại ghi là phán quyết của trọng tài là cơ sở cuối cùng [31].

Một trường hợp tương tự khác là các bên đã thỏa thuận cơ quan giải quyết tranh chấp là Trung tâm Trọng tài quốc tế tại Xingapo nhưng điều khoản về bồi thường thiệt hại lại thỏa thuận bên nước ngoài chỉ phải bồi thường thiệt hại cho bên Việt Nam khi bên nước ngoài có lỗi, vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho bên Việt Nam và có bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. Rõ ràng với thỏa thuận này, bên Việt Nam không thể yêu cầu bên nước ngoài bồi thường thiệt hại được vì để được bồi thường, bên Việt Nam phải khởi kiện bên nước ngoài ra Tòa án, trong khi các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng cơ quan giải quyết tranh chấp là Trung tâm Trọng tài quốc tế tại Xingapo [33].

Một vấn đề khác có thể nảy sinh là các bên trong hợp đồng vẫn quy định trong hợp đồng của mình điều khoản nào là điều khoản chủ yếu là coi đó là điều khoản bắt buộc của hợp đồng. Ví dụ, các bên thoả thuận trong hợp đồng điều khoản như sau: "Thời hạn là và phải là yếu tố chủ yếu của hợp đồng này", hay "Giá cả là và phải là yếu tố chủ yếu của hợp đồng này" thì quy định này có thể được chấp nhận hay không? Điều này có nghĩa là nếu các bên thỏa thuận một điều khoản như đã nêu thì liệu sự thỏa thuận này có thể coi là phù hợp với quy định của pháp luật hay không?

Pháp luật Việt Nam khi đưa ra những điều kiện có hiệu lực đối với giao dịch đó xác định nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội (Điều 122 Bộ luật Dân sự). Việc quy

định nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội nhìn chung là phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam vẫn chưa đề cập đến một số hành vi xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây trong giao lưu quốc tế như hành vi rửa tiền, khủng bố và tác động của những hành vi này tới hiệu lực của hợp đồng.

Pháp luật Việt Nam đã có đề cập đến hành vi rửa tiền và các biện pháp chống rửa tiền. Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây:

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có;

b) Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;

c) Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có [15, Điều 3].

Pháp luật nêu lên một Danh mục các giao dịch đáng ngờ có thể là hành vi rửa tiền bao gồm: a) Các bên liên quan tới giao dịch cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán hoặc thuyết phục cá nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ không báo cáo giao dịch đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; b) Các giao dịch được thực hiện theo lệnh hay ủy quyền của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động tội phạm nằm trong danh sách thống kê và cảnh báo do Bộ Công an lập ra nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống rửa tiền và chống sử dụng tiền hay tài sản để tạo điều kiện hay tài trợ cho hoạt động phạm tội trong

hay ngoài lãnh thổ Việt Nam; c) Các giao dịch mà qua thông tin nhận dạng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế và pháp lý của các bên tham gia giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan tới cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động tội phạm nằm trong danh sách thống kê và cảnh báo do Bộ Công an lập ra nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống rửa tiền và chống sử dụng tiền hay tài sản để tạo điều kiện hay tài trợ cho hoạt động phạm tội trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam; d) Các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với số tiền có giá trị lớn không tương xứng hoặc không liên quan tới hoạt động thường ngày hay bất cứ hoạt động hợp pháp nào; đ) Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền gửi vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày, nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không; e) Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một khoản tiền lớn hay chuyển qua nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản trong một thời gian ngắn hoặc ngược lại; tiền được chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch; g) Sử dụng tín dụng thư và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị lớn, chiết khấu với giá trị cao nhằm chuyển tiền giữa các quốc gia khi giao dịch này không liên quan đến hoạt động thường xuyên của khách hàng; h) Pháp nhân không thực hiện giao dịch trong một thời gian dài trên tài khoản của mình kể từ khi mở; doanh nghiệp trong nước mở và sử dụng tài khoản ở nước ngoài dưới tên pháp nhân hoặc thể nhân nước ngoài; i) Chuyển lượng tiền lớn từ tài khoản ngoại hối của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu; k) Doanh nghiệp nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc chi trả tiền ra nước ngoài không phù hợp với tính chất hay nhu cầu của hoạt động kinh doanh; l) Các công ty bảo hiểm thường xuyên đền bù hoặc chi trả bảo hiểm với số tiền lớn cho cùng một khách hàng; m) Các tổ chức chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với các hoạt động

kinh doanh chứng khoán; n) Bất cứ giao dịch nào khác mà các định chế tài chính thấy có biểu hiện bất thường hoặc cơ sở pháp lý không đáng tin cậy.

Tuy nhiên, các quy định của pháp luật Việt Nam về chống rửa tiền vẫn còn trong quá trình hoàn thiện, có mức độ hiệu lực pháp lý thấp. Vẫn chưa có quy định nào của pháp luật Việt Nam đề cập đến chống hành vi khủng bố.

