ĐIỀU KIỆN HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài kinh nghiệm so sánh pháp luật trung quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật việt nam (Trang 45 - 47)

. Nơi công ty bảo hiểm hoặc người thứ ba có liên quan có trụ sở hoặc cư trú

1.4. ĐIỀU KIỆN HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀ

VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài sau khi được giao kết hợp pháp sẽ có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Nói một cách khác, khi hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện mọi cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng. Pháp luật các nước thông thường đều qui định những điều kiện nhất định để hợp đồng có hiệu lực pháp lý. Điểm chung trong cách tiếp cận của các nước về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là đều xác định hợp đồng phải có yếu tố thỏa thuận của các bên và phải có đối tượng hợp pháp. Theo pháp luật Pháp, để hợp đồng có hiệu lực cần tuân thủ đầy đủ bốn điều kiện: Có sự thỏa thuận của các bên cam kết; Có năng lực giao kết hợp đồng; Sự cam kết có đối tượng xác thực; Nghĩa vụ có căn cứ hợp pháp. Pháp luật Indonexia cũng có cách tiếp cận tương tự như pháp luật Pháp, theo đó một thỏa thuận được coi là có hiệu lực khi đáp ứng được bốn điều kiện: có sự thỏa thuận của các bên cam kết; có năng lực xác lập thỏa thuận; có đối tượng xác thực, phải có một căn cứ hợp lý [75].

Theo truyền thống các nước theo hệ thống thông luật, để hợp đồng có hiệu lực cần thỏa mãn các điều kiện: các bên phải có năng lực pháp lý; cần phải có đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; Phải có ý định tạo ra các mối quan hệ pháp lý, phải có sự trao đổi đáng giá giữa các bên. Ngoài ra, hình thức của hợp đồng trong những trường hợp nhất định có thể là một đòi hỏi bắt buộc [28].

Như vậy, nhìn chung các nước đều qui định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật các nước có cách tiếp cận khác nhau về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Cho dù có sự khác biệt về cách tiếp cận đối với điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, nhưng nét chung có thể thấy qua sự điều chỉnh pháp luật các nước là phải có sự thỏa thuận của các bên tham gia vào hợp đồng phải có đối tượng xác định. Để sự thỏa thuận này là hợp pháp, sự thỏa thuận đó không thể được xác lập trên cơ sở bị nhầm lẫn, bị đe dọa, bị lừa

dối. Đối tượng của hợp đồng phải được các bên giao kết hợp đồng xác định cụ thể. Hợp đồng không có hiệu lực nếu việc giao kết hợp đồng trái với pháp luật, đạo đức, thuần phong mỹ tục, trật tự công cộng hoặc chính sách công cộng.

Một số nước có những qui định về năng lực của chủ thể giao kết hợp đồng (Pháp, Indonexia, các nước theo hệ thống thông luật…), về hình thức của hợp đồng (các nước theo truyền thống thông luật…)…

Sự tham gia của thương nhân nước ngoài đã làm cho quan hệ mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài có nét đặc thù so với quan hệ mua bán hàng hóa trong nước. Vì vậy, những đòi hỏi về điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài cũng có nét khác biệt với hợp đồng trong nước về chủ thể, về hình thức, về nội dung và về đối tượng của hợp đồng.

Pháp luật các nước không đưa ra một danh mục các điều kiện riêng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài mà chỉ đề cập các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nói chung. Là một chủng loại hợp đồng như các loại hợp đồng khác, hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài cũng phải thỏa mãn các điều kiện chung của hợp đồng như sự thỏa thuận, đối tượng của hợp đồng, hình thức của hợp đồng…

Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm riêng của giao dịch với thương nhân nước ngoài, ngoài những điều kiện chung đối với hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài có những nét đặc thù. Những nét đặc thù về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài có hiệu lực pháp lý thể hiện thông qua những điều kiện sau đây:

+ Điều kiện về chủ thể của hợp đồng.

+ Điều kiện về hàng hóa là đối tượng của hợp đồng. + Điều kiện về nội dung của hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài kinh nghiệm so sánh pháp luật trung quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)