Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa cơ quan Tư pháp, các ban của HĐND, cơ quan chủ trì soạn thảo, văn phòng UBND và các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm định và thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước ở địa phương ban hành (Trang 75 - 78)

ban của HĐND, cơ quan chủ trì soạn thảo, văn phòng UBND và các cơ quan khác trong quá trình thẩm định, thẩm tra, tổng hợp, tiếp thu ý kiến thẩm định, thẩm tra.

Cần phải tiếp tục tăng cường cơ chế phối hợp này vì những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, mục đích chung của cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan

thẩm định, thẩm tra là hoàn thành và tạo ra một dự thảo VBQPPL tốt đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và tính khả thi của dự thảo. Hoàn toàn không có sự đối lập về lợi ích giữa các cơ quan này trong quá trình soạn thảo mặc dù chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan có thể khác nhau. Nhưng cũng không loại trừ trường hợp vì lợi ích cục bộ của ngành, cơ quan chủ trì soạn thảo muốn đưa ra những nội dung “có lợi” trong dự thảo dù nội dung đó không đảm bảo các

yêu cầu chung nêu trên, và do đó không muốn các cơ quan liên quan trong đó có cơ quan thẩm định, thẩm tra phát hiện, nêu vấn đề. Tuy nhiên, đó chỉ là những trường hợp cá biệt nên không lấn át được mục tiêu chung, yêu cầu chung của hoạt động xây dựng VBQPPL nói chung và hoạt động ban hành VBQPPL ở địa phương nói riêng.

Thứ hai, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước ta

là vừa có sự phân công, phân nhiệm rõ, vừa có sự liên kết phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm định, thẩm tra cũng nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước nên cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc này, trong đó yêu cầu phối hợp hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cơ quan là yêu cầu cần thiết.

Thứ ba, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm định, thẩm tra có “mặt

mạnh” riêng. Ở góc độ quản lý nhà nước chuyên ngành, không cơ quan nào có thể làm tốt hơn cơ quan chủ trì soạn thảo và chúng ta đang thực hiện nguyên tắc: văn bản thuộc ngành, lĩnh vực nào thì giao cho ngành, lĩnh vực đó phụ trách. Ở góc độ bảo đảm tính pháp lý, tức tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, cách thức diễn đạt điều luật, ngôn ngữ pháp lý thì cơ quan thẩm định, thẩm tra lại là cơ quan nổi trội hơn. Căn cứ vào đặc trưng của văn bản QPPL, sự phối hợp giữa hai cơ quan này trong quá trình soạn thảo, ban hành VBQPPL là cần thiết vì lợi ích chung của tập thể, vì yêu cầu tăng cường pháp chế, trật tự kỷ cương quản lý nhà nước, quản lý xã hội như hiện nay.

Vấn đề đặt ra hiện nay là sự phối hợp giữa các cơ quan này còn lỏng lẻo, chưa đồng bộ và kịp thời, chưa đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy cần tăng cường sử dụng cơ chế họp liên ngành, trong đó cơ quan thẩm định, thẩm tra phải có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo, không chỉ ở giai đoạn tiền thẩm định, thẩm tra mà cả trong việc yêu cầu cơ quan chủ trì soạn

thảo cung cấp bổ sung thông tin về dự thảo văn bản, tham gia phiên họp thẩm định, thẩm tra để thuyết trình về dự thảo văn bản.

Đồng thời, để tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc đảm bảo tuân thủ các quy định về thời hạn gửi dự thảo thẩm định, thẩm tra, thể thức gửi hồ sơ thẩm định, thẩm tra thì cơ quan Tư pháp và các ban của HĐND cần theo dõi, tổng hợp tình hình các dự án, dự thảo gửi thẩm định, thẩm tra chậm không đúng thời hạn, sai thể thức làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thẩm định, thẩm tra để báo cáo gửi sang Văn phòng UBND, thường trực HĐND để có cơ chế chấn chỉnh cơ quan chủ trì soạn thảo. Việc đặt ra trách nhiệm cho cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc gửi chậm, gửi sai thể thức dự thảo sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ thẩm định, thẩm tra và tăng cường tính kỷ luật trong công tác ban hành văn bản QPPL nói chung.

Không những thế cơ quan Tư pháp và các ban của HĐND cần trực tiếp theo dõi việc cơ quan soạn thảo giải thích, tiếp thu ý kiến thẩm định, thẩm tra, theo dõi việc văn phòng UBND, thường trực HĐND tổng hợp, xử lý ý kiến thẩm định, thẩm tra, xử lý các ý kiến chưa thống nhất giữa các cơ quan ban ngành.. và nêu quan điểm của mình về việc thông qua hoặc không thông qua dự thảo văn bản. Vì nhiều khi ý kiến của cơ quan thẩm định, thẩm tra đã không được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu để chỉnh lý dự thảo trước khi trình chủ thể có thẩm quyền ban hành VBQPPL. Mặc dù về nguyên tắc, cơ quan soạn thảo không bắt buộc phải tiếp thu các ý kiến trong báo cáo thẩm định, thẩm tra mà chỉ nghiên cứu thấy hợp lý thì tiếp thu. Trường hợp không tiếp thu phải giải trình rõ trong tờ trình hoặc trong báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến thẩm định, thẩm tra. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng: với vai trò là cơ quan “gác cổng” giúp UBND, HĐND về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống VBQPPL, các cơ quan Tư pháp và các ban của HĐND cần có sự am hiểu

hệ thống pháp luật hiện hành để phục vụ cho công tác thẩm định, thẩm tra. Do vậy, cơ quan soạn thảo phải tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định, thẩm tra. Tôi cũng đồng tình với quan điểm này, có như vậy giá trị của thẩm định, thẩm tra mới được khẳng định và phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm định và thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước ở địa phương ban hành (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)