. Nơi công ty bảo hiểm hoặc người thứ ba có liên quan có trụ sở hoặc cư trú
2.1.1.1. Tổng quan điều chỉnh pháp luật về hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc
2.1.1. Điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi trong quan hệ tiền hợp đồng hợp đồng
2.1.1.1. Tổng quan điều chỉnh pháp luật về hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc và Trung Quốc
Ở Việt Nam các quy định hiện hành về các quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài phần nào được đề cập trong Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Thương mại năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định của Chính phủ số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/04/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại… Các quy định trong pháp luật hiện hành của Việt Nam đó đề cập đến một số khía cạnh của quan hệ tiền hợp đồng như các lời mời để đi đến đề nghị giao kết hợp đồng thể hiện dưới các hình thức như quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hội chợ, triển lãm thương mại, nghĩa vụ bảo mật thông tin, việc ghi nhận trách nhiệm bồi thường nếu đã có đề nghị giao kết hợp đồng nhưng lại tự ý rút bỏ đề nghị này và gây thiệt hại cho phía bên kia… ở một mức độ nhất định, pháp luật Việt Nam đã tiệm cận với quan niệm chung về quan hệ tiền hợp đồng của các nước trên thế giới, ví dụ về lời mời giao kết hợp đồng, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, về xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm quan hệ tiền hợp đồng…
Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy pháp luật Việt Nam đã xác lập một số cơ sở pháp lý quan trọng đối với việc điều chỉnh quan hệ tiền hợp đồng. Những cơ sở pháp lý này thể hiện trước hết thông qua quy định về bồi thường thiệt hại, việc ghi nhận nguyên tắc trung thực, thiện chí, tự do giao kết hợp đồng, những trường hợp hợp đồng để được giao kết cần phải có sự chấp thuận trước, các quy định về quảng cáo, triển lãm, trưng bày, giới thiệu hàng hóa …
Theo đó, trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh (Khoản 2 Điều 390 Bộ luật Dân sự). Pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận nguyên tắc thiện chí, trung thực trong quan hệ dân sự theo đó, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào (Điều 6 Bộ luật Dân sự). Nguyên tắc giao kết hợp đồng cũng được ghi nhận theo đó việc giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc là tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng (Điều 389 Bộ luật Dân sự).
Cùng với cách tiếp cận nêu trên, Luật hợp đồng của Trung Quốc 1999 đã nêu rõ các nguyên tắc cơ bản khi xác lập hợp đồng như: bình đẳng (Điều 3), quyền tự nguyện giao kết hợp đồng (Điều 4), công bằng (Điều 5) và lành mạnh (Điều 6), nghĩa vụ bảo mật thông tin trong quan hệ thương mại (Điều 43).