Về quyền lựa chọn ngôn ngữ trọng tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự do kinh doanh trong giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài khi việt nam gia nhập TPP luận văn ths luật 623801 (Trang 37 - 39)

2.2. Về quyền lựa chọn trọng tài viên, thành lập Hội đồng trọng tài, ngôn ngữ

2.2.3. Về quyền lựa chọn ngôn ngữ trọng tài

Vấn đề lựa chọn ngôn ngữ trọng tài là rất cần thiết, bởi nhiều khi các bên sai lầm khi tin rằng ngôn ngữ của hợp đồng sẽ quyết định việc lựa chọn ngôn ngữ trong tố tụng trọng tài. Cũng như hầu hết các quốc gia khác, Luật Trọng tài

thương mại và các quy tắc của các tổ chức trọng tài thường trực tôn trọng quyền tự do của các bên khi lựa chọn ngôn ngữ trọng tài, ngoại trừ một vài tiếng địa phương không phổ biến.

Ngôn ngữ trọng tài là tiếng nói, chữ viết được sử dụng trong quá trình tố tụng. Về nguyên tắc, ngôn ngữ trọng tài do các bên trong quan hệ tranh chấp thỏa thuận và quyết định trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật, trọng tài viên chỉ quyết định khi các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được.

Đối với các tranh chấp thương mại không có yếu tố nước ngoài, tức là không có bên nào là tổ chức, cá nhân nước ngoài, cũng không có tài sản ở nước ngoài và quan hệ phát sinh tranh chấp không xác lập, thay đổi, chấm dứt tại nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp này các bên không thể thỏa thuận khác và cho dù có thỏa thuận khác thì ngôn ngữ tiếng Việt vẫn được áp dụng. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên trong quan hệ tranh chấp thương mại có quyền thỏa thuận lựa chọn ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài. Hội đồng trọng tài chỉ quyết định ngôn ngữ sử dụng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận. Vấn đề đặt ra là: Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, pháp luật Việt Nam quy định chỉ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong quá trình tố tụng có làm hạn chế quyền tự do kinh doanh trong giải quyết tranh chấp thương mại thông qua phương thức trọng tài hay không? Có thể thấy quy định về việc chỉ sử dụng tiếng Việt tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại một cách nhanh nhất và tốt nhất bởi đối với các tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, các bên trong

quan hệ tranh chấp đều sử dụng thành thạo tiếng Việt sẽ thúc đẩy quá trình tố tụng diễn ra thuận lợi hơn.

Một khi tranh chấp phát sinh hoặc vào thời điểm tố tụng, các bên rất khó thỏa thuận về một ngôn ngữ chung bởi mỗi bên có thể muốn được lợi ích từ việc lựa chọn đó. Do vậy, để hạn chế gặp những khó khăn nêu trên, khi lựa chọn ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài, nếu có thể, các bên nên thỏa thuận lựa chọn ngôn ngữ mà cả hai bên cùng thông thạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự do kinh doanh trong giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài khi việt nam gia nhập TPP luận văn ths luật 623801 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)