Trước hết, cần nâng cao nhận thức và tăng cưởng kỷ luật trong công tác thẩm định, thẩm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm định và thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước ở địa phương ban hành (Trang 72 - 75)

trong công tác thẩm định, thẩm tra.

Thẩm định và thẩm tra là hoạt động vô cùng quan trọng, có tác động không nhỏ đến chất lượng của toàn bộ hệ thống văn bản QPPL. Nếu công tác thẩm định, thẩm tra được thực hiện tốt sẽ nâng cao chất lượng văn bản QPPL và góp phần nâng cao uy tín của ngành tư pháp. Tuy nhiên, bản thân các cá nhân, cơ quan tham gia vào quy trình xây dựng pháp luật cũng như các cá nhân đơn vị trong cơ quan có thẩm quyền thẩm định và thẩm tra văn bản không phải tất cả đều nhận thức đầy đủ vấn đề này. Ngay một số đơn vị thẩm định, thẩm tra trong các cơ quan đó nhiều khi vẫn xem thẩm định, thẩm tra chỉ là công việc của một cá nhân, một nhóm người mà từ đó có cách thức tổ chức phân công thẩm định, thẩm tra chưa ngang tầm với vai trò, vị trí của hoạt động này. Vì vậy, cần phải nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công tác thẩm định và thẩm tra.

Không chỉ nâng cao nhận thức cho các cán bộ làm công tác thẩm định, thẩm tra mà còn phải nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác văn bản của địa phương. Đối với các cấp uỷ Đảng, lãnh đạo chính quyền địa phương phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn bản nói chung và hoạt động thẩm định, thẩm

tra nói riêng. Văn bản địa phương là những văn bản cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến người dân địa phương. Văn bản do địa phương ban hành phục vụ trực tiếp cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Một văn bản ban hành có chất lượng sẽ phát huy hiệu quả trong công tác quản lý địa phương, qua đó đánh giá được hiệu quả hoạt động của cấp uỷ Đảng, chính quyền trong nhiệm kỳ, đồng thời tăng cường trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các đơn vị chủ trì thẩm định, thẩm tra và tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thẩm định, thẩm tra. Cần tăng cường vị trí vai trò của người đứng đầu cơ quan tư pháp trong quản lý Nhà nước về công tác xây dựng và thẩm định, thẩm tra VBQPPL.. Việc ban hành một VBQPPL trước khi ban hành có thủ tục thẩm định, thẩm tra và sau khi ban hành có thủ tục kiểm tra đều do cơ quan Tư pháp thực hiện. Với việc cơ cấu lãnh đạo cơ quan tư pháp trong thành phần tỉnh uỷ viên, thành viên uỷ ban sẽ phổ biến kịp thời những chủ trương, đường lối của Đảng, chỉ đạo công tác văn bản một cách sâu sắc và có chất lượng. Có như vậy mới bảo đảm cho việc ban hành văn bản đúng với chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước và phù hợp với tình hình địa phương.

3.2.2.Đổi mới về phương pháp và cách thức tổ chức thẩm định và thẩm tra cho phù hợp với thực tiễn hiện nay

Cần sắp xếp lại tổ chức theo hướng chuyên môn hoá và tập trung đầu mối chuyên ngành, tức bố trí một đơn vị thực hiện chuyên trách công tác thẩm định, thẩm tra hoặc trong các bộ phận chức năng phải có cán bộ chuyên trách thực hiện thẩm định, thẩm tra. Đồng thời tăng cường cơ chế phối hợp để huy động trí tuệ, nguồn nhân lực trong nội bộ cơ quan tư pháp, các ban của HĐND và cả nguồn lực ngoài cơ quan. Có như vậy, khi thẩm định, thẩm tra dự thảo VBQPPL liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của đơn vị, bộ phận nào thì bộ phận đó sẽ đóng vai trò thường trực của Hội

đồng thẩm định, thẩm tra văn bản đó. Đối với những dự thảo VBQPPL có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì cần tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp thẩm định, thẩm tra liên ngành.

Song song với đó cũng cần phải tiến hành cải cách hành chính trong hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo VBQPPL của các cơ quan Tư pháp, các ban của HĐND địa phương. Xây dựng quy trình thẩm định, thẩm tra mang tính khoa học cao trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc hợp lý, khoa học, dân chủ, huy động trí tuệ tập thể. Trong đó cần đảm bảo các yêu cầu đơn giản hoá về thủ tục và áp dụng công nghệ thông tin nhằm kiểm soát quy trình, chất lượng và giảm thời gian ở những khâu không cần thiết để dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu thẩm định, thẩm tra.

Luật quy định trong quá trình thẩm định, thẩm tra, cơ quan Tư pháp và các ban của HĐND có thể mời các luật gia và chuyên gia am hiểu vấn đề chuyên môn thuộc nội dung dự thảo tham gia thẩm định, thẩm tra nhưng trên thực tế các cơ quan Tư pháp và các ban của HĐND thường tự mình thẩm định, thẩm tra mà ít khi mời các chuyên gia và luật gia kể cả đối với các dự thảo phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, có thể do thời gian thẩm định, thẩm tra ngắn hoặc kinh phí thẩm định, thẩm tra không đủ để mời. Chính vì vậy, để chất lượng thẩm định được nâng cao thì các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, các Ban của HĐND cần có cơ chế để phối hợp với các luật gia, chuyên gia đặc biệt trong việc thẩm định, thẩm tra các dự thảo VBQPPL phức tạp.

Không những thế cũng cần đặt ra chế tài đối với việc cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL không mời thành viên cơ quan Tư pháp tham gia vào quá trình soạn thảo văn bản hay mời khi ở giai đoạn cuối của việc soạn thảo. Việc mời thành viên cơ quan Tư pháp, các ban của HĐND tham gia vào quá trình soạn thảo văn bản ngay từ đầu là rất hợp lý vì như chúng ta đã biết đa phần thành viên của cơ quan tư pháp, các ban của HĐND chỉ có

trình độ chủ yếu là chuyên ngành luật, hoặc chuyên ngành riêng của ban mình, rất ít người có sự am hiểu chuyên sâu về các lĩnh vực khác của đời sống. Mà VBQPPL thì điều chỉnh các quan hệ xã hội vô cùng đa dạng và phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nên việc thành viên cơ quan Tư pháp, các ban của HĐND tham gia từ đầu vào quá trình soạn thảo sẽ giúp cho họ có cơ hội tìm hiểu thêm về lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh để tạo thuận lợi hơn khi thẩm định, thẩm tra sẽ rút ngắn thời gian nghiên cứu tìm hiểu về vấn để, lĩnh vực đó. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng việc cơ quan Tư pháp và các ban của HĐND tham gia vào quá trình soạn thảo ngay từ đầu sẽ làm mất đi tính khách quan, tính độc lập tương đối của ý kiến thẩm định, thẩm tra. Cũng không thể hoàn toàn phủ nhận quan điểm này, nhưng xét trong tổng thể không thể vì lo ngại này mà đi vào trạng thái cực đoan, cách ly, độc lập hoàn toàn giữa cơ quan thẩm định, thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm định và thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước ở địa phương ban hành (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)