Như chúng ta đã biết mức kinh phí phục vụ cho công tác ban hành văn bản nói chung và cho công tác thẩm định nói riêng hiện thực hiện theo Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tư pháp - Bộ Tài quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND. Đây là văn bản mới ban hành thay thế cho Thông tư liên tịch số 09/2007/TTLT-BTP-BTC ngày 15/11/2007 của Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng các VBQPPL của HĐND và UBND trước đây. Thông tư mới đã có những thay đổi cơ bản cũng như tăng kinh phí cho hoạt động thẩm định và thẩm tra VBQPPL ở địa phương. Đó thực sự là tín hiệu đáng mừng cho hoạt động ban hành VBQPPL ở địa phương nói chung và hoạt động thẩm định, thẩm tra nói riêng. Tuy nhiên, bản thân tôi vẫn muốn đưa ra một số ý kiến đối với vấn đề này. Cụ thể:
Một là, mức kinh phí xây dựng VBQPPL ở địa phương có thể chia
thành nhiều loại, tuỳ theo tính chất từng văn bản và điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương. Xây dựng các tiêu chí để phân loại tính chất của văn bản thẩm định, thẩm tra theo mức độ phức tạp, phạm vi ảnh hưởng, nhu cầu tổ chức Hội đồng thẩm định, thẩm tra, họp liên ngành để xác định mức kinh phí hỗ trợ phù hợp cho từng loại văn bản chứ không nên phân bổ kinh phí một cách bình quân như hiện nay. Mức kinh phí dành cho thẩm định, thẩm
cho văn bản thẩm định có nội dung phức tạp, phạm vi tác động rộng lớn cần phải mời các luật gia, chuyên gia am hiểu lĩnh vực chuyên môn là không phù hợp.
Hai là, đồng thời với việc hoàn thiện các quy định về cơ chế quản lý,