Pháp luật Việt Nam chưa làm rõ những trường hợp sau đây:

+ Hợp đồng được giao kết nhằm mục đích rửa tiền thì hợp đồng này có hiệu lực hay không?

+ Hợp đồng được giao kết nhằm tài trợ cho hoạt động khủng bố thì hợp đồng này có hiệu lực không?

Trong khi nhiều doanh nghiệp của nước ngoài đã có thói quen thỏa thuận trong hợp đồng để ngăn ngừa những giao dịch nhằm rửa tiền thì doanh nghiệp Việt Nam chưa hình thành thói quen này. Điều khoản sau đây là một trường hợp cụ thể của hợp đồng giữa hai hãng của nước ngoài nhằm ngăn ngừa giao dịch có tính chất rửa tiền:

Các quỹ và hoạt động sau đây bị ngăn cấm: Nguồn gốc của quỹ được sử dụng trong các giao dịch của các bên hoàn toàn không hợp pháp và các bên không thể sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ từ nguồn tiền của quỹ đó. Các bên không thể sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ cho bất kỳ hoạt động trái pháp luật và có tính chất lừa dối và bất kỳ giao dịch bị nghiêm cấm mà bao gồm từ rửa tiền phù hợp với pháp luật mà các bên mang quốc tịch...

Nhìn chung, các hợp đồng do các doanh nghiệp Việt Nam xác lập trong các giao dịch mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài còn sơ sài, chưa bảo đảm được quyền lợi của bên Việt Nam khi phát sinh tranh chấp.

Bên cạnh việc khẳng định nội dung của giao dịch không được trái pháp luật, pháp luật Việt Nam còn quan niệm nội dung của giao dịch không được trái đạo đức xã hội. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp

luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng (Điều 128 Bộ luật Dân sự).

Tuy nhiên, trên thực tế việc làm rõ tính hợp pháp và hợp đạo đức của giao dịch để từ đó xác định hiệu lực của giao dịch là vấn đề không đơn giản. Thực tế áp dụng pháp luật ở Việt Nam và Trung Quốc cho thấy, khi điều chỉnh các giao dịch kinh doanh, pháp luật phản ánh, trực tiếp hoặc gián tiếp, những giá trị đạo đức mà người kinh doanh cần phải hành động khi quan hệ với người khác. Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh buộc chủ thể kinh doanh phải trung thực và hợp tác khi giao kết hợp đồng, người quản lý doanh nghiệp phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của doanh nghiệp. Đây cũng là những yêu cầu của đạo đức trong kinh doanh đối với chủ thể hợp đồng hay người quản lý doanh nghiệp. Pháp luật phản ảnh và thể chế hóa các chuẩn mực đạo đức nhưng pháp luật không thể chế hóa tất cả các chuẩn mực đạo đức thành pháp luật. Do đó, tuân thủ đầy đủ pháp luật không có nghĩa là đã tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực đạo đức. Có thể thấy điều này rõ hơn qua việc xem xét các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Công ty A của Việt Nam xuất khẩu một lô hàng thủy sản sang Châu Âu nhưng bị trả về vì vượt quá hàm lượng kháng sinh cho phép theo tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu (EU). Công ty này sau đó đã xuất lô hàng đó sang một nước đang phát triển B có tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm thấp hơn. Hành vi này có thể coi là trái đạo đức nhưng vẫn hợp pháp với pháp luật nước B áp dụng một tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm thấp hơn ở nước A.

Trường hợp 2: Một đồ chơi trẻ em bị cho là nguy hiểm đối với trẻ em sử dụng nó nên bị cấm lưu thông ở nước A nhưng lại được xuất sang nước B. Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước B không quy định chặt chẽ việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như pháp luật nước A. Hành vi này là

trái đạo đức nhưng vẫn hợp pháp vì pháp luật nước B không cấm sản phẩm đó lưu thông.

Những ví dụ trên cho thấy, trong giao dịch kinh doanh với nước ngoài có những hành vi hợp pháp nhưng lại trái với các quy tắc đạo đức. Vậy trong các trường hợp nêu trên, liệu có thể quan niệm rằng những hợp đồng đã được thực hiện hợp pháp nhưng lại trái với chuẩn mực đạo đức là không có hiệu lực pháp lý hay không? Các quy định pháp luật hiện hành ở Việt Nam cũng như thực tiễn áp dụng chưa cho phép khẳng định rõ ràng điều này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ những phân tích trên đây về thực trạng pháp luật hiện hành của Việt Nam và Trung Quốc về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới của Việt Nam, pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài đóng vai trò quan trọng. Có thể khẳng định pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài đã thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài kinh nghiệm so sánh pháp luật trung quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật việt nam (Trang 86 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)