tác thẩm định và thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng ban hành.
Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Việc đầu tư và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đảm nhiệm công tác thẩm định, thẩm tra dự thảo VBQPPL là hướng đầu tư có hiệu quả, vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài. Để cho công tác thẩm định, thẩm tra được tiến hành có hiệu qủa thì cần phải nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác này, cụ thể:
Một là, bổ sung thêm số lượng cán bộ làm công tác thẩm định, thẩm tra vì hiện nay số lượng cán bộ làm công tác thẩm định, thẩm tra còn thiếu rất nhiều, đa phần là kiêm nhiệm. Ngoài công việc thẩm định, thẩm tra họ còn đảm nhận một lĩnh vực khác của xã hội, chính vì vậy không tạo nên sự chuyên sâu, chuyên nghiệp trong công việc. Việc tăng về số lượng cán bộ sẽ làm giảm sự kiêm nhiệm trong hoạt động của cán bộ, giúp họ đầu tư nhiều thời gian hơn cho công việc; Nên áp dụng một số mô hình bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ hiện đang làm công tác thẩm định, thẩm tra như: bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên ngành khác đối với những cán bộ đã tốt nghiệp chuyên ngành luật, bồi dưỡng kiến thức pháp lý đối với người đã được đào tạo chuyên ngành khác. Việc đào tạo như vậy sẽ giúp cho các cán bộ làm công tác có sự am hiểu phong phú hơn về các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo thuận lợi cho việc thẩm định, thẩm tra được khách quan và khoa học.
bằng cách tiêu chuẩn hoá chức danh “Thẩm định viên”, “Thẩm tra viên” cho đội ngũ công chức trực tiếp thực hiện thẩm định, thẩm tra dự thảo VBQPPL (về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, kỹ năng nghiệp vụ thẩm định, thẩm tra dự thảo VBQPPL) không chỉ đối với cán bộ thẩm định, thẩm tra trong nội bộ cơ quan Tư pháp và các ban của HĐND mà cả cán bộ pháp chế của các ban, ngành. Bên cạnh đó cần chú trọng việc mở các lớp tập huấn, toạ đàm, hội nghị… về công tác xây dựng văn bản, kỹ thuật soạn thảo văn bản. Đặc biệt, chú trọng việc đào tạo, tập huấn kỹ năng thẩm định, thẩm tra cho các cán bộ thẩm định, thẩm tra của các cơ quan Tư pháp và các ban của HĐND.
Bên cạnh đó, cần có những quy định mang tính hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho những cán bộ, công chức làm công tác văn bản nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mở rộng tầm hiểu biết để phục vụ công tác. Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, thẩm tra phải được ổn định và có thể xem họ là những người làm công tác chuyên sâu. Chính vì vậy, khi đã đưa công tác thẩm định, thẩm tra thành một chức danh trong các chức danh tư pháp thì cũng cần có phụ cấp như các chức danh tư pháp khác như: Thẩm phán, chấp hành viên, công chứng viên…. Điều này sẽ phần nào khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ làm công tác thẩm định, thẩm tra văn bản.
Không những thế cần phải xây dựng, biên soạn các cuốn cẩm nang hỗ trợ về kỹ thuật soạn thảo văn bản, kỹ năng thẩm định, cẩm nang về kỹ năng kiểm tra văn bản, hệ thống hoá, pháp điển hoá…Mặc dù cuốn Sổ tay nghiệp vụ soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân đã được xuất bản năm 2007 nhưng cuốn sách mới chỉ dừng lại ở khía cạnh chung chung của việc ban hành văn bản QPPL mà chưa có sự hỗ trợ chuyên sâu về kỹ năng thẩm định. Và đến năm 2011, cuốn Sổ tay Kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản
quy phạm pháp luật (Dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam VIE/02/015) ra đời đã có bước tiến mới khi hướng dẫn một cách chi tiết về quy trình kĩ thuật thẩm định văn bản. Có thể nói cuốn Sổ tay này đã ghi nhận một cách đầy đủ và hoàn thiện nhất về quy trình thẩm định VBQPPL, tuy nhiên, chủ yếu lại là VBQPPL của trung ương. Còn đối với VBQPPL do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành thì vẫn chưa được quy định rõ, nhất là hoạt động thẩm tra do các ban của HĐND thực hiện thì hầu như không có hướng dẫn cụ thể nào. Thiết nghĩ, cần phải có một cuốn cẩm nang hỗ trợ chuyên sâu về kỹ năng thẩm định và thẩm tra đối với VBQPPL do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành nhằm giúp cho hoạt động này được thống nhất và phát huy hiệu quả trên thực tiễn.
Hiện nay trong chương trình đào tạo cử nhân luật của các trường Đại học trong cả nước, sinh viên đã được tiếp cận với môn học kỹ thuật soạn thảo văn bản (xây dựng văn bản pháp luật). Nhưng môn học mới chỉ tạo cho sinh viên kiến thức nền về quy trình kỹ thuật soạn thảo, ban hành một số văn bản mà chưa có kiến thức chuyên sâu hay kỹ năng thực hành một quy trình trong cả quá trình soạn thảo và ban hành văn bản đặc biệt là kỹ năng thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, nên bổ sung nội dung “kỹ năng thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật” vào môn kỹ thuật soạn thảo văn bản trong chương trình đào tạo hoặc có thể tách ra thành một môn học riêng mang tính bắt buộc. Hiện nay, trường Đại học Luật Hà Nội là cơ sở đào tạo đầu tiên đã xây dựng nội dung “kỹ năng thẩm
định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật” thành một môn học riêng, tuy
chỉ mới mang tính chất là môn học tự chọn, nhằm giúp sinh viên khi tốt nghiệp ra trường đã được trang bị nền kiến thức và kỹ năng cơ bản về thẩm định, thẩm tra và soạn thảo văn bản, cần thiết phải có sự quan tâm nhất định đối với nội dung này, bởi lẽ sinh viên chuyên ngành luật sau khi ra trường sẽ chính là nguồn nhân lực hùng hậu cho các cơ quan xây dựng pháp luật,
pháp chế của Bộ, ngành sau này.
3.4. Tăng cƣờng các điều kiện bảo đảm đối với hoạt động thẩm định và thẩm tra dự thảo VBQPPL do cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng