Các quy định về thẩm quyền đại diện giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài kinh nghiệm so sánh pháp luật trung quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật việt nam (Trang 84 - 86)

. Nơi công ty bảo hiểm hoặc người thứ ba có liên quan có trụ sở hoặc cư trú

2.3.2.2. Các quy định về thẩm quyền đại diện giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoà

bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài

Cùng với việc quy định về thương nhân và thương nhân nước ngoài, pháp luật Việt Nam đó phần nào làm rõ về thẩm quyền của chủ thể giao kết hợp đồng trong các giao dịch kinh doanh-thương mại. Cụ thể là pháp luật Việt Nam đó đưa ra những quy định tương đối rõ ràng về người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Pháp luật Việt Nam không có sự phân biệt về thẩm quyền giao kết hợp đồng giữa các giao dịch thương mại trong nước và các giao dịch thương mại với thương nhân nước ngoài, mà áp dụng những quy định chung về thẩm quyền giao kết đối với cả hai loại hình giao dịch này.

Pháp luật Việt Nam có những quy định tương đối cụ thể về chế độ đại diện theo ủy quyền. Theo đó, đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch (Điều 142, 143 Bộ luật Dân sự). Pháp luật Việt Nam phân biệt trường hợp giao dịch do người không có thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện và giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện.

Giao dịch do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp

người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch (Điều 145 Bộ luật Dân sự).

Giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch. Nếu người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại (Điều 146 Bộ luật Dân sự).

Tuy nhiên, khác với pháp luật Việt Nam, pháp luật về hợp đồng của Trung Quốc đã quy định vấn đề này mềm dẻo hơn. Điều 49 của Luật hợp đồng của Trung Quốc 1999 quy định trường hợp đại diện ngầm định. Bên cạnh đó, khi quy định về việc thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, Luật hợp đồng của Trung Quốc 1999 đã sử dụng nguyên tắc "bề ngoài được

ủy quyền". Theo nguyên tắc này, khi một người khẳng định mình có quyền giao kết hợp đồng nhân danh công ty, nếu hoàn cảnh hay tập quán không cho phép bên cùng giao kết hợp đồng có thể kiểm tra lại, hợp đồng này có thể được coi là có hiệu lực. Thời hạn kiểm tra lại để phê chuẩn hợp đồng trong trường hợp này là 1 tháng (Điều 48).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài kinh nghiệm so sánh pháp luật trung quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật việt nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)